Tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần quang anh (Trang 58 - 99)

2.1.3.1.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán.

Công ty có mô hình tổ chức kế toán theo hình thức tập trung. Có nghĩa là một phòng kế oán trung tâm tại Công ty và các kế toán viên ở các dự án phụ thuộc không có tổ chức kế toán riêng.

2.1.3.1.2. Cơ cấu tổ chức bô máy kế toán tại công ty.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Nhiệm vụ của mỗi người trong phòng kế toán:

Kế toán trưởng : có nhiệm tổ chức điều hành toàn bộ hệ thống kế toán, chỉ đạo trực tiếp toàn bộ nhân viên kế toán trong công ty, làm tham mưu cho tổng giám đốc về các hoạt động kinh doanh, tổ chức kiểm tra kế toán nội bộ trong công ty.

Kế toán tổng hợp (kiêm phó phòng kế toán) là người chịu trách nhiệm về công tác hạch toán của công ty, trực tiếp kiểm tra và giám sát quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin đối tượng liên quan. Ngoài ra, kế toán tổng hợp định kỳ phải lập báo cáo tài chính và các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của quản lý

Kế toán tiền mặt (kiêm thủ quỹ) có nhiệm vụ lập các phiếu thu, phiếu chi, ghi sổ theo dõi số tiền mặt tại quỹ của công ty trên cơ sở các lệnh thu, chi tiền mặt và các hóa đơn liên quan.

Kế toán vật tư căn cứ vào các phiếu nhập, xuất vật tư, bảng phân bổ vật tư do kế toán của các bạn dự án gửi lên để theo dõi, đối chiếu với địnhmức dự toán của công trình và lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ toàn công ty.

Ban Giám đốc

Phòng

GVHD: Đỗ Thị Hạnh

Kế toán TSCĐ có nhiệm vụ phản ánh với giám đốc việc mua sắm trang thiết bị, bảo quản và sử dụng TSCĐ. Tính đúng khấu hao, phân bổ khấu hao vào các đối tượng chịu chi phí. Tính chi phí sửa chữa TSCĐ. Hạch toán chính xác chi phí thanh lí, nhượng bán TSCĐ.

Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ viết phiếu thu, chi theo đúng chứng từ đã được duyệt, lập các chứng từ thanh toán bằng chuyển khoản. Phản ánh kịp thời, đầy đủ số hiện có và tình hình luân chuyển vốn của công ty.

Kế toán tiền lương và BHXH căn cứ vào bảng chấm công của các ban dự án tiếnhành tính lương cho công nhân và cán bộ trong công ty đồng thời tính các khoản tiền BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ của nhà nước.

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp có nhiệm vụ tập hợp CP và tính giá thành sản phẩm.

Kế toánthuế thực hiện các công tác có liên quan đến thuế

Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 2.1.3.2. Các chính sách kế toán đang áp dụng tại công ty:

Công ty đã áp dụng Chế độ Kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ Tài Chính.

 Kỳ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.  Kỳ báo cáo lập theo quý và theo năm.

 Đơn vị tiền tệ dùng để hạch toán là đồng Việt Nam.  Thuế GTGT được tính theo phương phápkhấu trừ.

Kế toán tiền mặt Trưởng phòng Kế toán trưởng Phó phòng Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán tiền lương và Bảo hiểm xã hội Kế toán tài sản cố định Kế toán vật tư Kế toán chi phí sản xuất và tính Z Kế toán thuế Thủ quỹ

GVHD: Đỗ Thị Hạnh

 Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Giá xuất hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền.

GVHD: Đỗ Thị Hạnh

Ghi chú

Ghi hằng ngày

Ghi cuối tháng hoặc định kì Quan hê đối chiếu,kiểm tra

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ quy trình sổ ở công ty

CHỨNG TỪ GỐC BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ GỐC CHỨNG TỪ GHI SỔ SỔ CÁI BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH SỔ, THẺ

KẾ TOÁN CHI TIẾT SỔ QUỸ

BÁO CÁO TÀI CHÍNH SỔ ĐĂNG KÝ

CHỨNG TỪ GHI SỔ

BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT

GVHD: Đỗ Thị Hạnh

2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUANG ANH.

2.2.1. Đặc điểm về lao động của Công ty CP Quang Anh

Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công Ty là sản xuất và kinh doanh gạch ngói do vậy Công Ty không đòi hỏi tất cả mọi người đều phải có trình độ đại học mà chỉ bắt buộc đối với các trưởng văn phòng đại diện và những người làm trong phòng kế toán là phải có bằng đại học. Tại công ty tỉ trọng của những người có trình độ trung cấp và công nhân chiếm 75% trên tổng số cán bộ công nhân viên toàn Công Ty và nó được thể hiện qua bảng đánh giá sau:

Bảng 2.2. Trình động người lao động trong công ty hiện nay

STT CHỈ TIÊU SỐ CNV TỶ TRỌNG 1 -Tổng số CBCNV 100 100 2 Nam 80 80 3 Nữ 20 20 4 - TRÌNH ĐỘ 5 Đại học 25 25 6 Trung cấp 55 55 7 Công nhân 20 20

2.2.2. Phương pháp tính lương tại công ty cổ phần Quang Anh

2.2.2.1 Trả lương theo thời gian

Theo hình thức này tiền lương trả cho người lao động tính theo thời gian làm việc, cấp bậc và tháng lương tiêu chuẩn do Nhà nước quy định. Thời gian làm việc của người lao động càng dài thì hệ số lương càng cao nhưng nó chỉ tăng đến mức giới hạn của thang lương thì không còn tăng nữa. Chế độ trả lương này áp dụng cho khối lao động gián tiếp bao gồm nhân viên khối văn phòng, nhân viên kinh doanh, bảo vệ…

Căn cứ tính lương là hệ số lương của người lao động và mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Bảng chấm công được hoàn thành vào ngày cuối cùng của tháng. Công ty hiện đang làm việc 6 ngày/ tuần, riêng công nhân dưới dãn ca để đảm bảo 26 ngày công. Bảng chấm công do từng phòng ban theo dõi, ghi chép một cách cụ thể ngày nghỉ và lý do nghỉ. Riêng lãnh đạo, cán bộ,

GVHD: Đỗ Thị Hạnh

trưởng, phó các phòng ban còn được cộng thêm hệ số cấp bậc, chức vụ. Lương thời gian được tính theo công thức sau:

Lương thời gian = Lương thực tế x Số ngày làm việc thực tế 26 ngày Trong đó:

Lương thực tế = Hệ số lương x Lương cơ bản + Các khoản phụ cấp.

Ví dụ 1: Ngày 25 tháng 12 năm 2013, công ty tính lương thời gian cho anh Nguyễn văn Hoàng với số ngày công là 26 ngày, anh là nhân viên kế toán trong phòng kế toán tài chính nên anh có hệ số lương cơ bản là 2,34. Mức lương thực tế là 2.300.000 đồng / tháng Lương thời gian = 2,34 x 2.300.000 x 26 26 Lương theo thời gian = 5.382.000

Ví dụ 2: Ngày 25 tháng 12 năm 2013, công ty tính lương thời gian cho anh Trần Thế An với số ngày công là 28 ngày, anh là nhân viên kế toán trong phòng kế toán tài chính nên anh có hệ số lương cơ bản là 2,34. Mức lương thực tế là 2.300.000 đồng / tháng Lương thời gian = 2,34 x 2.300.000 x 28 26 Lương theo thời gian = 5.796.000

Ví dụ 3: Ngày 25 tháng 12 năm 2013, công ty tính lương thời gian cho anh Trần Văn Hải với số ngày công là 23 ngày, anh là nhân viên kế toán trong phòng kế toán tài chính nên anh có hệ số lương cơ bản là 2,34. Mức lương thực tế là 2.300.000 đồng / tháng

Lương thời

gian =

2,34 x 2.300.000 x 23 26

Lương theo thời gian = 4.761.000

Các khoản phụ cấp phải trả cho cán bộ công nhân viên.

Ngoài tiền lương chính theo thời gian, tuỳ theo chức vụ, trình độ và bảng lương của Nhà nước mà mỗi cán bộ công nhân viên trong công ty sẽ có các khoản phụ cấp theo quy định của Nhà nước và quy chế của công ty:

GVHD: Đỗ Thị Hạnh

trong công ty nhằm động viên, khuyến khích tinh thần trách nhiệm của họ với quyền hạn chức năng quản lý của mình.

Mức phụ cấp trách nhiệm = Hệ số trách nhiệm x Mức lương tối thiểu. Hệ số trách nhiệm được quy định trong bảng sau:

Chức vụ Hệ số trách nhiệm

Trưởng phòng đổi trưởng 0,4

Phó Phòng, Đội Phó 0,3

Chủ tịch công đoàn, Thủ Quỹ 0,1

- Phụ cấp ăn ca: là khoản tiền công ty hỗ trợ thêm cho cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao sức khoẻ và giảm bớt một phần chi phí cho họ.

Phụ cấp ăn ca = 540.000/ người lao động

- Phụ cấp điện thoại: nhân viên làm ở vị trí phải giao dịch, liên lạc nhiều với khách hàng tuỳ theo vị trí công ty sẽ có mức phụ cấp thêm phù hợp.

- Phụ cấp xăng xe: đối với nhân viên làm việc trong hoàn cảnh phải di chuyển nhiều tuỳ theo vị trí công ty sẽ hỗ trợ thêm tiền xăng đi lại

Thanh toán lương cho CBCNV

Hàng tháng, Công ty CP SX&TM Cát Lợi thanh toán tiền lương cho cán bộ CNV làm 2 kỳ:

- Kỳ 1: kỳ tạm ứng lương vào ngày 15 hàng tháng. Số tiền tạm ứng căn cứ vào Danh sách tạm ứng lương do nhân viên phòng Kế toán – tài vụ lập.

- Kỳ 2: trả số tiền lương còn lại vào ngày cuối cùng của tháng đó sau khi trừ đi số đã tạm ứng và các khoản khấu trừ vào thu nhập.

Trong tháng cuối năm cán bộ công nhân viên trong công ty được hưởng tháng lương thứ 13 coi như một khoản tiền thưởng, người lao động được hưởng nguyên lương

Ví dụ:

1. Tính lương tháng 12 năm 2013 cho anh Lê Văn Hoàng là nhân viên kế toán tại công ty.

GVHD: Đỗ Thị Hạnh

1,80

Lương cơ bản của anh Hoàng là: 2.300.000 đồng/tháng. Các khoản phụ cấp:

+ Phụ cấp ăn trưa là 540.000đồng/tháng

+ Phụ cấp xăng xe, điện thoại là 200.000đồng/tháng

 Lương thực tế = 1,8*2.300.000+540.000+200.000= 4.700.000đồng - Tháng 12 năm 2013 anh Hoàng làm 26 ngày thực tế

=> Lương tháng 12/2013 của anh Hoàng là

LAnh HoàngT12/2013 = 4.700.00026 ngày x 23 ngày = 4.158.000đồng/tháng 2. Tính lương tháng 12 năm 2013 cho anh Nguyễn Văn Hải Phó phòng Kế toán công ty.

Anh Hải với bằng cấp là đại học nên hệ số lương của anh Hải là 2,34 Lương cơ bản của anh Hải là: 2.500.000đồng/tháng.

Các khoản phụ cấp:

+ Phụ cấp ăn trưa là 540.000đồng/tháng

+ Phụ cấp xăng xe, điện thoại là 500.000đồng/tháng

+ Phụ cấp trách nhiệm của anh Hải là:0,3*2.500.000=750.000 đồng

 Lương thực tế = 2,34*2.500.000+540.000+500.000 +750.000 =7.640.000 đồng

- Tháng 12 năm 2013 anh Hải làm 26 ngày thực tế => Lương tháng 12/2013 của anh Hoàng là

LAnh Hải T12/2013 = 7.640.00026 ngày x 26 ngày = 7.640.000đồng/tháng

2.2.2.2.Tiền lương phép

Đối với nghỉ phép, số ngày được nghỉ của cán bộ công nhân viên được tăng dần cùng với số năm công tác tại công ty.

GVHD: Đỗ Thị Hạnh

12 ngày/năm.

- Thời gian làm việc từ 5 đến 10 năm: được nghỉ phép thêm 1 ngày. - Thời gian làm việc từ 11 đến 15 năm: được nghỉ phép thêm 2 ngày. - Thời gian làm việc từ 16 đến 20 năm: được nghỉ phép thêm 3 ngày. - Thời gian làm việc từ 21 đến 25 năm: được nghỉ phép thêm 4 ngày. - Thời gian làm việc từ 26 đến 30 năm: được nghỉ phép thêm 5 ngày. - Thời gian làm việc từ 31 đến 35 năm: được nghỉ phép thêm 6 ngày. Tiền nghỉ phép được tính hệ số 1 và cách tính như sau:

Lương nghĩ phép =

Bậc lương x mức lương cơ bản x số ngày nghĩ phép

26 ngày

Ngoài ra, ngày lễ tết được tính trả cho công nhân bằng tiền lương thực tế 1 ngày công.

Ví dụ: Trong tháng 12, anh Lê Hứu Đức nhân viên kế toán bộ phận bán hàng với mức lương cơ bản 1.150.000, bậc lương 2,34, số ngày nghĩ phép là 3 ngày, số ngày công là 26 ngày

Lương nghĩ phép = 2,34 x 1.150.000 x 326 Lương nghĩ phép = 310.500 đồng

2.2.2.3. Lương khoán

Công ty khi giao việc cho các Xưởng sẽ ký một Hợp đồng giao khoán nội bộ với chủ nhiệm đồ án (hoặc chủ trì công trình - đối với khảo sát.Trong Hợp đồng giao khoán nêu rõ tỷ lệ khoán cho công trình là bao nhiêu và bao gồm các mục chi phí nào. Nếu là 35% thì: 25% là lương; 10% là chi công tác phí, tiếp khách…

Hiện tại, tỷ lệ lương khoán cho các Xưởng là 25% trên doanh thu.

Các Chủ nhiệm đồ án sẽ chia lương cho các thành viên tham gia: (đối với thiết kế)

- 10% cho Chủ nhiệm đồ án - 5% cho bộ phận kiểm tra - 10% cho Tổ hoàn thiện

GVHD: Đỗ Thị Hạnh

- 10% cho bộ phận tính dự toán - 40% cho các bản vẽ kiến trúc - 25% cho các bản vẽ kết cấu

Hàng tháng, Công ty ứng lương cho các bộ phận trực tiếp với mức lương bình quân 700.000đ/người. Khi một công trình nào đó hoàn thành, Phòng Tài chính và kinh doanh xác định với Chủ nhiệm đồ án về khối lượng nghiệm thu bàn giao, từ đó xác định sản lượng của từng thành viên trong một Xưởng (dựa vào Bảng thanh toán lương khoán công trình). Cuối năm, quyết toán một lần, chi nốt cho người lao động tiền sản lượng sau khi đã trừ đi số tiền ứng hàng tháng theo tỷ lệ tiền thu về.

Cụ thể một công trình, dự án khi thực hiện như sau:

- Các thủ tục khi được tính lương:

+ Biên bản bàn giao nghiệm thu, xác định doanh thu ban đầu.

+ Các quyết định phê duyệt của đơn vị chủ quản để xác định đúng doanh thu. + Tiền thu về: Là số tiền khách hàng trả dưới dạng ứng trước hoặc trả toàn bộ. + Hợp đồng giao khoán nội bộ để xác định tỷ lệ giao khoán với chủ nhiệm đồ án.

+ Các bảng thanh toán, bảng tạm ứng lương hoặc chi phí công trình, dự án. + Bảng kê chi phí công tác, vật liệu, chi công tác viên hoặc khâu chuyển tiền,....

Cách tính các khoản trích theo lương tại Công ty

Các khoản trích theo lương bao gồm: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn và Bảo hiểm thất nghiệp. Việc trích lập các khoản này là việc làm bắt buộc đối với các Doanh nghiệp vì lợi ích của người lao động theo quy định của nhà nước

a. Bảo hiểm xã hội (BHXH)

* BHXH là số tiền được trích để trả cho người lao động khi họ về hưu, ốm đau, tử tuất,... Căn cứ để tính và trích BHXH là:

- Số tiền khấu trừ vào lương của người lao động:

Số BHXH = Hệ số lươngcơ bản + Hệ số phụ cấp x Mức lươngtối thiểu x %7

GVHD: Đỗ Thị Hạnh Số BHXH phải nộp = Hệ số lương cơ bản + Hệ số phụ cấp x Mức lương tối thiểu x 17 %

Ví dụ: Trong tháng 12 công try trích BHXH cho chị Nguyến Thị Hà nhân viên bán hàng với hệ số lương cơ bản là 1,55 số tiền phụ cấp ăn ca và xăng xe là 650.000 mức lương cơ bản tối thiểu là 1.050.000

- Số tiền khấu trừ vào lương của người lao động:

Số BHXH = (1.050.000 x 1,55 + 650.000) x 7% = 159.425 - Số tiền DN trả tính vào chi phí sản xuất kinh doanh:

Số BHXH phải nộp = (1.050.000 x 1,55 + 650.000 x 17%) = 387.175

* Trợ cấp bảo hiểm xã hội

Đối với những cán bộ công nhân viên đã tham gia đóng BHXH khi bị tai nạn, ốm đau sẽ được hưởng trợ cấp BHXH

Số tiền trợ cấp = Số ngày nghĩ tính BHXH x Lương cấp bậc x Tỷ lệ % BHXH - Chế độ trợ cấp ốm đau:

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần quang anh (Trang 58 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w