III. CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM TỪ 1997 ĐẾN NAY
2. Cơ chế điều hành tỷ giá củaViệt nam từ 1997 đến nay
2.3 Diễn biến tỷ giá từ năm 1997 đến nay
a. Diễn biến tỷ giá 1997 – 1999
Tỷ giá bình quân qua các năm (USD/ VND):
1997 1998 1999
11.050 12.000 13.470
Từ năm 1997 đến năm 2000, tỷ giá USD/ VND có nhiều biến động, đặc biệt là vào cuối năm 1997 nhưng vẫn nằm trong khả năng kiểm soát của NHNN. Đầu năm 1997, giá USD có giảm do lượng kiều hối tăng lên. Sau đó lại nhích dần lên và đến cuối năm 1997, tỷ giá USD/ VND tăng nhanh, đặc biệt là tỷ giá trên thị trường tự do, lên tới trên 13.000 VND/ USD.
Nhưng đến đầu năm 1998, tỷ giá này hạ dần do lượng kiều hối khá lớn vào Việt Nam và ở mức trung bình 12.000 USD/ VND trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, tuy nhiên mức chênh lệch giữa tỷ giá trên thị trường tự do và tỷ giá chính thức vẫn còn khá lớn.
Trong hai năm 1999 và 2000 tỷ giá đã tăng mạnh, điều đó phản ánh đúng với quan hệ cung cầu thị trường. Nhưng một nhân tố có ảnh hưởng mãnh mẽ trong giai đoạn nay là tâm lý người dân vẫn chuộng USD hơn là VND.
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực, hoạt động ngoại thương, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu của Việt nam trong thời gian này gặp rất nhiều khó khăn:
* Hoạt động xuất nhập khẩu năm 1997:
- Xuất khẩu:
Tổng kim ngạch xuất khẩu không cao như dự kiến, chỉ đạt 8.955 triệu USD. Một phần do giá quốc tế của các mặt hàng xuất khẩu đều giảm, mặt khác do hàng hoá xuất khẩu của ta thiếu sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Nhập khẩu:
Năm 1997, nhập khẩu giảm so với năm 1996, tỷ lệ nhập siêu cũng giảm theo. Hoạt động kiểm soát nhập khẩu đã được triển khai một cách tích cực. Hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng chững lại. Một số doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phải ngừng hoạt động do khả năng xuất khẩu giảm hoặc do chi phí đầu vào tăng vì giá hàng nhập khẩu đang cao lên trông thấy.
* Hoạt động xuất nhập khẩu năm1998:
- Xuất khẩu:
Hoạt động xuất khẩu đã chững lại trong năm1998 đạt 9.361 triệu USD so với kế hoạch ban đầu là 11 tỷ USD. Điều này là do khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị thị trường quốc tế bị giảm sút mạnh mẽ. Tác nhân chính làm cho xuất khẩu của Việt Nam năm 1998 chững lại là:
+ Sức mua của các bạn hàng chủ chốt trong khu vực Châu Á giảm mạnh.
+ Khả năng cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam yếu đi do đồng tiền của các nước trong khu vực mất giá. Điều đáng lưu tâm là hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta lại trùng lắp với các nước có đồng tiền bị mất giá.
+ Nhu cầu tiêu thụ giảm của Châu Á đã làm cho giá thế giới của một số mặt hàng giảm khá mạnh, trong đó có nhiều hàng thuộc diện “ anh cả đỏ “ trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam.
- Nhập khẩu:
phần quan trọng trong việc hạn chế nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu. Nhưng trong bối cảnh đồng tiền các nước trong khu vực mất giá mạnh, hoạt động nhập khẩu của Việt nam cũng bị ảnh hưởng nhiều.
Nhìn chung trong năm 1998, mặc dù chính phủ đã có nhiều cố gắng để thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu nhưng kết quả vẫn còn khá khiêm tốn. Việc hai lần điều chỉnh tỷ giá chính thức của NHNN đã góp phần tạo thuận lợi hơn cho hoạt động xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu, song theo đánh giá chung thì biện pháp này vẫn chưa đủ. Đồng VND vẫn cao tương đối so với đồng USD và nhiều đồng tiền chủ chốt khác. Tỷ giá chính thức do NHNN công bố hiện cũng chưa thực sát hợp với tình hình thị trường và còn mang tính hành chính, cứng nhắc.
* Hoạt động xuất khẩu – nhập khẩu năm 1999:
Hoạt động ngoại thương của Việt nam năm 1999 có nhiều khởi sắc. Kim ngạch xuất khẩu đạt 11.523 triệu USD, tăng đáng kể so với năm 1998. Kim ngạch nhập khẩu đạt 11.636 triệu USD. Như vậy tình trạng nhập siêu đã giảm đáng kể.
Nhìn chung, năm 1999 chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Đây là kết quả của hàng loạt các giải pháp đồng bộ mà chính phủ đã triển khai và thực hiện. Đó là chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách tín dụng ngân hàng, chính sách thuế… và nhiều chính sách khuyến khích khác. Riêng về chính sách tỷ giá hối đoái thì tỷ giá đã được xác định một cách khách quan hơn, phù hợp hơn với tín hiệu thị trường theo hướng khuyến khích xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn thử thách đối với lĩnh vực này. Hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn chịu sức ép cạnh tranh do đồng bản tệ của các nước đối thủ phá giá mạnh và mặt bằng giá trên thị trường thế giới hiện nay còn đang ở mức thấp. Điều này đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực hơn nữa mới có thể duy trì nhịp độ tăng trưởng và hoàn thành kế hoạch đã được đề ra cho giai đoạn 1996 - 2000.
c. Nhận định chung về chính sách tỷ giá của Việt nam giai đoạn 1997 - 1999
Mặc dù trong những năm vừa qua, tăng trưởng kinh tế của Việt nam có giảm đi, song vẫn ở mức cao nhất so với các nước ASEAN khác. Không chỉ có vậy, đồng tiền Việt Nam cũng được đánh giá là khá vững vàng trong cơn bão tài chính vừa qua. Tỷ giá hối đoái mặc dù có những biến động nhất định nhưng vẫn thuộc quỹ đạo kiểm soát của NHNN.
Những thành quả bước đầu này là kết quả của việc thực thi hàng loạt các giải pháp đồng bộ mà chính phủ đề ra. Trong đó chính sách tỷ giá hối đoái đóng vai trò quan trọng. Trước bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, NHNN đã kịp thời điều chỉnh chính sách ngoại hối và chính sách tỷ giá của mình.
Trong khoảng thời gian 1990 - 1996, NHNN áp dụng chính sách tỷ giá cố định, có điều tiết nhẹ. Chính sách này đã góp phần quan trọng vào việc ổn định tiền tệ và điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Nhưng khi lạm phát ở mức thấp, xuất khẩu cần được đẩy mạnh thì chính sách trên không còn phù hợp nữa. NHNN đã sớm khắc phục hạn chế này và điều chỉnh thông qua hai quyết định nới rộng biên động hối đoái cho các NHTM. Việc áp dụng biên độ mới 10% này ban đầu đã cho phép các NHTM linh hoạt áp dụng tỷ giá tuỳ thuộc vào tình hình tiền tệ và mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế. Nhưng do diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng Châu Á đã tác động đến yếu tố tâm lý. Hiện tượng đầu cơ găm giữ ngoại tệ tăng dã tạo ra nhu cầu USD giả tạo làm mất ổn định thị trường ngoại hối. Mặt khác VND vẫn bị giá cao tương đối so với đồng tiền của các nước trong khu vực. Đây là trở ngại không nhỏ cho hoạt động xuất khẩu và mục tiêu ổn định tiền tệ.
Trước tình hình đó, NHNN đã có biện pháp đối phó kịp thời bằng việc tăng tỷ giá chính thức 5,6%. Bước cải tiến này đã góp phần làm dịu sức ép đối với hoạt động thanh toán đối ngoại tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do. Đồng thời chính phủ cũng đã thu hẹp biên độ giao dịch trên thị trường NTLNH từ mức 10% xuống còn ở mức 7%.
Nhìn chung, việc đổi mới trong cơ chế điều hành tỷ giá của NHNN trong thời gian qua bước đầu đã đem lại kết quả khả quan. Thị trường tiền tệ ở trạng thái ổn định, xuất khẩu gia tăng. Tuy nhiên, hoạt động điều hành tỷ giá của NHNN vẫn còn mang nặng tính hành chính. TGHĐ chưa phản ánh sát thực sức mua của đồng Việt Nam. Do đó hoạt động điều hành tỷ giá của NHNN vẫn cần phải được đổi mới hơn nữa để phù hợp với tình hình hiện nay. Có như vậy chúng mới giữ vững được sự ổn định tiền tệ và đẩy mạnh xuất khẩu - phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.