buộc
Các quy định hiện hành về đối tượng kiểm toán bắt buộc chưa thực sự đáp ứng đầy đủ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đối với việc xây dựng nền tài chính lành mạnh, công khai và minh bạch.
Thứ hai: Tiếp tục rà soát, cập nhật và hoàn thiện nội dung của và 38 Chuẩn mực kiểm toán đã ban hành; hoàn chỉnh, bổ sung những điểm còn chưa phù hợp hoặc chưa thống nhất do các Chuẩn mực được ban hành thành 5 đợt trong 5 năm khác nhau; cập nhật, chỉnh sửa và bổ sung để theo kịp với các chuẩn mực kiểm toán quốc tế đã ban hành vì chuẩn mực kiểm toán ở Việt Nam đã qúa lạc hậu so với quốc tế.
Thứ ba: Trong quá trình xây dựng hệ thống hệ thống chuẩn mực kiểm toán, một việc không thể không làm là nghiên cứu, ban hành hệ thống Chuẩn mực kế toán Nhà nước phù hợp với Chuẩn mực quốc tế về kế toán công do IFAC ban hành. Việc này đang được Bộ Tài chính triển khai, bước đầu là dịch toàn bộ các Chuẩn mực quốc tế về kế toán công ra tiếng Việt để có cơ sở học tập, nâng cao nhận thức về nó, làm cơ sở cho việc ban hành trong vài năm tiếp theo
Thứ tư: Thực hiện chuyển giao công việc kiểm soát kiểm toán từ cơ quan Nhà nước cho các tổ chức nghề nghiệp
Trong vài năm tới đây, Chính phủ hoặc Bộ Tài chính cần tiếp tục ban hành văn bản luật để chuyển giao tiếp và mạnh hơn nữa công việc quản lý hành nghề kiểm toán từ cơ quan Nhà nước sang cho các tổ chức nghề nghiệp. Các tổ chức nghề nghiệp đã có như Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam (VAA), Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) cần duy trì và phát triển mạnh mẽ hơn, phải thực sự là tổ chức độc lập và tự quản, mang tính nghề nghiệp cao, phải có uy tín và danh tiếng để thu hút Hội viên đẳng cấp nghề nghiệp cao hướng đến mục tiêu ngang tầm khu vực và quốc tế.
Hiện tại VACPA đã được Bộ Tài chính uỷ quyền (theo Quyết định số 47/2007/QĐ-BTC) thực hiện một số công việc thuộc chức năng của Bộ theo Quy định tại Điều 33 Nghị định 105/2004/NĐ-CP) như:
_ Quản lý thống nhất danh sách kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đang hành nghề kiểm toán độc lập; Xác nhận công ty đủ điều kiện hành nghề và công khai danh sách đó;
_ Thực hiện việc đào tạo và cập nhật kiến thức hàng năm cho Kiểm toán viên;
_ Thực hiện việc kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán trong các doanh nghiệp kiểm toán.
Trên thực tế điều kiện để chuyển giao công việc cập nhật, biên soạn Chuẩn mực kiểm toán cho VACPA đã khá chín muồi. Quá trình chuyển giao trên sẽ là cơ sở
thực tiễn trong quá trình xây dựng Luật kiểm toán độc lập cũng như Việt Nam đàm phán với các tổ chức quốc tế và các nước để tạo ra sự thừa nhận của quốc tế trong hoạt động nghề nghiệp. Vấn đề này đặc biệt quan trọng vì Việt Nam đang trong quá trình đàm phán Hiệp định khung về thừa nhận lẫn nhau trong hành nghề kế toán, kiểm toán với các nước trong khu vực ASEAN
Điều kiện thực hiện chuyển giao:
- Về phía VACPA: cần tăng cường hoàn chỉnh bộ máy, tăng thêm lực lượng chuyên trách, tổ chức các ban chuyên môn để đảm bảo tổ chức thực hiện việc cập nhật các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiệu quả với chất lựa cao nhất. - Về phía Bộ tài chính: Cử người tham gia Ban nghiên cứu , Cập nhật thay đổi
Chuẩn mực kiểm toán để hỗ trợ về trí tuệ và kinh nghiệm trong quá trình triển khai và thuận tiện cho việc xem xét, trình Bộ khi công việc hoàn thành. Đồng thời Bộ cũng hỗ trợ về kinh phí theo qui định.
- Trên cơ sở chuyển giao dần các chức năng quản lý cùa Bộ tài chính mà trước tiên là quản lý hoạt động hành nghề của kiểm toán viên và công ty kiểm toán, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán, thực hiện việc cập nhật kiến thức hàng năm cho kiểm toán viên và tiếp theo là nghiên cứu, cập nhật các chuẩn mực kiểm toán cho phù hợp với thông lệ quốc tế và các nước trong khu vực. Đây cũng là trách nhiệm to lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển cùa VACPA trong vai trò quản lý nghề nghiệp chuyên nghiệp, phù hợp với thông lệ quốc tế và có cơ sở thực tiễn để sớm được Quốc tế công nhận.
- Việc đã và sẽ chuyển giao dần các công việc thuộc chức năng của Bộ Tài chính cho VACPA phải thực hiện theo lộ trình phù hợp và phải có tính khả thi. Trong thời gian sớm nhất, các nội dung công việc Bộ Tài chính đã và cần chuyển giao cho VACPA cho phù hợp với thông lệ quốc tế, (bao gồm cả việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ Kiểm toán viên, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán, chấp thuận và không cho phép hành nghề kiểm toán…) phải được nghiên cứu để qui định rõ trong Luật Kiểm toán độc lập để phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn cơ quan quản lý nhà nước và Hội nghề nghiệp.
Tóm lại, Theo xu thế thời đại, khi thế giới chúng ta đang ngày càng thu hẹp lại, các giao dịch xuyên quốc gia đang ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ hơn, tất cả các quốc gia đang tìm cách hoà hợp các Chuẩn mực kiểm toán trong nước với các Chuẩn mực quốc tế. Chính vì thế, cùng với các lĩnh vực khác của Việt Nam đang trong quá trình tiến tới một khuôn khổ pháp lý chung, ngành kiểm toán Việt Nam cũng theo con đường đó - Con đường duy trì và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế để phát triển nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam phù hợp với thông lệ chung được thừa nhận nhằm đạt được sự công nhận của khu vực và quốc tế, làm rạng danh các thế hệ cán bộ kế toán, kiểm toán Việt Nam, góp phần phát triển nền kinh tế, tài chính.