Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mùa vụ đến tỷ lệ nhiễm CRD trên gà sasso bố mẹ nuôi chuồng hở và biện pháp phòng trị (Trang 44 - 48)

Bệnh CRD được nghiên cứu từ đầu những năm 1970, trên đàn gà công nghiệp bệnh được phát hiện vào năm 1972. Kiểm tra thấy kháng thể

Mycoplasma có nhiều ở đàn gà nuôi tập trung và nuôi tại gia đình.

Cũng theo nghiên cứu của Đào Trọng Đạt thì tỷ lệ nhiễm bệnh ở đàn gà nuôi tập trung tương đối cao từ 12,7% đến 50% tùy vào từng lứa tuổi.

Đến nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về bệnh CRD của Nguyễn Vĩnh Phước 1995, của Hồ Đình Chúc 1989, của Phan Lục và cộng sự 1995. Các tác giả đều cho rằng bệnh CRD ở Việt Nam chủ yếu là do

Mycoplasma gallisepticum gây ra.

Theo Phan Lục và cộng sự thì tất các giống gà nuôi tại các xí nghiệp thuộc các tỉnh phía Bắc đều bị Mycoplasma gallisepticum ở mức độ cao thấp khác nhau, dao động từ 0,82- 11,97% trong đó cao nhất là giống Plymouth, thấp nhất là giống gà Leghorn…

Bệnh hay xảy ra cho gà đặc biệt khi mà yếu tố dinh dưỡng và điều kiện khí hậu thất thường, điều kiện vệ sinh chăm sóc kém. Do đó bệnh CRD đang là một trong những bệnh gây thiệt hại kinh tế đáng kể.

Hiện nay hầu hết các trại chăn nuôi tập trung đều có bệnh CRD. Theo số liệu thống kê của Trung tâm chẩn đoán thú y Quốc gia thì đa số các trại gia cầm

đều có kháng thể dương tính đối với bệnh ở tỷ lệ tương đối cao. Điều này, chứng tỏ dù bệnh có từ lâu và sự phát triển của công nghệ Dược – Thú y đã có nhiều loại thuốc đặc hiệu với bệnh, song bệnh vẫn tồn tại và lưu hành rộng rãi nhất là các trang trại chăn nuôi lớn.

Tác giả Nguyễn Tăng Huy trong nghiên cứu về tình hình nhiễm bệnh CRD trên đàn gà nuôi công nghiệp thuộc các tỉnh Tây Nam Bộ (1996) cũng đưa ra các kết quả là tất cả 8 trại gà nuôi công nghiệp thuộc các tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang đã kiểm tra đều nhiễm MG, tỷ lệ mắc bệnh dao động từ 4,9 - 6,2%. (Được Phạm Sỹ Lăng và Trương Văn Dung (2002) [7] trích dẫn).

Theo Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu (2001) [14], tác nhân gây bệnh CRD là Mycoplasma gallisepticum, tỷ lệ nhiễm bệnh ở miền Bắc Việt Nam là 51,6% ở gà thương phẩm, còn gà giống là 10%, tỷ lệ đẻ trứng giảm 20 - 30%.

Phạm Sỹ Lăng và Trương Văn Dung (2002) [7] cho biết, bệnh CRD có thể làm giảm tỷ lệ đẻ trứng xuống tới 30%, giảm tỷ lệ ấp nở tới 14% và giảm trọng lượng của gà thịt thương phẩm tới 16%. Ngoài ra bệnh còn kết hợp với các bệnh khác như: Newcastle, Viêm phế quản truyền nhiễm, Tụ huyết trùng, bệnh do E.coli,... đã gây nên những vụ dịch với tỷ lệ chết cao.

Theo Nhữ Văn Thụ và cs (2002) [12], lần đầu tiên đã thiết lập phản ứng PCR lồng dựa trên trình tự gen 16S rARN của MG. Với độ nhạy cảm rất cao (có thể phát hiện ở nồng độ nhỏ hơn một đơn vị khuẩn lạc trong một phản ứng) đó có thể khắc phục được vấn đề chẩn đoán bệnh ở bệnh phẩm, và cho phép phát hiện mầm bệnh ở các loại mẫu khác nhau như: nền chuồng, nước uống, phôi gà,... mà các phương pháp khác khó hoặc không thể phân biệt được.

Đào Thị Hảo và cs (2007) [4] cho biết, sử dụng phương pháp chế kháng huyết thanh tối miễn dịch qua thỏ đặc hiệu với MG1, MG2 có kết quả tốt trong việc chẩn đoán bệnh CRD. Kháng huyết thanh được chế đạt tiêu chuẩn đã giúp cho việc xác định được vi khuẩn Mycoplasma gây bệnh phân lập được từ gà mắc bệnh CRD. Việc chế tạo thành công kháng huyết thanh kháng MG, MS trên thỏ, ngoài việc có giá trị lớn về mặt kinh tế, còn giúp cho công tác chẩn đoán bệnh CRD bằng phương pháp ngưng kết nhanh có độ tin cậy cao, có thể áp dụng rộng rãi trong các phòng thí nghiệm.

Hoàng Huy Liệu (2002) [19] cho biết, ở Việt Nam CRD được Đào Trọng Đạt và cộng tác viên phát hiện ở gà công nghiệp vào năm 1972. Đào Trọng Đạt và cs cho biết, CRD có ở tất cả các giống gà nuôi công nghiệp với tỷ lệ mắc bệnh rất cao. Tương tự như vậy, những nghiên cứu sau đó của tác giả Phan Lục và cs (1990 - 1994) đã đưa ra kết luận rằng tất cả các giống gà nuôi tại các xí nghiệp gà ở phía Bắc đều bị nhiễm MG ở mức độ cao thấp khác nhau, dao động từ 0,82 - 11,97% trong đó cao nhất là giống Plymouth (11,97%) và thấp nhất là Lerghorn (0,82%).

2.2.3. Giới thiệu về gà thí nghiệm

Gà Sasso là dòng gà thịt của Pháp nhập vào nước ta từ năm 2002, được

nuôi nhiều ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc), trại thực nghiệm Liên-Ninh (Hà Tây) và một số nơi ở miền Bắc. Dòng trống: con trống lông màu nâu, con mái lông màu trắng. Dòng mái lông màu nâu. Dòng thương phẩm có lông màu nâu vàng hoặc nâu đỏ; chân, mỏ và da màu vàng. Khối lượng lúc 9 tuần tuổi nặng 2,5 kg/con. Dòng trống, đàn ông bà có năng suất trứng 65 tuần đạt 180 quả, khối lượng trứng 50 g/quả.

Gà Sasso có khả năng chống chịu bệnh tốt, chúng chịu được nóng và

độ ẩm cao. Gà lớn nhanh, lúc 2 tháng tuổi kể từ lúc bóc trứng, nuôi đúng kỹ

thuật gà đạt 2,2 - 2,5 kg/ con chất lượng thịt tốt: thịt rắn, chắc, thơm ngon, có vị ngon đậm đà tương tự gà Ri của Việt Nam. Đặc biệt, gà Sasso tận dụng được ngô, tấm, gạo, sắn và thức ăn thừa của lợn. Gà đạt hiệu quả kinh tế cao kể cả nuôi thả vườn và tập trung. Do đó, gà Sasso có thể nuôi được từ Bắc vào Nam và hiện nay nuôi gà Sasso theo hướng thịt.

Tại xí nghiệp gà giống Tam Đảo (Vĩnh Phúc) và trung tâm nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc đã nhập 4 dòng ông bà và gà bố mẹ SA 31 L để lai tạo ra gà thịt (broiles) Các chỉ tiêu sản xuất của gà bố mẹ SA 31L trung bình.

Hình ảnh về giống gà Sasso

+ Khối lượng cơ thể lúc giết thịt ( 9 tuần tuổi): 2390g + Khả năng nuôi sống 23 - 66 tháng tuổi : 92%

+ Sản lượng trứng/ 10 tháng đẻ: 159 quả/ mái + Tỷ lệ trứng giống: 95,5%; Tỷ lệ ấp nở: 80%. + Sản lượng trứng giống/ mái: 152 quả/ mái + Sản lượng gà con 1 ngày tuổi: 129 con/ mái

2.3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH2.3.1. Đối tượng nghiên cứu2.3.1. Đối tượng nghiên cứu 2.3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng: Nghiên cứu được tiến hành trên đàn gà Sasso bố mẹ nuôi

chuồng hở tại trại gà Thịnh Đán, tỉnh Thái Nguyên.

2.3.2. Thời gian và địa điêm nghiên cứu

- Thời gian: từ ngày 09/12 đến ngày 31/5 năm 2013

2.3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi

2.3.3.1. Nội dung nghiên cứu

- Xác định tỷ lệ nhiễm bệnh CRD ỏ trại qua hai vụ (Đông và Xuân). - Đưa ra phác đồ điều trị bệnh CRD có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mùa vụ đến tỷ lệ nhiễm CRD trên gà sasso bố mẹ nuôi chuồng hở và biện pháp phòng trị (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w