Trong nền kinh tế thị trường việc mua chịu, bán chịu là điều khó tránh khỏi.
Doanh nghiệp có thể sử dụng các khoản phải trả khi đến kỳ hạn thanh toán như một nguồn vốn bổ sung để tài trợ cho các nhu cầu tài sản lưu động ngắn hạn và đương nhiên doanh nghiệp cũng bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn. Việc bán chịu sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiêu thụ được sản phẩm đồng thời góp phần xây dựng mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với khách hàng. Tuy nhiên nếu tỷ trọng các khoản phải thu quá lớn trong tổng số tài sản lưu động thì nó sẽ gây ra những khó khăn cho doanh nghiệp và làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp. Quản trị các khoản phải thu tốt, tức là hạn chế mức tối thiểu lượng tài sản lưu động bị chiếm dụng sẽ làm giảm số ngày của chu kỳ thu tiền bình quân, thúc đẩy vòng tuần hoàn của tài sản lưu động. Đồng thời sẽ làm giảm các chi phí quản lý nợ phải thu, chi phí thu hồi nợ, chi phí rủi ro...
Trong chính sách tín dụng thương mại doanh nghiệp cần đánh giá kỹ ảnh hưởng của chính sách bán chịu đối với lợi nhuận của doanh nghiệp. Đồng thời để hạn chế mức thấp nhất mức độ rủi ro có thể gặp trong việc bán chịu doanh nghiệp có thể xem xét trên các khía cạnh mức độ uy tín của khách hàng, khả năng trả nợ của khách hàng,… gọi chung là phân tích tín dụng khách hàng. Trước khi doanh nghiệp cấp tín dụng cho khách hàng thì công việc đầu tiên phải làm là phân tích tín dụng khách hàng. Khi phân tích tín dụng khách hàng người ta thường đề ra các tiêu chuẩn, nếu khách hàng đáp ứng được các tiêu chuẩn đó thì có thể được mua chịu. Các tiêu chuẩn người ta có thể sử dụng để phân tích tín dụng khách hàng là:
* Uy tín, phẩm chất của khách hàng: Nói lên uy tín của khách hàng qua các lần trả nợ trước, tinh thần trách nhiệm của khách hàng trong việc trả nợ đối với doanh nghiệp và các doanh nghiệp khác.
* Vốn: Tiêu chuẩn này dùng để đánh giá sức mạnh tài chính của khách hàng. * Khả năng thanh toán: Đánh giá các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của khách hàng và bảng dự trù ngân quỹ của họ.
* Thế chấp: Các tài sản mà khách hàng thế chấp để đảm bảo trả nợ.
* Điều kiện kinh tế: Phân tích về tiềm năng phát triển của khách hàng trong tương lai.
Nếu doanh nghiệp đủ các điều kiện và được chấp nhận cho mua chịu thì doanh nghiệp phải tiến hành xác định thời kỳ tín dụng thương mại và công cụ tín dụng thương mại được sử dụng. Thời kỳ tín dụng thương mại là khoảng thời gian doanh nghiệp cho phép khách hàng nợ. Thời gian này khác nhau tuỳ thuộc ngành nghề kinh doanh, quy định của doanh nghiệp và thoả thuận của hai bên. Thường thì doanh nghiệp đưa ra một tỷ lệ % chiết khấu nhất định để nếu khách hàng trả tiền đúng hạn sẽ được hưởng chiết khấu đó nhằm khuyến khích khách hàng trả tiền sớm. Để giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu hạn chế rủi ro và các chi phí không cần thiết phát sinh làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, doanh nghiệp cần coi trọng các biện pháp chủ yếu sau:
Phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu trong và ngoài doanh nghiệp và thường xuyên đôn đốc để thu hồi đúng hạn.
Có biện pháp phòng ngừa rủi ro không được thanh toán (lựa chọn khách hàng, giới hạn giá trị tín dụng, yêu cầu đặt cọc...)
Tiến hành xác định và trích lập dự phòng phải thu khó đòi vào chi phí sản xuất kinh doanh. Quỹ này có thể được sử dụng trong trường hợp có khoản phải thu của doanh nghiệp nhưng không thể thu hồi được thì doanh nghiệp sẽ trích từ quỹ ra để bù vào với mục đích bảo toàn vốn kinh doanh cho doanh nghiệp.
Có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng, nếu vượt quá thời hạn thanh toán theo hợp đồng sẽ bị phạt hoặc được thu lãi suất như lãi suất quá hạn của ngân hàng. Hiện nay ở nước ta còn chưa có luật rõ ràng về vấn đề này. Tuy nhiên đối với các nước phát triển thì họ đã có luật để bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp trong trường hợp không đòi được nợ. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần quan tâm đến vấn đề này để khi có luật có thể áp dụng được ngay hoặc trong trường hợp làm ăn với các đối tác nước ngoài có thể áp dụng.
Phân loại các khoản nợ quá hạn, tìm nguyên nhân của từng khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp như gia hạn nợ, thỏa ước xử lý nợ, xoá một phần nợ cho khách hàng, hoặc yêu cầu tòa án giải quyết.
63
Hiệu quả khoản phải thu có thể được đánh giá qua mẫu hình phải thu. Mẫu hình này là tỷ lệ % của doanh thu bán hàng trả chậm vẫn chưa thanh toán trong tháng ghi nhận doanh thu và các tháng tiếp theo.
Một chính sách tín dụng thương mại được xây dựng cẩn thận dựa trên việc so
sánh lợi ích tăng thêm từ doanh thu tăng, giá bán cao với các chi phí liên quan đến việc thực hiện chính sách tín dụng tăng tương ứng sẽ làm tăng lợi nhuận của công ty. Sử
Nhóm rủi ro
Khả năng thanh toán lãi 4
>47 1
Khả năng thanh toán 11 40 – 47 2 nhanh Số năm hoạt động 1 32 – 39 3 24 – 31 4 <24 5
Ta có thể đánh giá uy tín của các khách hàng của công ty qua mô hình điểm tín dụng này:
Bảng 3.3. Điểm tín dụng một số khách hàng của công ty năm 2012
Tên khách hàng
Điểm tín dụng Nhóm rủi ro
Công ty cổ phần vận tải xe khách Hải Dương 111,23
1
Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại Hồng Hải 71,45
Taxi Mai Linh Hải Dương 41,03
2
(Nguồn: Số liệu thu thập được từ phòng tài chính)
Ta thấy công ty có 2 khách hàng được xếp vào nhóm rủi ro thứ 1, tức là mức độ rủi ro thấp nhất, 1 khách hàng xếp vào nhóm rủi ro thứ 2. Do vậy, công ty hoàn toàn có thể tin tưởng vào uy tín cũng như khả năng chi trả để tiếp tục cấp tín dụng cho những khách hàng này vào năm tiếp theo.
64