Phân tích khả năng sinh lờ

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG MÔ HÌNH CAMELS ĐỂ PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA VIB GIAI ĐOẠN 20112013 (Trang 32 - 42)

- Về năng lực điều hành của ban lãnh đạo:

2.2.4Phân tích khả năng sinh lờ

Lợi nhuận là thước đo hiêu quả để đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp nói chung và của NHTM nói riêng. Để có cái nhìn tổng quát về tăng trưởng lợi nhuận của VIB, chúng ta cần theo dõi tốc độ tăng trưởng trong dài hạn của ngân hàng, cụ thể như sau:

Từ năm 2010 đến năm 2013 kết quả kinh doanh của VIB là không tốt, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng giảm: Năm 2012 lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 700.763 tỷ đồng giảm 17% so với năm 2011 và đặc biệt là đến năm 2013 lợi nhuận trước

thuế của VIB chỉ đạt 81 tỷ đồng giảm gần 90% so với năm 2012 và sau khi trừ thuế, lợi nhuận của VIB chỉ còn 50,248 tỷ đồng chưa bằng 1/10 so với năm 2012 (đạt 520,389 tỷ đồng).

Nguyên nhân: giai đoạn 2011-2013 ngân hàng VIB đã thực hiện chiến lược thận trọng nhằm phù hợp với diễn biến thị trường và đảm bảo thực hiện nghiêm túc các chủ trương và chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước.

Qua đó có thể thấy giai đoạn 2011-2013 dù kết quả kinh doanh của ngân hàng không mấy khả quan tuy nhiên nó phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng là chấp nhận hy sinh lợi nhuận để nhằm thực hiện phát triển ngân hàng theo hướng bền vững và an toàn.

Bảng: Chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của VIB giai đoạn 2011-2013

Khả năng sinh lời

Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

VIB Ocean bank TB ngành VIB Ocean bank TB ngành VIB Ocean bank TB ngành ROA 0.07 % 0.29% 0.49% 0.64% 0.38% 0.62% 0.67% 0.83% 1.02% ROE 0.61% 4.27% 5.18% 6.3% 5.33% 6.31% 8.66% 11.8% 10.64% NIM 2.88% 2.34% 4.22% 2.82% 4.25% 3.12% N-NIM 0.81% 0.078% 0.34% -0.233% -0.23% -0.077% NOI 0.11% 0.35% 0.87% 0.49% 0.89% 1.09%

Nhận xét: Nhìn vào bảng chỉ tiêu ta thấy các chỉ tiêu của ngân hàng VIB có xu

hướng giảm từ năm 2011 đến năm 2013 , luôn ở mức thấp hơn trung bình ngành và đặc biệt có sự giảm sút đột ngột ở năm 2013 cụ thể:

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần NIM:

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng từ nguồn thu từ lãi so với tốc độ tăng của chi phí. Từ năm 2011 đến năm 2013 thì tỷ lệ thu nhập lãi thuần có xu hướng giảm, năm 2012 ở mức 4.22% mặc dù có tăng nhẹ ở so với năm 2011 nhưng đến năm 2013 tỷ lệ này lại giảm rất mạnh chỉ đạt 2.88% tuy nhiên chỉ tiêu này vẫn cao hơn so với ngân hàng Oceanbank đây có thể là dấu hiệu không tốt cho ngân hàng cho thấy ngân hàng chưa tối đa được nguồn thu từ lãi và khả năng kiểm soát chi phí trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng chưa tốt.

Nguyên nhân: Do thu nhập lãi thuần và tài sản sinh lời liên tục giảm từ năm 2011 đến năm 2013 nhưng tốc độ giảm của thu nhâp lãi thuần lớn hơn.

Thu nhập lãi thuần là tiền lãi và phí thu được từ hoạt động cho vay và đầu tư chứng khoán.

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Thu nhập lãi và cá khoản

thu nhập tương tự từ: Tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng

138.372 879.414

Cho vay khác hàng 3,470.547 5,446.713

Các khoản đầu tư chứng khoán nợ

1,156.506 2,326.665

Các hoạt động khác 24.356 37.978

Tổng 4,790.141 8,710.770

Trong thu nhập lãi, có thể thấy nguồn mang lại chủ yếu lợi nhuận cho VIB đó là từ hoạt động thu lãi từ cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng lớn và có sự giảm sút so với năm 2012 là 1,976.166 tỷ đồng, sự suy giảm này là do hoạt động cho vay của ngân hàng giảm sút do ngân hàng đang theo đuổi chinh sách thận trọng qua đó ngân hàng đã chủ động kiểm soát hoạt động cấp tín dụng với khẩu vị rủi ro mới và bộ máy quản trị rủi ro tín dụng đươc tăng cường đồng thời nâng cao mức trích lập rủi ro nhằm đảm bảo an toàn hệ thống.

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012

Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự

Các khoản tiền gửi (2,429.125) (4,609.815)

Cá khoản tiền vay (358.640) (155.107)

Phát hành giấy tờ có giá (2.375) (901.904)

Các hoạt động khác (4.343) (5.244)

(2,854.843) (5,722.070)

Các khoản chi phí về lãi có xu hướng giảm là do hoạt động huy động vốn của ngân hàng giảm và mặt bằng lãi suất huy động cũng giảm.

Trong tình trạng diễn biến khó khăn của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng cùng với đó là tình trạng tín dụng thắt chặt từ phía ngân hàng nhà nước thì hoạt động của VIB ở mảng huy động vốn và cho vay đang có xu hướng tốt lên mặc dù vân chưa đạt được một số chỉ tiêu cơ bản như kế hoạch các năm.

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi ròng N-NIM

Nhận xét: Từ năm 2011 đến năm 2013 thì tỷ lệ thu nhập ngoài lãi thuần có xu hướng tắng qua các năm và ở mức cao hơn so với ngân hàng Oceanbank, năm 2012 tỷ lệ

thu nhập ngoài lãi thuần của VIB đạt 0.34% tăng 0.57% so với năm 2011 (-0.23%) và đến năm 2013 thì tỷ lệ này ở mức 0.81% tăng 0.5% so với năm 2012.

N-NIM tăng là do thu nhập ngoài lãi thuần tăng và tổng tài sản bình quân giảm

Tỷ trọng thu nhập ngoài lãi thuần:

Chi tiêu 2013 2012 2011

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 322,282 233,141 253,952

Chi phí hoạt động dịch vụ (131,285) (106,201) (89,408)

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 190,997 126,940 164,544

Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối

và vàng 53,948 38,199 23,026

(Lỗ)/ Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư

(62,540) (31,110) 233,446

Thu nhập từ hoạt động khác 52,848 414,010 248,645

Chi phí hoạt động khác (458,468) (284,163) (96,743)

(Lỗ)/ Lãi thuần từ hoạt động khác (405,620) 129,847 151,902

Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 7,942 8,410 5,070

Tổng thu nhập ngoài lãi thuần (215,273) 272,286 577,988

Từ năm 2011 đến năm 2013 thu nhập ngoài lãi thuần có xu hướng tăng lên đặc biệt là trong hoạt động mua bán và đầu tư chứng khoán sau 2 năm 2011 và 2012 thua lỗ là 62.540 tỷ đồng và 31.110 tỷ thì đến năm 2013 đã bắt đầu lãi 233.446 tỷ đồng, ngoài ra thu nhập từ các hoạt động khác hoạt động dịch vụ cũng khá ổn định đây là thành công của ngân hàng để hướng tới mô hình hoàn thiện, toàn diện và hiện đại, ngân hàng cần chú trọng hơn tới các dịch vụ ngoài lãi, mở rộng đối tượng khách hàng và danh mục sản phẩm thay vì quá chú trọng tới mảng hoạt động tín dụng, đây cũng là xu hướng trong thay đổi hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Tỷ lệ thu nhập hoạt động thuần NOI

Tỷ lệ thu nhập hoạt động thuần từ năm 2011 đến năm 2013 có xu hướng giảm, năm 2012 giảm 0.02% so với năm 2011 và đến năm 2013 thì NOI của VIB đạt 0.11% giảm đến 0.76% so với năm 2012 cũng giống với xu hướng giảm dần qua các năm của ngân hàng Oceanbank điều này cho thấy hiệu quả hoạt đông của tài sản của ngân hàng, mức độ ổn định của cá khoản thu thường xuyên của VIB không cao nguyên nhân là do lợi nhuận

trước thuế của ngân hàng và tài sản bình quân giảm trong đó tốc độ giảm của lợi nhuận trước thuế lớn hơn

Lợi nhuận trên VCSH ROE:

Từ năm 2011 đến năm 2013 ta thấy lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng VIB giảm mạnh qua đó năm 2012 thì ROE chỉ đạt 6.3% giảm 2.36% so với năm 2011 tuy nhiên vẫn cao hơn so với ngân hàng Ocean bank và đến năm 2013 thì ROE chỉ còn đạt ở mức 0.61% thấp hơn rất nhiều so với trung bình ngành là 0.49% điều đó làm cho thu nhập mà các cổ đông nhận được từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng giảm và mức độ hấp dẫn và sức cạnh tranh của ngân hàng bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân: ROE giảm do 2 nhân tố là lợi nhuận sau thuế giảm và vốn chủ sở hữu bình quân của ngân hàng tăng cụ thể:

Lợi nhuận sau thuế:

-Từ năm 2011 đến năm 2012 lợi nhuận sau thuế của VIB đạt 520.389 tỷ đổng giảm 18.56% so với năm 2011 ( lợi nhuận sau thuế đạt 638.995 tỷ) và đến năm 2013 lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đột ngột giảm mạnh chưa bằng 1/10 so với năm 2012 và chỉ đạt 50.248 tỷ đồng.

-Mặc dù từ năm 2011 đến năm 2013, ngân hàng đã cố gắng tiết giảm tối đa chi phí nhưng chi phí dự phong rủi ro vẩn còn cao tuy năm 2012 đã giảm so với năm 2011 nhưng đến năm 2013 dự phòng rủi ro lại tăng mạnh gần 127 tỷ đồng lên gần 871 tỷ, do tình hình kinh tế khó khăn các doanh nghiệp gặp khó trong hoạt động kinh doanh của mình khi đó, buộc các ngân hàng phải trích lập nhiều hơn do chất lượng các khoản vay suy giảm qua đó góp phần làm lợi nhuận giảm sút.

-Bên cạnh đó thì tăng trưởng tín dụng của ngân hàng giai đoạn 2011-2013 ở mức thấp và trong năm 2013 tăng trưởng tín dụng cả năm chỉ đạt 3,8% cũng là lý do khiến lãi của VIB đạt mức khiêm tốn. Bởi trước nay, mảng tín dụng của các ngân hàng vẫn chiếm tới 80% tổng thu nhập, nên sự sụt giảm trong hoạt động kinh doanh truyền thống này đã tác động mạnh vào suy giảm chung của lợi nhuận.

Qua đó có thể thấy giai đoạn 2011-2013 dù kết quả kinh doanh của ngân hàng không mấy khả quan tuy nhiên nó phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng là chấp nhận hy sinh lợi nhuận để nhằm thực hiện phát triển ngân hàng theo hướng bền vững và an toàn.

Vốn chủ sở hữu:

Từ năm 2011 đến năm 2012 VIB ghi nhận sự tăng trưởng của vốn chủ sở hữu qua đó năm 2012 thì vốn chủ sở hữu của ngân hàng đạt 8371.863 tỷ tăng 211.397 tỷ đồng tương ứng với 2.59%. tuy nhiên sang đến năm 2013 thì vốn chủ sở hữu của ngân hàng lại giảm chỉ còn 7982.626 tỷ đồng giảm 4.64% so với năm 2012 nguyên nhân là do lợi nhuận chưa phân phối của năm 2013 ở mức rất thấp tuy nhiên thì xét về mặt bình quân thì vốn chủ sở hữu vẫn liên tục tăng qua các năm điều đó đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, là cơ sở để tổ chức, điều chỉnh các hoạt động kinh doanh và uy tín của ngân hàng được cải thiện.

Tỷ trọng vốn chủ sở hữu của VIB

Chỉ tiêu Tỷ trọng so với VCSH

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Vốn của TCTD 83.37% 81.26% 85.22%

Các quỹ 8.49% 12.40% 13.95%

Lợi nhuận chưa

phân phối 8.14% 6.34% 0.83%

Nhìn vào bảng ta thấy, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong vốn chủ sở hữu vẫn là vốn của TCTD, đây là nguồn vốn ổn định của ngân hàng thể hiện năng lực tài chính cũng như khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

Mặt khác thì từ năm 2011 đến năm 2013 thì tỷ lệ trích lập các quỹ dự trữ của ngân hàng tăng một phần là để thực hiện theo Nghị định 57/2012 của chính phủ là trước khi phân phối lợi nhuận các ngân hàng phải lập các quỹ dự trữ như: quỹ dự trữ bổ sung vốn cổ phần (5% lợi nhuận sau thuế), quỹ dự phòng tài chính (10% lợi nhuận sau thuế còn lại), …. Một phần khác cũng thể hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng nhằm nâng cao tính tự chủ và an toàn cho hệ thống.

Phân tích Dupont:

Năm 2011: ROE=638,995/12,209,567/95,388,235 x 95,388,235/7,376,613.5 =5.23% x 12.80% x 12.93=8.66% Năm 2012:ROE=520,389/9,373,420 x 9,373,420/80,986,474 x 80,986,474/8,265,764.5 =5.55% x 11.57% x 9.39=6.30% Năm 2013:ROE=50,248/5,554,280 x 5,554,280/70,949,038 x 70,949,038/8,177,044.5 =0.90% x 7.83% x 8.68 =0.61%

Các nhân tố ảnh hưởng đến ROE năm 2011-2012

Năm 2012 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm 2.36% so với năm 2011 là do ảnh hưởng tác động của 3 nhân tố:

+ Tỷ lệ sinh lời hoạt động NPM tăng làm cho ROE tăng: (5.55% - 5.23%) x 12.80% x12.93=0.53%

+TỶ lệ hiệu quả sử dụng tài sản AU giảm làm ROE giảm: 5.55%x (11.57%-12.8%)x12.93=-0.88%

+Tỷ trọng vốn chủ sở hữu EM giảm làm ROE giảm: 5.55%x11.57%x(9.39-12.93)=-2.27%

Các nhân tố ảnh hưởng đến ROE năm 2012-2013:

Năm 2013 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm 5.69% so với năm 2012 là do ảnh hưởng tác động của 3 nhân tố:

+ Tỷ lệ sinh lời hoạt động NPM giảm làm cho ROE giảm: (0.9%-5.55%) x 11.57% x 9.39= -5.05%

+Tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản AU giảm làm ROE giảm: 0.9% x (7.83% - 11.57%) x 9.39= -0.32%

+Tỷ trọng vốn chủ sở hữu EM giảm làm ROE giảm: 0.9% x 7.83% x ( 8.68- 9.39) = -0.05%

Nhận xét:

Qua kết quả so sánh mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến ROE qua từng năm ta thấy các nhân tố NPM, AU, EM đều tác động giảm lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE.

Năm 2012: ROE giảm là do hiệu quả sử dụng tài sản và tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm tuy nhiên trong đó thì tỷ lệ sinh lời hoạt động của VIB năm 2012 tăng so với năm 2011 cho thấy công tác quản lý chi phí của ngân hàng đã được cải thiện:

Nguyên nhân: NPM tăng là do lợi nhuận sau thuế và tổng thu nhập của ngân hàng giảm tuy nhiên tốc độ giảm của tổng thu nhập lớn hơn.

Thu nhập của VIB giảm là do trong năm 2012 dư nợ cho vay đối với khách hàng chỉ đạt 33,887 tỷ đồng giảm 22% so với năm 2011 do VIB đã tập trung dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, đồng thời giảm mạnh dư nợ ở các lĩnh vực và nhóm khách hàng có độ rủi ro cao điều đó đã làm cho nguồn thu nhập chủ yếu của ngân đó là thu từ lãi giảm cùng với đó thì các nguốn thu nhập khác như thu từ hoạt động dịch vụ, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh ngoại hối và vàng cũng đồng loạt giảm.

Bên cạnh đó thì việc tổng nguồn vốn của ngân hàng năm 2012 đạt 65,023 tỷ đồng giảm 33% so với năm 2011 trong đó huy động vốn của khách hàng giảm 30% so với năm 2011 đạt mức 40,062 tỷ đồng làm giảm chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng đặc biệt là chi phí trả lãi.

Trong bối cảnh các chi phí đồng loạt giảm phù hợp với hoạt đông kinh doanh của ngân hàng thì chi phí hoạt động của VIB năm 2012 tăng 8% so với năm 2011, đạt 1.843 tỷ đồng. Nguyên nhân là do ngân hàng phải thực hiện các khoản chi đã cam kết (tuyển dụng, tăng lương, chi dự án chuyển đổi chi nhánh và phát triển mạng lưới, chi marketing trực tiếp).

- Tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản AU giảm làm ROE giảm là do tổng thu nhập giảm và tổng tài sản bình quân giảm trong đó tốc độ giảm của thu nhập lớn hơn tài sản. Theo đó, năm 2012, tổng tài sản của Ngân hàng VIB giảm tới 33% do ngân hàng đã chủ động rút khỏi các hoạt động có rủi ro cao trên thị trường liên ngân hàng và cho vay đối với khách hàng được thể hiện ở khoản mục tiền gửi, cho vay các tổ chức tín dụng khác giảm đến 21,289.68 tỷ so với năm 2011, dư nợ cho vay cũng đã giảm đến 22% cùng vơí đó là tỷ lệ dự phòng cũng đã giảm nhưng vẫn ở mức cao là 743.964 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu ở mức 2.75% những điều này là một phần trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng.

-Tỷ trọng vốn chủ sở hữu EM giảm giúp cho ngân hàng bớt phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài để giảm bớt được những rủi ro về an toàn vốn. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm là do lợi nhuận chưa phân phối năm 2012 giảm so với năm 2011 tác động và vốn chủ sở hữu và tổng tài sản bình quân giảm nhưng tốc độ giảm của tổng tài sản bình quân lơn hơn

Năm 2013:ROE giảm là do cả 3 yếu tố đều giảm là tỷ lệ sinh lời hoạt động,hiệu quả sử dụng tài sản ,tỷ trọng vốn chủ sở hữu.

Nguyên nhân: VIB vẫn tiếp tục chiến lược kinh doanh thận trọng và tăng trưởng tín dụng ở mức thấp là 3.8% làm cho thu nhập lãi thuần của VIB giảm gần 1.000 tỷ đồng so

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG MÔ HÌNH CAMELS ĐỂ PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA VIB GIAI ĐOẠN 20112013 (Trang 32 - 42)