Lựa chọn chế độ tỷ giá phù hợp cho trước mắt và trong dài hạn

Một phần của tài liệu Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết - Kinh nghiệm quốc tế và chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam (Trang 32 - 34)

II CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ

1.Lựa chọn chế độ tỷ giá phù hợp cho trước mắt và trong dài hạn

“ Tiếp tục duy trì cơ chế tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Nhà nước”.

Để xây dựng một chế độ tỷ giá hợp lý ở Việt nam trong điều kiện cụ thể hiện nay, chính sách tỷ giá cần theo những định hướng sau:

Về chiến lược dài hạn, phải áp dụng tỷ giá thả nổi vì chế độ tỷ giá này phù hợp với quy luật cung cầu ngoại tệ, xu hướng toàn cầu hoá và hoà nhập quốc tế và khu vực, mà Việt Nam là một thành viên.

Về chiến lược ngắn hạn, thì cần áp dụng tỷ giá thả nổi có điều tiết của Nhà nước, vì những điều kiện để áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi chưa xuất hiện đầy đủ, trong đó có các yếu tố sau:

- Các doanh nghiệp chưa thích ứng với sự biến động thường xuyên của thị trường, năng lực quản trị tài chính chưa tốt.

- Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang trong quá trình đổi mới còn nhiều yếu kém. - Thị trường hối đoái đang còn trong giai đoạn sơ khai, dự trữ ngoại tệ của nhà nước còn thấp.

- NHNN chưa có sự phối hợp chặt chẽ các chính sách và các biện pháp điều hòa cung ứng tiền tệ trong nước, các cá nhân, tổ chức thanh toán qua ngân hàng còn thấp.

- Việc điều chỉnh tỷ giá đúng đắn và có hiệu quả của NHNN còn phụ thuộc rất lớn vào chính sách huy động và sử dụng vốn, nhất là vốn nước ngoài.

Trong những năm tới, luồng vốn ngoại tệ chảy vào trong nước thông qua nhiều kênh ngày một nhiều, nguồn cung ngoại tệ ngày càng lớn. Nếu Việt Nam không có biện pháp quản lý, phân bổ sử dụng các nguồn vốn đó một cách có hiệu quả, thì về lâu dài, nguy cơ gánh nặng công nợ ngày một lớn đè nặng lên vai các con cháu chúng ta.

Từ những lý do trên, trong một vài năm trước mắt, Việt Nam chỉ nên thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Nhà nước, có nghĩa là chính sách tỷ giá vừa phải dựa trên cơ sở quan hệ cung cầu để kích thích xuất khẩu, đồng thời nhà nước cần phải quản lý chặt chẽ các nguồn ngoại tệ, để đưa vào sử dụng một cách hợp lý.

Chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của nhà nước phải được giảm dần theo thời gian, để tiến tới áp dụng một chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn.

Giai đoạn từ nay đến năm 2003, áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của nhà nước như hiện nay, với biên độ cho phép là 10%.

Nhưng để thực hiện được chế độ tỷ giá này, chúng ta cần phải có các điều kiện sau: - Phải xây dựng một hệ thống ngân hàng đủ mạnh, có khả năng tham gia vào thị trường ngoại tệ quốc tế.

- Phải có hành lang pháp lý đồng bộ và đầy đủ để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh.

- Xây dựng thị trường ngoại tệ hiện đại

- Nhà nước cần có biện pháp để xây dựng một quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia vững mạnh.

Một phần của tài liệu Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết - Kinh nghiệm quốc tế và chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam (Trang 32 - 34)