Biến động tỷ giá từ năm 2000 tính đến hết quý I năm

Một phần của tài liệu Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết - Kinh nghiệm quốc tế và chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam (Trang 29 - 32)

III. CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM TỪ 1997 ĐẾN NAY

1.4Biến động tỷ giá từ năm 2000 tính đến hết quý I năm

2. Cơ chế điều hành tỷ giá củaViệt nam từ 1997 đến nay

1.4Biến động tỷ giá từ năm 2000 tính đến hết quý I năm

suất của USD thực sự tác động đến Việt Nam. Nhưng kể từ tháng 5/ 2001, tỷ giá bắt đầu có những diễn biến bất thường, tăng liên tục qua từng tuần và nhiều khi qua từng ngày trên cả hai thị trường chính thức và tự do. Nguyên nhân là do bùng nổ “sự tăng giá USD, giảm giá VND” và kéo dài đến nay.

Thực tế là bắt đầu từ ngày 30/ 5/ 2001, tỷ giá USD/ VND bình quân trên TTNTLNH đã liên tục tăng từ 12 - 14 VND mỗi ngày. Đặc biệt là sau sự kiện 11/ 9/ 2001 ở Mỹ, ngược lại với dự đoán của các nhà phân tích, giá USD không giảm giá trị mà thậm chí trong thời gian này còn vững lên đôi chút so với đồng EURO và mạnh hơn nhiều so với đồng JPY. Lúc này, giá USD tăng mạnh, khoảng 3,8% so với 3,4% vào năm 2000.

Diễn biến tăng chỉ số giá USD trên TTNTLNH từ năm 2000 đến hết quý I/ 2002:

Năm 2000 (kỳ gốc) Tháng 3/ 2001 Tháng 12/ 2001 Tháng 3/ 2002

106,7% 103,8% 100,5% 100,2%

Nguồn: Tạp chí Ngân Hàng

Tính đến hết quý I năm 2002, mức tăng CPI 2,5% là kết quả đáng khích lệ. Nó nói lên nền kinh tế đang thoát khỏi tình trạng giảm phát kéo dài đã nhiều năm. Về động thái tiền tệ, chỉ số quý I tăng 2,5% so với chỉ tiêu lạm phát cả năm từ 3 - 4% là hợp lý, thể hiện sức mua đối nội của VND không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, trong quý này, giá USD tăng 0,5 % là biểu hiện sự mất giá VND so với USD. Tỷ giá hối đoái bình quân tính đến 13/ 5/ 2002 là USD/ VND = 1/ 15228 (theo số liệu của ICB). Như vậy, sự biến động tỷ giá hối đoái trong thời gian qua là bình thường và vẫn nằm trong khuôn khổ cho phép và trong tầm kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước.

Có năm nhân tố cơ bản quyết định tỷ giá giữa hai đồng tiền là: tương qua về tiềm năng tăng trưởng kinh tế, diễn biến về lạm phát, cung cầu ngoại tệ, tình hình cán cân thanh toán, và tương quan lãi suất. Khi xem xét biến động tỷ giá USD tại Việt nam trong thời gian gần hai năm qua, chúng ta không thể giải thích được nếu dựa vào phân tích tương quan tăng trưởng và lạm phát tại hai nền kinh tế Mỹ và Việt Nam. Do sự chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển của hai nền kinh tế. Nếu áp dụng lý thuyết một cách máy móc thì đây có thể coi là “nghịch lý” vì lạm phát tại Mĩ luôn cao do kinh tế tăng quá nóng trong khi kinh tế Việt Nam lại trải qua giai đoạn

cơ suy thoái từ cuối năm 2000, trong khi tăng trưởng GDP của Việt nam vẫn được hồi phục và duy trì.

Vì vậy, chỉ có thể phân tích biến động tỷ giá USD tại Việt Nam trong thời gian qua thông qua ba nhân tố còn lại là cung cầu ngoại tệ, cán cân thanh toán và lãi suất.

Trong thời gian qua, cung cầu ngoại tệ diễn ra căng thẳng do cung ngoại tệ thì giảm mà cầu ngoại tệ thì tăng. Bên cạnh đó, nhân tố lãi suất đã biểu hiện gia tăng rõ rệt về mức độ ảnh hưởng. Để thực hiện mục tiêu kích cầu, khuyến khích đầu tư chúng ta đã liên tục hạ lãi suất VND, trong khi đó lãi suất USD trên thị trường quốc tế lại liên tục tăng. Do vậy, các doanh nghiệp không muốn vay USD mà chuyển sang vay VND, dân cư và cả các doanh nghiệp không muốn chuyển đổi USD sang VND, ngược lại muốn gửi USD trên tài khoản. điều đó làm cho nhu cầu về USD tăng lên, và cung về USD đã giảm đi đáng kể.

Tuy nhiên, tình hình cán cân thanh toán vẫn là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến tỷ giá của USD so với VND trong suốt thời gian qua. Trong năm 2000, nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp nhập khẩu tăng lên rất nhiều. Từ đầu năm 2000, do tăng trưởng kinh tế phục hồi cùng với việc chính phủ đẩy mạnh tiến trình tháo gỡ những hạn chế hành chính với hoạt động nhập khẩu đã làm tăng mạnh nhu cầu nhập khẩu, nên mặc dù xuất khẩu đã tăng khá nhưng mức thâm hụt cán cân thương mại vẫn gia tăng đáng kể (năm 2000 là 892triệu USD). Trong nửa đầu năm 2001, tình hình tăng trưởng xuất khẩu cũng chững lại.

Trong thời gian qua, mặc dù tỷ giá có những biến động có vẻ như “bất thường” nhưng NHNN không áp dụng những biện pháp can thiệp thị trường với liều lượng mạnh hoặc sử dụng trở lại những biện pháp hành chính. điều này lại khẳng định thêm quyết tâm theo đuổi chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt theo cung cầu thị trường.

Trước những diễn biến phức tạp này, nếu không để tỷ giá điều chỉnh theo cung cầu thị trường một cách phù hợp, sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam sẽ bị sụt giảm đáng kể. Tỷ giá điều chỉnh như vừa qua sẽ tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang các nước như Châu Âu và Nhật Bản khi phải cạnh tranh với các nước Châu Á.

Một phần của tài liệu Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết - Kinh nghiệm quốc tế và chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam (Trang 29 - 32)