Nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh dùng sai chính tả

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU LUẬT CHÍNH TẢ (Trang 48 - 51)

Thứ nhất: Dạy chính tả chưa kết hợp với việc rèn luyện phát âm, sửa

lỗi phát âm.

Để giúp học sinh sửa lỗi chính tả, biện pháp cần thiết và thực tế cho thấy: Thầy đọc đúng thì trò viết đúng và ngược lại, nhưng với kiểu bài trí

nhớ hay tập chép học sinh phải tự viết nên cách đọc của học sinh đã có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả bài viết của các em.

Với dạng bài chính tả nghe viết học sinh phải tiến hành 3 hoạt động cùng một lúc: Tai nghe - mồm đọc - tay viết. Do đó lời đọc của giáo viên một lần nữa được thông qua lời đọc của trò rồi mới thể hiện chữ viết trong bài chính tả. Có khi thầy đọc đúng nhưng trò không phân biệt được nên thể hiện chữ viết sai.

Thứ hai: Học sinh mắc lỗi chính tả do lối phát âm địa phương. Đó

chính là dấu ấn của phương ngôn trong chính tả, nó ảnh hưởng rất lớn đến chính tả học sinh Tiểu học bởi mỗi địa phương người dân có thói quen phát âm riêng lệch chuẩn so với hệ thống.

Đối chiếu với chính âm ta thấy cách phát âm của ba vùng phương ngữ chính còn có chỗ chưa chuẩn xác mà sai lệch rõ rệt như:

- Vùng Bắc Bộ chưa phát âm rõ các phụ âm: s/x; ch/tr/; r/gi/d - Vùng Bắc Trung Bộ chưa biết rõ thanh hỏi và thanh ngã

- Vùng Nam Bộ có hiện tượng đồng hoá hai âm đầu v/z khi phát âm: vô Nam/dô Nam

Có thể nói nội dung dạy học không sát hợp với phương ngữ, không xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi chính tả của học sinh để hình thành nội dung giảng dạy cho học sinh ở địa phương nơi mình giảng dạy. Do đó học sinh vẫn bị mắc lỗi chính tả. Từ thực trạng phát âm ngọng dẫn đến viết sai nhiều lỗi chính tả về phụ âm đầu như l/n, ch/tr, r/gi/d,

Như kết quả khảo sát là do phương ngữ, tuy nhiên điều đó cho thấy rằng bản thân giáo viên và học sinh chưa được thường xuyên rèn luyện cách phát âm cho đúng với chuẩn chính âm. Hơn nữa chưa có sự tự giác tích cực luyện tập ở mỗi cá nhân về lỗi chính tả nhất là rèn luyện cho học sinh.

Thứ ba: Bên cạnh sự tương hợp giữa âm và chữ, Tiếng Việt còn nhiều

trường hợp không bảo đảm sự tương hợp này. Đó là các trường hợp: Một âm ghi bằng tập hợp các chữ cái gh, ngh, ch, th, kh,… hoặc một âm ghi bằng nhiều chữ cách khác nhau. Ví dụ:

- “K” - “C” + nguyên âm hàng sau: a, ă, o, ô, ơ,.. - “K” + nguyên âm hàng trước: i, e, ê, yê,..

- “Q” + “u”: “qu” đứng trước âm đệm. Hay nhiều âm ghi lại một chữ. Ví dụ:

- “y” –“z”: gì… - “fv”: gà

Sự không phù hợp này là nguyên nhân gây ra lỗi chính tả cho học sinh.

Thứ tư: Học sinh mắc lỗi chính tả về phụ âm đầu còn rất phổ biến bởi

các em chưa mẫn cảm với các hình thức chính tả, chưa nhớ được một cách máy móc cách viết của từng từ với những trường hợp chính tả không có ý thức – chính tả bất quy tắc nên các em xác định không đúng cách viết nhất là đối với các em đầu cấp.

Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải nắm rõ những nguyên nhân mắc lỗi nêu trên của học sinh để có biện pháp dạy học thích hợp.

Thứ năm: Do năng lực của giáo viên. Năng lực của người giáo viên

đóng một vai trò quan trọng trong việc rèn chính tả cho học sinh. Giáo viên nói đúng, đọc đúng, dạy đúng thì học sinh cũng mới có thể viết đúng được. Tuy nhiên, không phải học sinh viết sai chính tả hoàn toàn là do giáo viên mà còn do các nguyên nhân đã nêu ở trên, đồng thời cũng phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và ý thức của các em.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU LUẬT CHÍNH TẢ (Trang 48 - 51)