Học Tập Tốt.
Ông bà, cha mẹ luôn dành những điều tốt đẹp nhất và mong muốn con cháu mình sẽ thành đạt trong cuộc sống. Ngạn ngữ có câu con cái không thể chọn lựa cha mẹ là đúng, ở đây tác giả muốn đề cập đến là: đề tài đã chỉ rõ nghề nghiệp của cha mẹ ảnh hưởng đến quá trình học tập của con cái (trang…..) vì vậy nên chăng các bậc cha mẹ hãy cần quan tâm đến công tác vì vậy công tác giáo dục và quan tâm đến con cái hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ tâm lý con cái và có phương pháp giáo dục hiệu quả và tạo cho học sinh những môi trường tốt nhất, Giáo dục gia đình cần xem xét ở nhiều góc độ khác nhau, thông thường, người ta có nhiều tiền thì điều kiện chăm lo cho tương lai con cái nhiều hơn, tạo cho chúng một môi trường học tập tốt hơn như: (quen biết với bạn bè, điều kiện học tập, tiếp cận những thông tin và văn hóa hiện đại…). Tuy nhiên không ít trường hợp con hư tại gia đình nghèo quá hoặc giàu quá, bố mẹ mải lo kiếm sống không có thời gian và cả điều kiện để lo cho con cái. Thực tế vẫn có trường hợp cha mẹ lo cho con đầy đủ nhưng con vẫn hư học tập không tốt, có phải xã hội và nhà trường là nguyên nhân?. Chúng ta nên nghĩ rằng không chỉ nên xem xét chỉ ở
40
phía các thầy cô giáo, mà gia đình là một trong những yếu tố quan trọng. Trong gia đình thì vai trò của người bố và người mẹ là quan trọng nhất (dĩ nhiên cũng có sự ảnh hưởng của các thành viên khác như ông bà, cô dì, chú bác…trong dòng họ) nhưng ở đây tác giả muốn nhấn mạnh sự quan trọng của cha mẹ trong gia đình như: (quantâm đến con cái trong nhà, dạy cho các em những vấn đề “kỉ cương, tình thương, trách nhiệm, các vấn đề tự giác trong học tập, .... giống như trong nhà trường). Cha mẹ cần có lý luận đơn giản và những nguyên tắc về giáo dục. Gia đình cần quan tâm đến con cái của mình nhiều hơn nữa. Và có thể nói xây dựng một mô hình gia đình có ảnh hưởng tốt đến công việc học tập của học sinh trong nhà trường tác giả thiết nghĩ cần thiết phải có. Và sau đây tác giả đưa ra suy nghĩ của mình và cụ thể hóa bằng 3 giải pháp sau:
1) Thứ nhất: Gia đình cần quan tâm động viên con cái những ý thức tự giác, định hướng cho con những bước tiến trong tương lai, làm sao để con cái tự cảm thấy có trách nhiệm với bản thân và mọi người. Luôn coi trọng việc học tập trong nhà trường, yêu cầu con làm các công việc nhà (giúp đỡ ông bà bố mẹ như một lẽ tự nhiên...). Cha, mẹ cần là tấm gương tốt luôn gần gũi bên các con, để các con khát khao muốn giống họ. Cha mẹ dù bận cũng nên dành thời gian bên con và phải có mối liên hệ thường xuyên hiệu quả với nhà trường.
2) Thứ hai: Chúng tôi thiết nghĩ giáo dục có thể chia làm ba nội dung lớn là giáo dục của gia đình, giáo dục ở nhà trường và giáo dục của xã hội, nhưng giáo dục của nhà trường và của xã hội chỉ là sự bổ sung cho giáo dục trong gia đình. Cần xem lại quan hệ giữa các bậc phụ huynh với nhà trường. Hiện nay trong bối cảnh bạo lực gia đình gia tăng, những hình ảnh bố mẹ, anh chị em đánh chửi nhau có tác động rất mạnh đến các em. Chúng trở nên những đưa trẻ thiếu tình cảm, thiếu tự tin, sống thu mình và rất dễ manh động. Những học sinh này cũng rất dễ trở thành những học sinh cá biệt trong trường học.
3) Thứ ba: Con người có thể thông qua cố gắng và học tập, hướng tới tương lai đây là sức mạnh của bản thân và cũng là điều rất quan trọng. Thế nhưng, trong quá trình trưởng thành của bất cứ ai, đều cần phải dựa cả vào sức mạnh của gia đình cũng như sự thúc đẩy của xã hội. Chẳng hạn như việc học hành của con cái gặp phải khó khăn, ai là người khích lệ?, khi con cái thi không đạt điểm trung bình, thì ai là người giúp đỡ?, khi con cái muốn bước về phía trước một bước, thì ai là người nâng đỡ ?. Chúng tôi
41
cho rằng cha mẹ là người đã làm những việc này. Trong quá trình này, cha mẹ đã nâng đỡ con cái và khiến cho con cái càng tràn đầy lòng tin trong bước đường trưởng thành, có một lý tưởng càng rõ rệt hơn, có quy hoạch càng tốt hơn đối với tương lai của các em.
Và một khi các em đã có một chỗ dựa vững chắc là gia đình thì ít nhiều động cơ học tập của các em sẽ được hình thành và ngày càng được củng cố, các em sẽ là những con ngoan trò giỏi, góp phần xây dựng nên một nền giáo dục chất lượng, một xã hội văn minh.