Phân tích mức độ nhạy cảm với thị trường (S)

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG MÔ HÌNH CAMELS ĐỂ PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA VIB GIAI ĐOẠN 20112013 (Trang 47 - 52)

- Về năng lực điều hành của ban lãnh đạo:

2.3.2Phân tích mức độ nhạy cảm với thị trường (S)

Năm 2013 Tỷ trọng

2.3.2Phân tích mức độ nhạy cảm với thị trường (S)

- Thứ nhất, quản trị rủi ro thị trường: Rủi ro lãi suất

Các hoạt động của VIB chịu rủi ro về biến động lãi suất khi tài sản thu lãi và nợ phải trả chịu lãi đáo hạn tại những thời điểm khác nhau với những giá trị khác nhau. Một số tài sản không có kỳ hạn cụ thể hoặc rất nhạy cảm với lãi suất không tương ứng với từng khoản nợ phải trả cụ thể.

Quản lý rủi ro lãi suất

Việc đánh giá rủi ro lãi suất được đo lường dựa trê mô hình tái định giá (Repricing model) để phân tích và xem xét thông qua 2 cách thứ chính:

Phân tích thay đổi về thu nhập lãi ròng: dựa trên phương pháp tính lãi cộng dồn về lãi suất theo các kịch bản khác nhau. Cách thức phân tích thay đổi về thu nhập lãi ròng được xem xét tác động trong ngắn hạn.

Phân tích ảnh hưởng giá trị vốn kinh tế (EVE): giá trị này thể hiện tác động của các biến động về lãi suất lên giá trị kinh tế của tài sản có, tài sản nợ trong nội bảng và các tài sản trên bảng mục ngoại bảng. Cạc thức phân tích ảnh hưởng giá trị vốn kinh tế được xem xét tác động trong dài hạn tới VIB đối với những biến động của lãi suất.

Bảng dưới đây trình bày các tài sản và nợ phải trả của VIB được phân loại theo kỳ hạn tính từ ngày kết thúc niên độ kế toán đến ngày xác định lại lãi suất gần nhất hoặc theo ngày đáo hạn của hợp đồng:

Dựa vảo bảng trên, ta tính được với mức tăng 1% của lãi suất giả định vào cuối năm 2013 sẽ làm giảm lợi nhuận sau thuế là 152,931 tỷ đồng, cao hơn so với 92,003 tỷ vào đầu năm 2013. Điều này cho thấy với cơ cấu các tài sản mà ngân hàng đang đầu tư hiện tại sẽ chịu tác động nặng nề của sự thay đổi lãi suất hơn.

Rủi ro tiền tệ

Rủi ro tiền tệ là rủi ro mà giá trị của các công cụ tài chính bị biến động xuất phát từ biến động tỷ giá. Các khoản cho vay của VIB chủ yếu là đồng Việt Nam và Đô la Mỹ. Ngoài ra, ngân hàng có một số tài sản khác bằng ngoài tệ ngoài VND và USD như EUR….

Quản lý rủi ro tiền tệ:

VIB thiết lập mức trạng thái cho từng loại tiền tệ dựa trên hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ của VIB và các quy định của NHNN Việt Nam. Trạng thái đồng tiền được quản lý hàng ngày và chiến lược phòng ngừa rủi ro được VIB sử dụng để đảm bảo trạng thái đồng tiền được duy trì trong hạn mức đã thiết lập.

Với giả định các biến số, đặc biệt là lãi suất, không thay đổi, ta tính được, nếu USD tay đổi 1% so với VND sẽ ảnh hưởng tới 307 triệu VND lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu của VIB; tương tự đối với EUR là 478 triệu đồng.

- Thứ hai, trên cấu trúc bảng cân đối kế toán:

Rủi ro lãi suất gây ra tác động tiêu cực đến thu nhập, vôn của VIB do những biến động lãi suất. Rủi ro lãi suất phát sinh khi có sự chênh lệch về thời hạn giữa tài sản có nhạy cảm lãi suất và tài sản nợ nhạy cảm lãi suất được huy động tài trợ cho các tài sản có đó. Các hoạt động chính của VIB tạo rủi ro lãi suất là hoạt động cho vay, huy động và đầu tư tài chính.

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tiền gửi và đi vay các tổ chức tín dụng khác 29.6 17.29 24.76

Tiền gửi khách hàng 45.54 60.07 56.25

Vốn chủ sở hữu 8.42 12.87 10.38

Tiền gửi và tiền vay từ các tổ chức tín dụng khác luôn duy trì một tỷ lệ khá cao trên tổng tài sản, chiếm từ 17 đến gần 30% tổng nguồn vốn. Riêng năm 2012, nhờ các chính sách khuyến khích huy động vốn, lượng tiền gửi khách hàng đã chiếm đến trên 60% tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, do lãi suất huy động thời điểm này rất cao, có những lúc lên đến 14-15%/năm, đã ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của ngân hàng. Sang đến năm

2013, do lãi suất huy động giảm nhanh chóng, từ 14% đầu năm 2012 xuống chỉ còn từ 7- 8% nên ngân hàng gặp khó khăn trong huy động vốn từ các khoản tiền gửi khách hàng và có xu hướng sử dụng các khoản đi vay từ các tổ chức tín dụng khác nhiều hơn.

Đối với ngành ngân hàng nói chung, tỷ lệ vốn chủ sở hữu thông thường chỉ khoảng từ 5-8%. Tuy nhiên, đối với VIB, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ngân hàng luôn trên 8% trong giai đoạn từ 2011 đến 2013 và đỉnh điểm lên tới 12,87% năm 2012. Về mặt quản trị rủi ro thì việc tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao là rất tốt, giúp ngân hàng có thể đương đầu với các rủi ro khi thị trường biến động tuy nhiên với chỉ số đòn bẩy tài chính khá thấp sẽ ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của ngân hàng. Ngoài ra, ta có thể thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng giảm từ 2011 đến 2013, một phần là do khó khăn chung của ngành ngân hàng, và là chiến lược cắt giảm hoạt động nhằm giảm thiểu các tác động của những biến động thị trường.

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tiền gửi TCTD 29.57 11.34 10.36

Cho vay 44.16 51.23 44.64

Chứng khoán đầu tư 21.08 21.22 28.09

TSCĐ 0.30 0.62 0.47

Từ năm 2011 đến 2013, ngân hàng cũng thay đổi cơ cấu tài sản, thay vì gửi các TCTD khác, ngân hàng đã tích cực đầu tư vào các chứng khoán thanh khoản như chứng khoán chính phủ, tín phiếu kho bạc và các trái phiếu công ty có uy tín. Từ năm 2011 đến năm 2013, lượng tiền gửi vào các tổ chức tín dụng đã giảm mạnh từ xấp xỉ 30% xuống chỉ còn 10,37% tổng tài sản, trong khi lượng chứng khoán đầu tư lên tới trên 28%. Việc đầu tư nhiều vào các chứng khoán thanh khoản đã làm giảm áp lực thanh khoản lên VIB, đồng thời tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho ngân hàng với lãi suất ít biến động (lãi suất trên trái phiếu, tín phiếu…. dao động từ 5,5 đến 14,35%)

Ngoài ra, ngân hàng tiếp tục mua sắm thêm tài sản cố định, làm tỷ trọng tài sản cố định có xu hướng tăng từ 0,3% năm 2011 lên tới 0,62% năm 2012. Năm 2013, tỷ trọng này giảm xuống 0,47%, tuy nhiên không phải là do ngân hàng bán tài sản do thiếu thanh khoản mà là do các tài sản vô hình của VIB giảm giá mạnh, như các phần mềm kế

toán…, trong khi các tài sản hữu hình vẫn tiếp tục được mua sắm để phục vụ hoạt động kinh doanh.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG MÔ HÌNH CAMELS ĐỂ PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA VIB GIAI ĐOẠN 20112013 (Trang 47 - 52)