0
Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Lương khoán

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUANG ANH (Trang 66 -71 )

Công ty khi giao việc cho các Xưởng sẽ ký một Hợp đồng giao khoán nội bộ với chủ nhiệm đồ án (hoặc chủ trì công trình - đối với khảo sát.Trong Hợp đồng giao khoán nêu rõ tỷ lệ khoán cho công trình là bao nhiêu và bao gồm các mục chi phí nào. Nếu là 35% thì: 25% là lương; 10% là chi công tác phí, tiếp khách…

Hiện tại, tỷ lệ lương khoán cho các Xưởng là 25% trên doanh thu.

Các Chủ nhiệm đồ án sẽ chia lương cho các thành viên tham gia: (đối với thiết kế)

- 10% cho Chủ nhiệm đồ án - 5% cho bộ phận kiểm tra - 10% cho Tổ hoàn thiện

GVHD: Đỗ Thị Hạnh

- 10% cho bộ phận tính dự toán - 40% cho các bản vẽ kiến trúc - 25% cho các bản vẽ kết cấu

Hàng tháng, Công ty ứng lương cho các bộ phận trực tiếp với mức lương bình quân 700.000đ/người. Khi một công trình nào đó hoàn thành, Phòng Tài chính và kinh doanh xác định với Chủ nhiệm đồ án về khối lượng nghiệm thu bàn giao, từ đó xác định sản lượng của từng thành viên trong một Xưởng (dựa vào Bảng thanh toán lương khoán công trình). Cuối năm, quyết toán một lần, chi nốt cho người lao động tiền sản lượng sau khi đã trừ đi số tiền ứng hàng tháng theo tỷ lệ tiền thu về.

Cụ thể một công trình, dự án khi thực hiện như sau:

- Các thủ tục khi được tính lương:

+ Biên bản bàn giao nghiệm thu, xác định doanh thu ban đầu.

+ Các quyết định phê duyệt của đơn vị chủ quản để xác định đúng doanh thu. + Tiền thu về: Là số tiền khách hàng trả dưới dạng ứng trước hoặc trả toàn bộ. + Hợp đồng giao khoán nội bộ để xác định tỷ lệ giao khoán với chủ nhiệm đồ án.

+ Các bảng thanh toán, bảng tạm ứng lương hoặc chi phí công trình, dự án. + Bảng kê chi phí công tác, vật liệu, chi công tác viên hoặc khâu chuyển tiền,....

Cách tính các khoản trích theo lương tại Công ty

Các khoản trích theo lương bao gồm: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn và Bảo hiểm thất nghiệp. Việc trích lập các khoản này là việc làm bắt buộc đối với các Doanh nghiệp vì lợi ích của người lao động theo quy định của nhà nước

a. Bảo hiểm xã hội (BHXH)

* BHXH là số tiền được trích để trả cho người lao động khi họ về hưu, ốm đau, tử tuất,... Căn cứ để tính và trích BHXH là:

- Số tiền khấu trừ vào lương của người lao động:

Số BHXH = Hệ số lươngcơ bản + Hệ số phụ cấp x Mức lươngtối thiểu x %7

GVHD: Đỗ Thị Hạnh Số BHXH phải nộp = Hệ số lương cơ bản + Hệ số phụ cấp x Mức lương tối thiểu x 17 %

Ví dụ: Trong tháng 12 công try trích BHXH cho chị Nguyến Thị Hà nhân viên bán hàng với hệ số lương cơ bản là 1,55 số tiền phụ cấp ăn ca và xăng xe là 650.000 mức lương cơ bản tối thiểu là 1.050.000

- Số tiền khấu trừ vào lương của người lao động:

Số BHXH = (1.050.000 x 1,55 + 650.000) x 7% = 159.425 - Số tiền DN trả tính vào chi phí sản xuất kinh doanh:

Số BHXH phải nộp = (1.050.000 x 1,55 + 650.000 x 17%) = 387.175

* Trợ cấp bảo hiểm xã hội

Đối với những cán bộ công nhân viên đã tham gia đóng BHXH khi bị tai nạn, ốm đau sẽ được hưởng trợ cấp BHXH

Số tiền trợ cấp = Số ngày nghĩ tính BHXH x Lương cấp bậc x Tỷ lệ % BHXH - Chế độ trợ cấp ốm đau:

+ Đã đóng BHXH dưới 15 năm: hưởng 30 ngày/năm. + Đã đóng 15 năm <BHXH <30 năm: hưởng 40 ngày/năm + Đã đóng BHXH trên 30 năm: hưởng 50 ngày/năm.

Cán bộ công nhân viên mắc chứng bệnh điều trị dài ngày theo Danh mục của Bộ Y Tế thì được hưởng BHXH trong thời gian điều trị

- Chế độ trợ cấp thai sản:

+ Trong thời gian có thai được nghỉ việc đi khám thai 3 lần, mỗi lần 1 ngày.

+ Trong thời gian sẩy thai thì được nghỉ 20 ngày nếu thai dưới 3 tháng, 30 ngày nếu thai từ 3 tháng trở lên.

+ Nghỉ hộ sản 4 tháng để nuôi con. - Chế độ trợ cấp nuôi con ốm:

+ 20 ngày/năm đối với các con dưới 3 tuổi. + 15 ngày/năm đối với các con từ 4-7 tuổi.

GVHD: Đỗ Thị Hạnh

- Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

Người lao động bị tai nạn trong các trường hợp sau đây được hưởng trợ cấp tai nạn lao động:

+ Bị tai nạn trong giờ làm việc, tại nơi làm việc kể cả làm việc ngoài giờ do yêu cầu của người sử dụng lao động.

+ Bị tai nạn ngoài nơi làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

+ Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm.

Các trường hợp trên tuỳ theo mức suy giảm khả năng lao động mà hưởng các mức trợ cấp theo quy định

- Chế độ hưu trí

Người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng lúc nghỉ việc khi có một trong các điều kiện sau:

+ Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

+ Nếu đóng BHXH đủ 15 năm thì được hưởng trợ cấp 2% - Chế độ tử tuất:

Người lao động đang làm việc, người lao động nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, người lao động đang hưởng lươnghưu hoặc trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng, khi chết người lao động được hưởng tiền mai táng bằng 8 tháng lươngtối thiểu.

+ Đối với trườnghợp nghỉ việc chăm sóc con ốm thì mức trợ cấp trả lương BHXH với tỷ lệ hưởng là 75%.

Mức trợ cấp = Lương cơ bản x Hệ số cấp bậc26 x 75% x Số ngày nghĩ

+ Đối với trường hợp sẩy thai, tai nạn lao động thì mức trợ cấp trả lương thay BHXH là 100%.

Mức trợ cấp = Lương cơ bản x Hệ số cấp bậc x Số tháng nghỉ

b .Bảo hiểm y tế (BHYT).

GVHD: Đỗ Thị Hạnh

cho việc khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Quỹ BHYT thanh toán 80% tiền khám chữa bệnh người lao động chỉ phải trả 20%. Căn cứ để tính và trích BHYT là:

- Số tiền khấu trừ vào lương của người lao động:

Số BHYT = Hệ số lươngcơ bản + Hệ số phụ cấp x Mức lương tốithiểu x 1,5%

- Số tiền DN trả tính vào chi phí sản xuất kinh doanh:

Số BHYT = Hệ số lươngcơ bản + Hệ số phụ cấp x Mức lương tốithiêu x 3%

Ví dụ : Trong tháng 12 công ty tính BHYT cho chị Lê Thị hồng nhân viên bộ phận bán hàng với mức lương tối thiểu 1.150.000, hệ số lương cơ bản là 2.0, số tiền phụ cấp 560.000

- Số tiền khấu trừ vào lương của người lao động:

Số BHYT = (2.0 x 1.150.000 + 560.000 ) x 1.5% = 42.900 - Số tiền DN trả tính vào chi phí sản xuất kinh doanh: Số BHYT = (2.0 x 1.150.000 + 560.000 ) x 3% = 85.800

c.Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

BHTN là số tiền được trích để trợ cấp cho người lao động bị mất việc làm. Điều kiện để được hưởng trợ cấp BHTN là:

- Người lao động đã đóng BHTN 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi mất việc làm.

- Người lao động đã đăng ký BHTN với tổ chức BHXH.

- Người lao động chưa tìm được việc sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp.

Căn cứ để tính và trích BHTN:

- Số tiền khấu trừ vào lương của người lao động:

GVHD: Đỗ Thị Hạnh

- Số tiền DN trả tính vào chi phí sản xuất kinh doanh:

Số BHYT = Hệ số lươngcơ bản + Hệ số phụcấp x Mức lương tốithiêu x 1%

Ví dụ : Trong tháng 12 công ty tính BHTN cho chị Lê Thị Phương Hoa nhân viên bộ phận bán hàng với mức lương tối thiểu 1.150.000, hệ số lương cơ bản là 2.0, số tiền phụ cấp 560.000

- Số tiền khấu trừ vào lương của người lao động:

Số BHTN = (2.0 x 1.150.000 + 560.000 ) x 1% = 28.600 - Số tiền DN trả tính vào chi phí sản xuất kinh doanh: Số BHTN = (2.0 x 1.150.000 + 560.000 ) x 1% = 28.600

d.Kinh phí công đoàn (KPCĐ).

KPCĐ được trích nhằm mục đích phục vụ cho các hoạt động về công đoàn trong doanh nghiệp.

Căn cứ để tính và trích KPCĐ là:

Tiền lương thực tế phải trả cho lương LĐ x 2%. Doanh nghiệp tính 2% này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Ví dụ : Trong tháng 12 công ty tính KPCD cho chị Lê Thị Phương Hoa nhân viên bộ phận bán hàng với mức lương tối thiểu 1.150.000, hệ số lương cơ bản là 2.0, số tiền phụ cấp 560.000

- Số tiền DN trả tính vào chi phí sản xuất kinh doanh: Số KPCD = (2.0 x 1.150.000 + 560.000 ) x 2% = 57.200

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUANG ANH (Trang 66 -71 )

×