9. Cấu trúc của luận văn
1.5.3. Quy trình tổ chƣ́c giờ học
* Tổ chức các pha dạy học đồng loạt
- Kết hợp và sử dụng các phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học chương trình hóa, lý thuyết tình huống... góp phần mục đích giúp HS tiếp thu tốt các tri thức khái niệm và định lý. Các phương pháp này có ưu điểm rất lớn là tạo ra tình huống gợi vấn đề, điều khiển HS hoạt động tự đánh giá, tích cực chủ động và sáng tạo.
- Đối xử cá biệt trong các pha đồng loạt, thu hút tất cả các đối tượng HS trong lớp tham gia tìm hiểu nội dung bài học bằng cách giao nhiệm vụ phù hợp với khả năng từng đối tượng HS, nêu những câu hỏi khó hơn cho các em có nhận thức khá giỏi, khuyến khích các em HS yếu kém bằng những câu hỏi ít đòi hỏi tư duy hơn, kèm theo những câu hỏi gợi ý hoặc câu hỏi chẻ nhỏ.
* Điều khiển các pha phân hóa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thể định ra các yêu cầu khác nhau về mức độ yêu cầu, mức độ hoạt động độc lập của HS, hướng dẫn nhiều hơn cho đối tượng HS này, ít hoặc không gợi ý HS khác, tùy theo khả năng và trình độ của họ. GV có thể áp dụng dạy học theo nhóm đối tượng HS (hay sử dụng phiếu học tập) để việc dạy học phân hóa được hiệu quả hơn.
Việc tổ chức điều khiển quá trình giải bài tập phân hóa của HS có thể được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: GV tổ chức, giao nhiệm vụ cho các đối tượng HS khá, giỏi, trung bình, yếu kém 3 loại bài tập khác nhau tùy theo khả năng, trình độ nhận thức của từng nhóm (bài tập phân hóa mà GV đã chuẩn bị từ trước như đã nói ở trên) và đặt ra mục đích yêu cầu một cách rõ ràng cho HS.
Bước 2: Từng cá nhân HS giải bài tập độc lập (dưới sự quan sát, hướng dẫn gợi mở của GV). GV có thể định ra các yêu cầu khác nhau về mức độ hoạt động độc lập của mỗi HS, hướng dẫn nhiều hơn cho HS này ít hoặc khơi gợi ý cho HS khác, tùy theo khả năng và trình độ của họ.
Bước 3: Đại diện mỗi nhóm có thể được chỉ định hoặc tự giác lên trình bày phương án giải quyết.
Bước 4: Thảo luận nhóm: GV điều khiển HS trong nhóm, trong lớp tham gia thảo luận giao lưu, đóng góp ý kiến bổ sung. Tuy nhiên GV có thể khuyến khích HS tham gia công việc của nhóm kế tiếp nếu đã hoàn thành công việc của nhóm mình.
Bước 5: GV tổng kết, chốt lại ý kiến đúng.
Chính nhờ sự phân hóa như vậy GV có thể thấy rõ sự tiến bộ của từng HS để tự điều chỉnh cách dạy học của mình cho phù hợp. Đồng thời, GV cần quan tâm cá biệt, động viên những HS có phần thiếu tự tin, lưu ý những HS hay tính toán nhầm lẫn, uốn nắn kịp thời những HS có nhịp độ nhận thức nhanh nhưng kết quả không cao do vội vàng, chủ quan, thiếu sự suy nghĩ chín chắn, lôi kéo những HS có nhịp độ nhận thức chậm theo kịp tiến trình của giờ học.
* Giao bài tập phân hóa về nhà.
Trong dạy học phân hóa, không chỉ thực hiện các pha phân hóa trên lớp mà ngay cả khi giao bài tập về nhà cho HS, người GV cũng có thể sử dụng các bài tập
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phân hóa song cần lưu ý:
- Phân hóa theo số lượng bài tập cùng loại phù hợp với từng loại đối tượng để cùng đạt một yêu cầu. Tùy theo đặc điểm từng loại đối tượng HS đề ra bài tập thực hành tính toán nhiều hơn hay ít hơn.
- Phân hóa về nội dung bài tập mang tính vừa sức để tránh đòi hỏi quá cao đối với HS yếu kém và quá thấp đối với HS khá giỏi. GV cần ra những bài tập nâng cao, đòi hỏi tư duy nhiều hơn cho HS khá giỏi , bài tập của HS yếu kém có thể hạ thấp, chia nhỏ nhiều hơn , chủ yếu bài tập mang tính rèn luyện kỹ năng . Ra riêng những bài tập góp phần đảm bảo trình độ xuất phát cho những HS yếu kém để chuẩn bị cho bài học sau. Đối với đối tượng HS trung bình GV có thể ra những bài tập trong SGK hay sách bài tập, tuy nhiên có thể lược bớt một số bài tập khó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN CHƢƠNG I
Trên đây chúng tôi đã trình bày những cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức dạy h ọc theo hướng phân hóa góp phần nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức của HS. Trong chương này chúng tôi đã làm rõ được một số vấn đề sau:
- Làm rõ cơ sở tâm lí học và giáo dục học của dạy học phân hóa; những nét đặc trưng cơ bản, khái niệm của việc dạy học theo hướng phân hóa, từ đó thấy được phân hóa trong giáo dục là một đòi hỏi khách quan trong dạy học nói chung và trong dạy học Vật lí ở trường THPT DTNT nói riêng.
- Đề xuất và phân tích các biện pháp nâng cao chất lượng kiến thức thông qua dạy học phân hóa trong giờ học chính khóa góp phần nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức của HS.
- Đề xuất việc lựa chọn và phối hợp các phương pháp , biện pháp tổ chức học trong dạy học Vật lí theo hướng phân hóa.
- Tiến hành phân tích ưu nhược điểm của của việc dạy học theo hướng phân hóa từ đó đưa ra quy trình dạy học phân hóa trong giờ học chính khóa, đồng thời áp dụng vào việc thiết kế tiến trình dạy học và nội dung giáo án cho một số kiến thức về “Dòng điện xoay chiều” góp phần góp phần nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức của HS trường THPT DTNT.
- Tìm hiểu thực trạng dạy và học Vật lí ở các trường THPT DTNT, chỉ ra được những khó khăn của GV và HS khi dạy và học phần kiến thức chương “Dòng điện xoay chiều”.
Qua việc phân tích đặc điểm nhận thức của HS, tìm hiểu thực tế dạy - học hiện nay, cho thấy dạy học phân hóa xuất phát từ nhu cầu đảm bảo thực hiện tốt mục đích dạy học, đồng thời khuyến khích phát triển tối đa và tối ưu những khả năng của từng cá nhân, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trong một lớp học luôn có sự chênh lệch về trình độ nhận thức của mỗi thành viên. Việc tổ chức dạy học theo hướng phân hóa là m ột đòi hỏi khách quan, phù hợp với thực tiễn, thích hợp với mục tiêu giáo dục của trường trung học hiện nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG II
XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC
CHƢƠNG “ DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU” (VẬT LÍ 12 – NÂNG CAO) THEO HƢỚNG PHÂN HÓA DẠY HỌC
2.1. CẤU TRÚC , VAI TRÒ VÀ CÁC MỤC TIÊU DẠY HỌC CHƢƠNG “DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU” (VẬT LÍ 12 – NÂNG CAO)
2.1.1. Cấu trúc của chƣơng “ Dòng điện xoay chiều”
Trong chương trình SGK 12 - Nâng cao , nội dung các kiến thức chương “ Dòng điện xoay chiều” được đưa vào cuối học kì I chương trình Vật lí 12 THPT, gồm 14 tiết trong đó có 8 tiết lí thuyết, 4 tiết bài tập, 2 tiết thực hành. Cụ thể:
- Dòng điện xoay chiều. Mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần (1 tiết). - Mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện, cuộn cảm (1 tiết).
- Mạch có R,L,C mắc nối tiếp. Cộng hưởng điện (2 tiết). - Công suất của dòng điện xoay chiều. Hệ số công suất (1 tiết). - Máy phát điện xoay chiều (1 tiết).
- Động cơ không đồng bộ ba pha (1 tiết). - Máy biến áp. Truyền tải điện năng (1 tiết).
- Thực hành: Khảo sát đoạn mạch điện xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp (2 tiết). - Bài tập (4 tiết).
Khi biên soạn, các tác giả đã chú ý đến cả nội dung kiến thức và nội dung kĩ năng, kết hợp h ài hòa giữa truyền tải nội dung kiến thức với gợi mở phương pháp dạy và học. Tạo điều kiện cho HS nâng cao năng lực tự học và giúp GV có thể dạy học thông qua tổ chức các hoạt độ ng học tập để HS tự tìm hiểu , xây dựng, chiếm lĩnh kiến thức.
2.1.2. Vai trò, vị trí của chƣơng “ Dòng điện xoay chiều”
Hệ thống kiến thức chương “ Dòng điện xoay chiều” được trình bày sau khi HS đã được học các kiến thức ở chương “ Dao động cơ”, “ Sóng cơ”, “ Dao động và sóng điện từ” . Nhờ đó mà việc hệ thống hóa kiến thức và so sánh dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều được thuận lợi và rõ ràng hơn . Trong chương này, ta
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lần lượt xét khái niệm dòng điện xoay chiều và các đại lượng có liên quan , các tác dụng và ứng dụng cơ bản của dòng điện xoay chiều.
Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn chúng tôi đề cập một số kiến thức về: Dòng điện xoay chiều. Mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần; Mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện, cuộn cảm; Mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Cộng hưởng điện. Sau khi các tiết học này, HS cần nắm vững các kiến thức sau:
Với bài “Dòng đi ện xoay chiều. Mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần”: Khái niệm điện áp xoay chiều , dòng điện xoay chiều . Đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần. Các giá trị hiệu dụng.
Với bài “M ạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện, cuộn cảm”: Các tác dụng chính của tụ điện và của cuộn dâ y đối với dòng điện xoay chiều . Định luật Ôm đối với đoạn mạch chỉ có tụ điện hoặc chỉ có cuộn cảm . Quan hệ về pha giữa u và i . Biểu diễn bằng vectơ quay.
Với bài “Mạch có R,L,C mắc nối tiếp. Cộng hưởng điện”: Quan hệ giữa điện áp với cường độ dòng điện, cách tính tồng trở và độ lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện trong đoạn mạch RLC . Định luật Ôm cho đoạn mạch RLC mắc nối tiếp. Điều kiện và đặc điểm của hiện tượng cộng hưởng trong mạch RLC nối tiếp.
2.1.3. Kiến thƣ́c, kĩ năng, thái độ cần đạt đƣợc của chƣơng “ Dòng đi ện xoay chiều”
* Về nội dung cơ bản.HS phải hiểu và nắm được những nội dung kiến thức sau:
+ Bài “Dòng điện xoay chiều. Mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần”
- Biểu thức của cường độ dòng điện và điện áp xoay chiều tức thời. - Công thức tính giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện và của điện áp xoay chiều.
- Định luật Ôm đối với các đoạn mạ ch xoay chiều thuần điện trở . Độ lệch pha giữa dòng điện và điện áp tức thời.
+ Bài “Mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện, cuộn cảm”
- Các tác dụng của tụ điện và cuộn cảm đối với dòng điện xoay. - Khái niệm dung kháng, cảm kháng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Biết cách vẽ giản đồ vectơ trong trường hợp đoạn mạch chỉ có L hoặc C. - Định luật Ôm đối với đoạn mạch xoay chiều thuần cảm kháng, thuần dung kháng. Độ lệch pha giữa dòng điện và điện áp tức thời.
+ Bài “Mạch có R,L,C mắc nối tiếp. Cộng hƣởng điện”
- Quan hệ giữa điện áp với cường độ dòng điện, công thức tính tồng trở và độ lệch pha của đoạn mạch RLC.
- Định luật Ôm cho đoạn mạch RLC mắc nối tiếp.
- Điều kiện và đặc điểm của hiện tượng cộng hưởng trong mạch RLC.
* Về kĩ năng. HS phải có được các kĩ năng sau:
- Kĩ năng thực hành thí nghiệm như: Kĩ năng quan sát thí nghiệm (Tác dung của tụ điện, cuộn cảm đối với dòng điện xoay chiều; Đoạn mạc RLC mắc nối tiếp...) Kĩ năng dùng dao động kí điện tử, máy phát âm tần và các dụng cụ đo thông thường như vôn kế, am pe kế, kĩ năng lắp ráp thí nghiệm...
- Kĩ năng thu thập thông tin từ quan sát thực tế, thí nghiệm, từ các tài liệu. - Kĩ năng xử lí thông tin như : Xử lí số liệu thí nghiệm , vẽ đồ thị , phân tích suy luận quy nạp, khái quát...
- Kĩ năng truyền đạt thông tin: Trình bày kết quả thí nghiệm, trình bày những quan điểm, hiểu biết của cá nhân, lập luận để bảo vệ ý kiến của mình trước tập thể...
- Kĩ năng vận dụng kiến thức để giải được các bài tập về đoạn mạch RLC nối tiếp.
* Về thái độ, tình cảm. Cần hình thành và phát triển ở HS:
- Có hứng thú học Vật lí, yêu thích tìm tòi khoa học; trân trọng đối với những đóng góp của Vật lí cho sự tiến bộ của xã hội và đối với công lao của các nhà khoa học.
- Có thái độ khách quan, trung thực; có tác phong tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác và có tinh thần hợp tác trong việc học tập môn Vật lí, cũng như trong việc áp dụng các hiểu biết đã đạt được.
- Có ý thức trách nhiệm trước nhiệm vụ học tập được giao , biết lắng nghe ý kiến của người khác.
- Có ý thức vận dụng những hiểu biết Vật lí vào đời sống góp phần cải thiện điều kiện sống, học tập cũng như để bảo vệ và giữ gìn môi trường sống tự nhiên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.2. XÂY DƢ̣NG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC CHƢƠNG “DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU” THEO HƢỚNG PHÂN HÓA DẠY HỌC.
2.2.1. Định hƣớng chung của xây dựng tiến trình dạy học một số bài cụ thể theo hƣớng nghiên cứu của đề tài
- Việc tổ chức dạy học theo hướng phân hóa sao cho phù hợp với mỗi bài học và có tính chất quyết định cho sự thành công của giờ dạy, đảm bảo cho hoạt động của GV và HS thể hiện được mục đích rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi bầu không khí học tập. Nhờ đó sẽ nâng cao được chất lượng học tập.
- Việc vận dụng những quan điểm lí luận đã trình bày ở chương I, trên cơ sở nội dung kiến thức, kĩ năng, thái độ cần hình thành ở HS và những quan niệm, hiểu biết sẵn của HS, chúng tôi tiến hành thiết kế tiến trình dạy một số bài theo hướng nghiên cứu của đề tài.
A. Xác định rõ mục tiêu của bài học
- Phải chỉ rõ kết quả đạt được sau mỗi bài học là gì.
- Những kiến thức, kĩ năng, thái độ nào cần được hình thành ở HS.
B. Bƣớc chuẩn bị
1. Tổ chƣ́c phân nhóm.
- Trong một giờ học tôi tiến hành phân ra các nhóm HS: + N1 gồm các HS yếu kém.
+ N2 gồm các HS trung bình. + N3 gồm các HS khá, giỏi.
Trong các nhóm trên thì nhóm 2 là nhóm trung tâm vì trong một lớp các em ở nhóm này chiếm tỉ lệ lớn , mặt khác chuẩn kiến thức , kĩ năng cũng dựa trên trình độ của nhóm này là chủ yếu.
- Để tiến hành dạy học phân hóa trong các giờ học chính khóa được tốt tôi đã dựa trên những tư tưởng chủ đạo dưới đây:
+ Lấy trình độ của nhóm trung tâm làm nền tảng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Tìm cách đưa diện khá, giỏi đạt những yêu cầu nâng cao trên cơ sở đạt được những yêu cầu cơ bản.
Để đạt được mục tiêu đề ra , trong bài tôi có sử dụng nhiều phương pháp , biện pháp dạy học kết hợp với các phương tiện dạy học:
+ Phân nhóm, tổ chức nhóm học tập hợp lí. + Phiếu học tập.
+ Câu hỏi, bài tập phân hóa.
Tùy từng đối tượng, trình độ HS, ở từng đơn vị kiến thức tôi phân chia nhiệm