NGHIÊN CƢ́U THƢ̣C TẾ DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƢỜNG THPT DTN

Một phần của tài liệu nghiên cứu tổ chức dạy học một số kiến thức chương dòng điện xoay chiều (vật lí 12 - nâng cao) theo hướng phân hóa góp phần nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức của hs trường trung học phổ thông dân tộc nội trú (Trang 35 - 137)

9. Cấu trúc của luận văn

1.4. NGHIÊN CƢ́U THƢ̣C TẾ DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƢỜNG THPT DTN

1.4.1. Mục đích điều tra

Tìm hiểu thực trạng việc tổ chức dạy học theo hướng phân hóa c ủa GV và cách thức, chất lượng, thái độ học tập của HS đối với một số kiến thức chương “Dòng điện xoay chiều” l ớp 12 – Nâng cao trên cơ sở đó có kết luận chính xác về chất lượng nắm vững kiến thức c ủa HS trong học tập Vật lí, phát hiện những nguyên nhân, khó khăn của HS trong quá trình nhận thức Vật lí từ đó tìm ra giải pháp khắc phục và có cơ sở tổ chức hoạt động học tập phù hợp với HS, nâng cao hiệu quả dạy và học Vật lí nói chung và phần kiến thức chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lí 12 – Nâng cao nói riêng.

Tìm hiểu những khó khăn, sai lầm của HS khi học ba bài: Dòng điện xoay chiều. Mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần; Mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện, cuộn cảm; Mạch có R,L,C mắc nối tiếp. Cộng hưởng điện.

Tìm hiểu cách thức tổ chức dạy học tìm hiểu việc soạn giáo án, những khó khăn của GV khi soạn và dạy ba bài: Dòng điện xoay chiều. Mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần; Mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện, cuộn cảm; Mạch có R,L,C mắc nối tiếp. Cộng hưởng điện. Từ đó tìm ra nguyên nhân của những khó khăn này, làm có sở để soạn thảo ba bài nói trên.

1.4.2. Phƣơng pháp, nội dung điều tra.

Chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:

- Thăm dò GV (dùng phiếu điều tra, trao đổi, dự giờ).

- Điều tra HS (dùng phiếu điều tra, dự giờ, trao đổi trực tiếp).

- Trao đổi với tổ trưởng bộ môn, cốt cán bộ môn, tham quan phòng thí nghiệm Vật lí để tìm hiểu các vấn đề:

+ Cơ sở vật chất của nhà trường, các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học Vật lí.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.4.3. Kết quả điều tra

1.4.3.1. Về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học phục vụ cho việc dạy và học Vật lí.

Hai trường chúng tôi điều tra là trư ờng PT Vùng Cao Việt Bắc và trư ờng THPT nội trú Thái Nguyên đều là trường chuyên biệt vì vậy cơ sở vật chất được trang bị tương đối đầy đủ.

- Các trường đều có đủ số phòng học để học một ca, các phòng học đều có đầy đủ ổ điện , bàn học cũng như các thiết bị khác phục vụ cho giảng dạy . Do vậy việc tổ chức dạy học theo nhóm , có thí nghiệm đồng loạt hoặc sử dụng phương pháp dạy học hiện đại là tương đối thuận lợi.

- Các trường đã có các trang thiết bị hiệ n đại để phục vụ giảng dạy nhưng vẫn chưa có phòng học bộ môn. Vào mỗi giờ dạy GV phải mất nhiều thời gian để lắp thí nghiệm , thiết bị dạy học . Hết mỗi giờ học GV lại phải di chuyển sang lớp học khác. Điều này gây nhiều khó khăn cho GV trong quá trình giảng dạy.

Cả hai trường đều đã có phòng thí nghiệm , các thiết bị thí nghiệm phục vụ cho bài giảng đã được trang bị , song chất lượng của các dụng cụ thí nghiệm còn hạn chế nên kết quả thí nghiệm thu được chưa thật chính xác . Điều này cũng gây ảnh hưởng đến tâm lí của các GV.

- Về SGK, sách GV, sách bài tập (SBT) của bộ môn Vật lí trang bị tương đối đầy đủ, thuận tiện cho việc học tập của HS và giảng dạy của GV.

- Về thư viện thì cả hai trường đều được trang bị tương đối hiện đại , đặc biệt là trường PT Vùng Cao Việt Bắc . Thư viện đã bố trí phục vụ HS và GV cả ba buổi sáng, chiều và tối vào tất cả các ngày trong tuần . Sách tham khảo tương đối nhiều và phù hợp với xu hướng đổi mới chương trình và phương pháp dạy học Vật lí hiện nay. Đây là một thuận lợi lớn đối với cả HS và GV.

Khuôn viên nhà trường rộng , thoáng, đẹp tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tập, sinh hoạt và vui chơi.

* Nhận xét: Qua điều tra chúng tôi thấy, các trường đã trang bị tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất để phục vụ cho quá trình dạy và học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.4.3.2. Đặc điểm dạy học vật lí ở trường THPT DTNT.

Bảng 1.1: Phương pháp dạy học của GV.

Phương pháp dạy học Thường xuyên dùng (%)

Đôi khi dùng (%)

Không dùng (%)

Diễn giảng - minh họa 100 0 0

Thuyết trình- hỏi đáp 70 30 0

Tổ chức tình huống học tập 0 20 80

Tổ chức dạy học phân hóa 0 40 60

Thí nghiệm 0 40 60

Sử dụng phương tiện dạy học 0 20 80

Về trình độ: 100% GV đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.

Tất cả các GV đều có đủ SGK, SBT, sách GV, phân phối chương trình. Một số GV đã sưu tầm được nhiều đầu sách tham khảo hay phục vụ cho công tác giảng dạy.

Nhìn chung tất cả các GV đều soạn bài trước khi lên lớp, thực hiện đầy đủ các bước lên lớp theo quy định.

Giáo án vẫn chỉ là tóm tắt theo nội dung SGK, chưa xác định rõ hoạt động của GV và HS. Ít xây dựng tình huống học tập, GV có đặt câu hỏi nhưng chỉ là những câu hỏi ở mức tái hiện kiến thức đã học , chưa có hệ thống câu hỏi phát vấn đòi hỏi HS phát triển tư duy, ít xây dựng tình huống có vấn đề trong học tập. Phương pháp dạy học chủ yếu vẫn nặng về giảng giải, thông báo kiến thức theo trình tự SGK, nhấn mạnh cho HS ghi nhớ những nội dung quan trọng trong bài học, còn vai trò tổ chức, định hướng của GV chưa thể hiện rõ. Một số bài soạn chưa xác định đúng trọng tâm kiến thức, tiến trình bài giảng chưa logic.

Hầu hết các GV chưa sử dụng thí nghiệm , một số ít GV có sử dụng thí nghiệm nhưng chưa đúng với mục đích của bài giảng (vì chỉ dùng thí nghiệm để minh hoạ, chứ GV không dùng thí nghiệm để tạo tình huống học tập). Lí do không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dùng thí nghiệm là sợ không đủ thời gian, điều kiện không gian của lớp học, dụng cụ thí nghiệm không đầy đủ, thí nghiệm nhiều khi không thành công….

Một số GV cũng đã đổi mới phương pháp dạy học nhưng chỉ để đáp ứng nhu cầu đặt ra trước mắt, hình thức dạy học phân hoá chưa phong phú và sự chuẩn bị bài giảng của GV trước khi lên lớp cũng sơ sài nên hiệu quả đạt được là chưa cao. Đa số GV vẫn duy trì phương pháp dạy học truyền thống. Các GV mới chỉ quan tâm đến đối tượng HS trung bình, nắm được kiến thức cơ bản trong SGK còn đối với đối tượng HS khá, giỏi có năng lực tư duy sáng tạo và HS lực học yếu kém còn chưa được quan tâm, bồi dưỡng trong giờ học, chưa khuyến khích phát triển tối đa và tối ưu những khả năng của từng cá nhân HS.

Trong các tiết dự giờ chúng tôi thấy: GV khi giảng bài có đặt câu hỏi cho HS nhưng chất lượng câu hỏi chưa cao, ít có câu hỏi có tình huống, một số câu hỏi lại quá khó, do đó không tạo được cơ hội cho HS tích cực suy nghĩ và giải quyết vấn đề trong bài học.

Việc hướng dẫn HS ở nhà, GV mới chỉ dừng lại ở mức ra bài tập trong SGK và SBT chứ chưa chú ý đến những bài tập phân hóa phù hợp với từng đối tượng HS.

Qua đây chúng tôi thấy một số GV chưa thực sự tận dụng được những cơ sở vật chất hiện có của nhà trườ ng để tiến hành các biện pháp tổ chức dạy học góp phần nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức của HS.

1.4.3.3. Đặc điểm học vật lí ở trường THPT DTNT.

Bảng 1.2: Khả năng nhận thức, mức độ tính tích cực, tự lực của HS

Số HS

Số HS

Hiểu bài ngay trên lớp Tích cực tham gia xây dựng bài

Chú ý nghe giảng trên lớp

Không Lúc có, lúc không

Thường

xuyên Không Đôi khi Không Đôi khi

76 30 24 22 13 23 40 54 8 14

% 39,5 31,6 28,9 17,1 30,3 52,6 71,1 10,5 18,4

Nét nổi bật của HS dâ n tộc là thiếu thói quen lao động trí óc , ngại suy nghĩ. Các em dễ thừa nhận điều người khác nói , ít đi sâu tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

và hậu quả của sự việc hiện tượng . Tính linh hoạt mềm dẻo và khả năng thay đổi giải pháp cho phù hợp với hoàn cảnh còn chậm, có khi máy óc rập khuôn. Khả năng độc lập tư duy và óc phê phán còn hạn chế . Các em thường thỏa mãn với cái sẵn có, ít chịu tìm tòi, đổi mới [22].

Điều kiện học tập của các em HS dân tộc nội trú là tương đối tốt. Các em học một buổi chính khóa còn hai buổi là tự học trên lớp hoặc ở thư viện . Vào giờ tự học của các em vẫn có một số GV lên phụ đạo, hướng dẫn các em làm bài tập.

Đã có một số HS học tập tương đối tích cực , chịu khó tìm tòi , khắc phục mọi khó khăn để vươn lên trong học tập . Nhưng đa số HS ở hai trường vẫn chủ yếu là ngồi nghe GV giảng giải, đọc cho ghi chép, chưa tích cực xây dựng kiến thức mới. Rất ít khi thấy các em phát biểu xây dựng bài hay đặt câu hỏi thắc mắc. Đặc biệt các HS trung bình, yếu không phát biểu hay đưa ra một ý kiến gì.

Các HS nhìn chung không được quan sát thí nghiệm, không được tự làm thí nghiệm nên hạn chế hiểu biết về bản chất của các hiện tượng.

Về kiến thức HS chủ yếu là chấp nhận từ lời giảng của GV, không chịu khó tìm tòi, học hỏi, khi học chủ yếu học ở vở ghi và có kiểm tra, đến khi thi mới học.

HS ở cả hai trường đều có đầy đủ SGK, SBT môn Vật lí song việc sử dụng SBT, sách tham khảo còn hạn chế . Sách trên thư viện tương đối nhiều , cũng đã có HS đến mượn sách nhưng số lượng còn hạn chế , ở trường PT Vùng Cao Việt Bắc thì số HS đến mượn sách có nhiều hơn.

Một đặc điểm nữa củ a HS dân tộc nội trú đó là các em không có ý thức tự mình vươn lên trong học tập . Đa số HS còn lư ời học, còn trông chờ vào các chính sách bảo trợ, đãi ngộ của nhà nước đối với HS dân tộc, chưa xác định được động cơ, mục đích học tập đúng đắn. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập nói chung và chất lượng học môn Vật lí nói riêng.

1.4.4. Khảo sát thực trạng dạy học các kiến thức chƣơng “Dòng điện xoay chiều” (Vật lí 12 – Nâng cao) ở trƣờng THPT DTNT.

Qua dự giờ , thăm lớp và tìm hiểu thực tế dạy học chương “Dòng điện xoay chiều” (Vật lí 12 – Nâng cao), chúng tôi thấy:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tài liệu giảng dạy của GV chủ yếu là SGK, sách GV và một số ít sách tham khảo. - GV thường chú ý đến việc truyền đạt hết nội dung SGK theo kiểu truyền thụ một chiều, ít chú ý tới việc bồi dưỡng phương pháp học tập cho HS . GV không quan tâm được đến những HS yếu hay những HS có tố chất Vật lí nên chưa khuyến khích phát triển tối đa và tối ưu những khả năng của từng cá nhân HS.

- Giờ bài tập GV chỉ chữa những bài tập trong SGK và SBT với phương pháp GV chữa, HS ghi chép rồi ghi nhớ.

- Các thí nghiệm của chương “Dòng điện xoay chiều” hầu như k hông thực hiện được trên lớp . Tiết thực hành thì có một số ít GV làm nhưng hiệu quả chưa cao. Còn đa số các GV đều bỏ qua các tiết thực hành này.

- Khi giao bài tập về nhà cho HS , GV cũng chỉ làm chung chung, không giao bài cụ thể cho từng đối tượng HS . Và các bài tập cũng chỉ ở trong phạm vi SGK và một số ít trong SBT.

HS khi nghe giảng thì cố gắng ghi chép những điều GV nói , không biết tóm tắt, chọn lọc những kiến thức cơ bản . HS chỉ làm được những bài tập kiểu áp dụng công thức, còn những bài tập phải suy luận thì rất ít HS làm được.

1.5. QUY TRÌNH DẠY HỌC PHÂN HÓA TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƢỜNG THPT DTNT TRƢỜNG THPT DTNT

Trên cơ sở các nghiên cứu lí luận và thực tiễn nêu tr ên chúng tôi đưa ra quy trình dạy học phân hóa ở trường THPT DTNT như sau:

1.5.1. Nhiệm vụ của thầy trƣớc khi lên lớp

* Phân hóa nhóm đối tượng HS

Sự giống và khác nhau về yêu cầu xã hội, về trình độ phát triển nhân cách của mỗi cá thể HS đòi hỏi một quá trình dạy học thống nhất với những biện pháp phân hóa nội tại. Nhiệm vụ của GV là nghiên cứu tìm hiểu những mặt mạnh và yếu trong năng lực, trình độ phát triển của HS để có biện pháp cụ thể tác động đến đối tượng. Có như vậy mới giúp cho tất cả HS đều tiếp thu được những kiến thức và kỹ năng tối thiểu. Đồng thời, phát hiện và đào tạo nhân tài ngay từ trong nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phân loại HS theo trình độ dựa vào sự phân loại của E.X.Rabunxki theo chúng tôi là phù hợp với dạy học phân hóa. Cách phân loại này dựa vào 3 tiêu chí sau:

a) Kết quả học tập

Kết quả học tập của HS trong các môn học ở các giai đoạn học tập được gọi là thành tích học tập. Thành tích học tập của HS thể hiện trình độ nhận thức, tính sáng tạo, sự cố gắng vươn lên của các em.

Dựa vào thang điểm của các môn học GV sẽ dễ dàng xác định được trình độ nhận thức và kỹ năng thực hành của HS.

b) Tính tích cực độc lập nhận thức

Tính tích cực độc lập nhận thức theo nghĩa rộng là khả năng tự học bao gồm năng lực, động cơ và thái độ học tập. Tính độc lập của HS được hình thành trong quá trình học tập. B.P.Exipôv cho rằng: “tính độc lập của HS được thể hiện trong mọi khâu của quá trình học tập và nó phụ thuộc vào việc hướng dẫn của GV và tự rèn luyện của HS khi phù hợp với logic của quá trình học tập [1]

Tính độc lập của HS có thể quan sát được trong quá trình học tập với những biểu hiện của tư duy sắc sảo có tính phê phán, không dựa vào bạn bè, không nói theo, làm theo mẫu, kiên trì vượt khó để học tập có kết quả.

c) Hứng thú học tập

Hứng thú học tập là sự say mê học tập, sự ham thích môn học, có ý thức và nhu cầu muốn chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Có nhiều mức độ thể hiện hứng thú học tập. Tuy nhiên, bằng quan sát HS trong các giờ lên lớp, trong khi tự học, các hoạt động ngoại khoá, bằng cách điều tra, phỏng vấn HS… ta có thể xác định được tính chất và mức độ của nó.

Dựa vào các tiêu chí nêu trên ta có thể phân loại HS theo các nhóm đặc trưng sau:

+ Nhóm 1 (N1): Nhóm HS yếu, kém:

- Kết quả học tập thường đạt điểm dưới 5 (thang điểm 10). - Biểu hiện của nhóm này là:

+ Không nắm được kiến thức và kỹ năng cơ bản, có những sai lầm nghiêm trọng, kết quả kiểm tra thường dưới mức trung bình…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Tư duy không có sự linh hoạt. Thường gặp khó khăn khi thay đổi từ thao tác tư duy này sang thao tác tư duy khác hoặc từ môn học này sang môn học khác các em khó bắt kịp nhịp độ học tập của các bạn. Trong một chừng mực nào đó các em cũng có thể giải được một bài toán bằng cách “bắt chước” theo các mẫu có sẵn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tổ chức dạy học một số kiến thức chương dòng điện xoay chiều (vật lí 12 - nâng cao) theo hướng phân hóa góp phần nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức của hs trường trung học phổ thông dân tộc nội trú (Trang 35 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)