Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mùa vụ đến tỷ lệ nhiễm CRD trên gà sasso bố mẹ nuôi chuồng hở và biện pháp phòng trị (Trang 43 - 46)

Bệnh CRD là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm sớm được phát hiện vào năm 1905 tại nước Anh, do Dod mô tả với tên gọi “Bệnh viêm phổi địa phương”. Sau đó cũng tại Anh năm 1907 Graham Smith mô tả bệnh phù đầu ở gà tây.

Tại Mỹ, năm 1926. Tyzzer mô tả bệnh viêm xoang ở gà tây và đến năm 1938 bệnh này được Dicikinson và Hinshow đặt tên là “Bệnh viêm xoang truyền nhiễm” của gà tây.

Năm 1936, Nenson cũng mô tả và gọi là bệnh “Coryza” và gọi tên căn bệnh là Coccobacillaris. Theo tác giả chỉ có thể nuôi cấy Coccobacillaris trong môi trường tế bào và phôi trứng.

Năm 1943, J.P Delaplane và H.O Stuart phân lập từ cơ quan hô hấp của gà con bị bệnh viêm xoang truyền nhiễm và thấy tác nhân gây bệnh giống Nenson đã tìm thấy. Từ đó bệnh được gọi là “Viêm đường hô hấp mãn tính-CRD”

Năm 1952 các nhà khoa học: Markham, Wong, Olesiuk và Vanrokell công bố việc nuôi cấy thành công vi sinh bệnh gây bệnh từ gà và gà tây bị nhiễm CRD và đề nghị xếp Mycoplasma ở gà vào nhóm vi sinh vật gây bệnh ở phổi - màng phổi (Pleuro Pleumonia Group) và bệnh được D. G Edward, E.A Freundt xếp vào giống Mycoplasma.

Năm 1954, Sernan và cộng sự phát hiện ra bệnh và gọi tên bệnh là “Bệnh viêm túi khí truyền nhiễm”.

Công trình nghiên cứu của nhiều tác giả Smith (1948), Mackham và Wong (1952), Nenson (1953) thừa nhận các cá thể Coccobacillaris được tìm thấy trước kia chính là P.P.L.O (Pleuro- Pleumonia- Like- Organissm ) về sau thống nhất gọi tên phổ thông là Mycoplasma.

Năm 1957, Adler và cộng sự sau khi thực hiện nhiều nghiên cứu cho thấy trong tự nhiên có nhiều chủng Mycoplasma nhưng chỉ có một chủng nhất định mới có khả năng gây bệnh. Đến năm 1961, A Brion và M Fontaine gọi tên khoa học của bệnh là Mycoplasma avium.

Năm 1961, tại hội nghị lần thứ 29 về gia cầm đã thống nhất gọi tên bệnh Mycoplasma Respyratoria, tác nhân gây bệnh được gọi tên là Mycoplasm Respyratoria và Mycoplasma Synoviae.

Năm 1962, M Shirine và H.E Ader có công trình nghiên cứu về hình thái học, tính chất nhuộm màu và kỹ thuật chuẩn đoán Mycoplasma.

Năm 1964, H.W Joder nghiên cứu sự biến đổi hình thái khuẩn lạc

Mycoplasma (Characteziation of avian Mycoplasma)

Năm 1968, Frey và cộng sự nghiên cứu môi trường đặc hiệu để nuôi cấy và phân lập Mycoplasma. Cũng vào năm đó, J.W Mrose, J.T Boothby và R. Yamamoto đã sử dụng kháng thể đơn huỳnh quang trực tiếp để phát hiện CRD ở gà.

Năm 1977, Nomomura và H.W Yorder đã nghiên cứu và ứng dụng phản ứng kết tủa trên thạch (Agar gel precipitin test) để phát hiện kháng thể kháng

Mycoplasma.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mùa vụ đến tỷ lệ nhiễm CRD trên gà sasso bố mẹ nuôi chuồng hở và biện pháp phòng trị (Trang 43 - 46)