Khảo sát việc dạy học luật chính tả ở Tiểu học trong chương trình SGK sau năm 2000.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU LUẬT CHÍNH TẢ (Trang 40 - 43)

SGK sau năm 2000.

* Lớp 1.

- Phân môn chính tả ở lớp 1 được dạy trong khoảng thời gian 4 tháng cuối năm học, mỗi tuần có 4 tiết tập chép. Học sinh nhìn bảng để chép lại theo cỡ chữ nhỏ, kết hợp nghe giáo viên đọc từng tiếng. Yêu cầu của bài tập chép là viết đều, liền nét, thẳng dòng và đúng chính tả, trong đó có yêu cầu về “vở sạch - chữ đẹp”.

- Tốc độ quy định: Viết được 25 đến 30 từ trong vòng 15 phút, không mắc quá 5 lỗi.

*Lớp 2.

- Các mức độ rèn luyện:

+ Chính tả đoạn, bài: Nghe - viết, nhớ - viết một bài hoặc một đoạn bài có độ dài trên dưới 40 chữ.

+ Chính tả âm, vần: Luyện viết các âm tiết dễ lẫn phụ âm đầu, vần và thanh phân biệt nghĩa các từ có những âm tiết dễ lẫn để viết đúng.

+ Viết đúng mẫu chữ, đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi/bài. Mỗi bài có 40 tiếng. Học sinh không vừa đánh vần vừa viết, có ý thức phân biệt các âm, vần dễ lẫn trên các chữ viết.

+ Đạt tộc độ viết từ 45 – 50 chữ/15 phút. Bên cạnh đó, kết hợp luyện tập chính tả với luyện cách phát âm, gọi tên và ghi các đồ vật, sự vật, làm quen với các kiểu câu, loại câu thông dụng, qua đó bồi dưỡng cho học sinh 1 số đức tính, thái độ cần thiết trong công việc như cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm.

* Lớp 3.

- Các mức độ rèn luyện:

+ Chính tả đoạn, bài: Nghe - viết, nhớ - viết một bài hoặc một đoạn bài có độ dài trên dưới 60 chữ.

+ Chính tả âm, vần: Phân biệt các âm tiết dễ lẫn phụ âm đầu, vần, thanh, viết theo trí nhớ các bài học thuộc lòng.

- Các chỉ tiêu cần đạt:

+ Viết đúng mẫu chữ, đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi/1bài/60 tiếng. Học sinh không vừa đánh vần vừa viết, có ý thức phân biết các âm, vần dễ lẫn trên các chữ viết.

+ Đạt tốc độ viết từ 60-70 chữ/15 phút.

+ Bồi dưỡng cho học sinh 1 số đức tính, thái độ cần thiết trong công việc như cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm.

* Lớp 4:

- Các mức độ rèn luyện:

+ Chính tả đoạn, bài: Nghe - viết, nhớ - viết một bài hoặc một đoạn bài có độ dài trên dưới 40 chữ.

+ Chính tả âm, vần: Luyện viết các từ có âm vần dễ viết sai chính tả do không nắm vững quy tắc của chữ quốc ngữ hoặc do ảnh hưởng tiêu cực của cách phát âm địa phương.

- Các chỉ tiêu cần đạt:

+ Viết đúng mẫu chữ, đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi/1 bài. + Đạt tốc độ viết từ 80 - 90 chữ/15 phút.

+ Kết hợp luyện chính tả với rèn cách phát âm, củng cố nghĩa của từ, trau dồi ngữ pháp Tiếng Việt, góp phần phát triển một số thao tác tư duy (so sánh, nhận xét, liên tưởng, ghi nhớ).

+ Bồi dưỡng cho học sinh 1 số đức tính, thái độ cần thiết trong công việc như: Cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm.

* Lớp 5

- Các mức độ rèn luyện:

+ Chính tả đoạn, bài: Nghe - viết, nhớ - viết một bài hoặc một đoạn bài có độ dài trên dưới 100 chữ.

+ Chính tả âm, vần: Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam và nước ngoài, có ý thức viết đúng tên cơ quan, tổ chức, danh hiệu, huân chương, giải thưởng.

- Các chỉ tiêu cần đạt: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Viết đúng mẫu, đúng chính tả không quá 5 lỗi/1 bài + Đạt tộc độ viết từ 100 - 110 chữ/ 15 phút.

+ Kết hợp luyện chính tả với rèn cách phát âm, củng cố nghĩa của từ, trau dồi ngữ pháp Tiếng Việt, góp phần phát triển một số thao tác tư duy (so sánh, nhận xét, liên tưởng, ghi nhớ)

+Bồi dưỡng cho học sinh 1 số đức tính, thái độ cần thiết trong công việc như: cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm.

Với các nội dung chủ yếu này, hệ thống bài tập trong SGK hiện nay nhìn chung đã kế thừa được những ưu điểm của SGK chương trình cải cách giáo dục về nội dung, các yêu cầu kỹ năng chính tả cũng như cách trình bày các bài chính tả… đồng thời SGK mới cũng đã chính xác hóa một số khái niệm như thay cách gọi hình thức chính tả “nghe - đọc” như trước đây thành “nghe - viết”, không dùng cách gọi “chính tả so sánh” khi gọi tên loại hình bài tập chính tả, bởi so sánh được hiểu là một thao tác hơn là một dạng thức trình bày.

Ngoài ra SGK mới còn thể hiện đầy đủ hơn các nội dung chính tả, chẳng hạn nội dung viết hoa được đưa vào một cách hệ thống hơn; việc giải quyết các bất hợp lý của chính tả Tiếng Việt như cách viết i thay cho y trong 1 số trường hợp không làm thay đổi cách đọc, cách viết dấu thanh, dấu câu… cũng được quan tâm đúng mức. Quan điểm giao tiếp, tích hợp, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh cũng được thể hiện rõ qua việc lựa chọn nguyên liệu và thiết kế các kiểu bài cho mỗi học kì mồi lớp.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU LUẬT CHÍNH TẢ (Trang 40 - 43)