II CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ
4. Chính sách kết hố
Chính sách kết hối là một bộ phận quan trong của chính sách quản lý ngoại hối. Ở nước ta việc thực hiện “kết hối” đã được quy định trong Quyết định 369/ TTg (4/ 8/ 1994) và Quyết định 173 (12/ 9/ 98 ). Cho đến nay chính sách này đã thực sự đi vào cuộc sống, mang lại những kết quả khả quan: cải thiện vấn đề cung – cầu ngoại tệ và giảm sức ép đối với tỷ giá của VND. Trong hoàn cảnh kinh tế – tài chính nước nhà còn nhiều khó khăn, tình hình quốc tế thường xuyên biến động, việc thực hiện chính sách kết hối liên tục được duy trì.
Để hoàn thiện và thực thi có hiệu quả chính sách kết hối ở Việt Nam trong thời gian tới chúng ta nên tập trung giải quyết một số vấn đề sau đây:
- Cùng với việc từng bước cho tự do hoá trong các giao dịch vãng lai, cần có thêm các quy định chặt chẽ về thủ tục chuyển đổi ngoại tệ để kiểm soát hoạt động này, nhằm tránh việc lợi dụng mua ngoại tệ không đúng đối tượng hoặc sử dụng không đúng mục đích gây lãng phí.
- Có thể công bố cho VND được chuyển đổi trong các giao dịch vãng lai để: + Thực hiện điều 8 trong điều lệ của Quỹ tiền tệ Quốc tế về vấn đề chuyển đổi đồng bản tệ trong các giao dịch vãng lai.
+ Tháo gỡ các hạn chế đối với mọi giao dịch vãng lai, đồng thời xóa bỏ được thủ tục xin cấp giấy phép mua ngoại tệ của các doanh nghiệp đầu tư bằng vốn nước ngoài góp phần cải thiện môi trường đầu tư ở nước ta.
+ Cần phải điều chỉnh bổ sung một số quy định về quản lý các giao dịch vốn theo hướng chặt chẽ hơn, kiên quyết hơn để đảm bảo được việc sử dụng vốn vay nước ngoài có hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ.
KẾT LUẬN
Không dễ dàng về mặt lý thuyết cũng như thực tế khi lựa chọn một hệ thống tỷ giá thích hợp. Trên thực tế có nhiều tranh luận về lợi thế cũng như bất lợi của hai chính sách tỷ giá đặc biệt: tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi. Nhưng có nhiều lập luận ủng hộ sự kết hợp giữa hai chế độ tỷ giá trên, nó cho phép tận dụng lợi thế, đồng thời hạn chế những bất lợi của cả hại chế độ. Vì thế, trên thực tế, một nước có thể có nhiều lựa chọn các kết hợp khác nhau tùy thuộc vào các đặc điểm cấu trúc, những cú sốc bên ngoài có thể xảy ra và môi trường kinh tế vĩ mô.
Trong thời gian qua, nói chung, Việt Nam đã lựa chọn đúng đắn một chính sách tỷ giá hối đoái. Điều này đã góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế đất nước, tăng cường xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì cũng không thể phủ nhận một số hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới để có được một chính sách tỷ giá phù hợp hơn.
Tỷ giá là vấn đề nhạy cảm và mọi dự đoán có thể không thực tế. Sự tăng, giảm của tỷ giá hãy để cho chính thị trường trả lời. Mặt khác, thực tế đã thể hiện rõ, không phải NHNN “ngồi im” để mặc sức thị trường chi phối tỷ giá. Có thể khẳng định rằng vào thời điểm này, NHNN hoàn toàn có đủ khả năng kiểm soát tỷ giá, nhưng cần thiết tuyên truyền rộng rãi để giới kinh doanh và công chúng có nhận thức đúng đắn về diễn biến tỷ giá cũng như những chính sách phản ứng phù hợp với tình hình.
Bài toán then chốt nhưng cũng là vấn đề nan giải là làm thế nào thúc đẩy chu chuyển đồng ngoại tệ và khai thác tối đa nguồn ngoại tệ của quốc gia. Nếu khai thác tốt các nguồn ngoại tệ của quốc gia thì trong điều kiện nền kinh tế, ngoại thương, đầu tư như hiện nay, Việt Nam sẽ không mất cân đối ngoại tệ. Muốn làm được điều này
tương quan hợp lý giữa VND và USD với những nhân tố cơ bản quyết định tỷ giá trong trong trung và dài hạn.
MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Chương I: Khái quát chung về tỷ giá hối đoái và hoạt động của chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết 3
I - Tỷ giá hối đoái 3
1. Khái niệm 3
2. Ưu nhược điểm của chế độ tỷ giá thả nổi và chế độ tỷ giá cố định 4 II - Hoạt động điều hành tỷ giá của NHNN 8
1 1. Mục đích can thiệp 8
2. Các hoạt động can thiệp của NHNN 8
2.1 Nghiệp vụ thị trường mở 8
2.2 Chính sách chiết khấu 8
2.3 Quỹ dự trữ bình ổn hối đoái 9
2.4 Phá giá tiền tệ 9
2.5 Nâng giá tiền tệ 10
Chương II: Chính sách điều hành tỷ giá của Việt nam trong thời gian qua - Thành tựu và những mặt còn hạn chế 11
I - Chính sách tỷ giá của Việt Nam giai đoạn 1986 - 198911 1. Thực trạng kinh tế - tài chính của Việt Nam từ 1986 - 198911