ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mùa vụ đến tỷ lệ nhiễm CRD trên gà sasso bố mẹ nuôi chuồng hở và biện pháp phòng trị (Trang 47 - 58)

2.3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng: Nghiên cứu được tiến hành trên đàn gà Sasso bố mẹ nuôi

chuồng hở tại trại gà Thịnh Đán, tỉnh Thái Nguyên.

2.3.2. Thời gian và địa điêm nghiên cứu

- Thời gian: từ ngày 09/12 đến ngày 31/5 năm 2013

2.3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi

2.3.3.1. Nội dung nghiên cứu

- Xác định tỷ lệ nhiễm bệnh CRD ỏ trại qua hai vụ (Đông và Xuân). - Đưa ra phác đồ điều trị bệnh CRD có hiệu quả.

2.3.3.2. Phương pháp nghiên cứu2.3.3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm 2.3.3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Qua cách bố trí sơ đồ thí nghiệm này ta có thể biết được ảnh hưởng của

mùa vụ tới bệnh CRD trên đàn gà và tác dụng của 2 loại thuốc tylosin và tetracylin đối với bệnh CRD từ đó đưa ra khuyến cáo cho người chăn nuôi.

Sơ đồ thí nghiệm

TT Diễn giải Lô thí nghiệm

Phác đồ I Phác đồ II

1 Giống gà Sasso Sasso

2 Số đàn 1 1

Số lượng gà (con) 500 500

3 Mùa vụ nuôi Đông Xuân

4 Thuốc điều trị Tylosin Tetracyclin

Liệu trình (cho uống) 2g/lít uống, 3-5 ngày

2.3.3.4. Các chỉ tiêu theo dõi

- Tỷ lệ nhiễm bệnh CRD theo vụ. - Bệnh tích của gà bị nhiễm CRD. - Hiệu lực điều trị của thuốc. - Tỷ lệ nuôi sống.

- Chi phí thuốc điều trị

- Sinh trưởng của gà thí nghiệm

2.3.3.5. Phương pháp xử lý số liệu* Tỷ lệ nhiễm bệnh CRD * Tỷ lệ nhiễm bệnh CRD

Xác định gà nhiễm bệnh bằng cách quan sát các biểu hiện lâm sàng đặc trưng: thở khò khè, ho, mắt sưng, ủ rũ, nước mũi chảy, phân ướt màu xanh trắng Số liệu thu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học:

Tỷ lệ nhiễm (%) = ΣSố gà nhiễm bệnh CRD x 100

ΣSố con theo dõi

Tỷ lệ chết (%) = ΣSố gà chết

ΣSố con theo dõi

* Tỷ lệ khỏi bệnh CRD Tỷ lệ khỏi (%) = ΣSố gà khỏi bệnh x 100 ΣSố con điều trị Tỷ lệ nhiễm theo các tháng (%) = ΣSố gà mắc ở mỗi tháng x 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ΣSố con theo dõi

TTTĂ /kg tăng khối lượng

= ΣTTTĂ trong kỳ (kg)

Khối lượng tăng trong kỳ

* Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện 2008 [], trên phần mềm Excel 2003

2.4. KẾT QỦA VÀ THẢO LUẬN

2.4.1. Tỷ lệ nhiễm CRD của đàn gà thí nghiệm

Bảng 2.1. Tỷ lệ nhiễm CRD của đàn gà thí nghiệm

Lô thí nghiệm Số gà theo dõi (con) Trong đó Số gà mắc (con) Tỷ lệ mắc (%) Số gà chết (con) Tỷ lệ chết (%) I 500 44 8,80 5 1,00 II 500 32 6,40 3 0,60 Tổng 1000 76 7,60 8 0,80

Qua bảng 2.1 cho chúng ta thấy được sự ảnh hưởng rõ rệt của mùa vụ(khí hậu ) tới tỉ lệ mắc bệnh CRD trên đàn gà . Ở lô I số gà mắc bệnh CRD cao hơn lô II 2,40%. Tỷ lệ chết cũng cao hon 0,40 %. Điều này cho thấy khi thời tiết khắc nhiệt khả năng chống chịu của đàn gia cầm sẽ giảm, dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh sẽ tăng cao.

Vậy nên trong chăn nuôi chúng ta cần phải lựa chọn thời điểm để nhập giống về nuôi để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của thời tiết tới sinh trưởng của vật nuôi. Đắc biệt hạn chế nhập giống và mùa đông thời tiết khắc nghiệt nhiệt độ xuống thấp làm tăng khả năng nhiễm bệnh CRD ở gà. CRD là bệnh có tỷ lệ chết rất cao.

2.4.2. Tỷ lệ nhiễm CRD theo lứa tuổi vụ Đông

Bảng 2.2: Tỷ lệ nhiễm CRD theo lứa tuổi vụ Đông

Chỉ tiêu Tuần tuổi Số gà theo dõi (con) Số gà mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Số gà chết (con) Tỷ lệ chết (con) 1 500 0 0,00 0 0,00 2 496 5 1,01 0 0,00 3 495 11 2,22 2 0,40 4 493 8 1,62 1 0,20 5 492 8 1,63 1 0,20 6 491 7 1,43 1 0,20 7 490 5 1,02 0 0,00 Tổng 500 44 8,80 5 1,00

Qua bảng 2.2. cho ta thấy được số gà mắc bệnh CRD trong vụ Đông là tương đối cao 8,80 %. Do năm nay mùa đông nhiệt độ xuống thấp tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh lây lan và phát triển mạnh. Từ đó dẫn đến số gà chết cao 5/44 con mắc bệnh CRD, tức 8,8% cao hơn nhiều so với tỷ lệ chết của cả đàn 1,00 %. Ngoài ra tỷ lệ mắc bệnh của đàn gà cao nhất tuần thứ 3 là 11 con và giảm dần. Do vào thời gian này miền Bắc nước ta đang phải hứng

chịu một đợt không khí lạnh, nên nhiệt độ xuống khá thấp nên số gà mắc bệnh tăng mạnh, sau đó không khí lại ấm dần lên. Từ đó ta thấy rõ ảnh hưởng của khí hậu tới bệnh CRD trên đàn và và việc chăn nuôi nói chung.

2.4.3. Tỷ lệ nhiễm CRD theo lứa tuổi vụ Xuân.

Bảng 2.3: Tỷ lệ nhiễm CRD theo lứa tuổi vụ Xuân

Chỉ tiêu Tuần tuổi Số gà theo dõi (con) Số gà mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Số gà chết (con) Tỷ lệ chết (con) 1 500 0 0,00 0 0,00 2 496 0 0.00 0 0,00 3 495 8 1,62 1 0,02 4 494 7 1,42 1 0,02 5 492 4 0,81 0 0,00 6 492 6 1,22 1 0.02 7 491 7 1,43 0 0,00 Tổng 500 32 6,40 3 0,60

Qua bảng 2.3. ta thấy, số gà mắc bệnh thấp 32/500 chiếm 6,4%. Số gà chết vì thế cũng thấp hơn so vói vụ đông. Ở đây ta thấy số gà mắc bệnh biến động theo thời gian là không ổn định. Điều này cho thấy ảnh hưởng của thời tiết tới tỷ lệ nhiễm bệnh của đàn gà. Đầu vụ Xuân khí hậu vẫn tương đối lạnh và ấm dần nên số gà mắc bệnh biến động như trên. Ở vụ này số gà chết đã giảm con 3 con. Như vậy ta thấy nếu thời tiết khí hậu thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của đàn gà thì tỷ lệ nhiễm bệnh sẽ giảm và tỷ lệ sống sẽ tăng.

2.4.4. Bệnh tích của gà bị nhiễm CRD

Để theo dõi và hiểu hơn về bệnh tích của gà bị nhiễm bệnh CRD, chúng tôi tiến hành mổ khám kiểm tra bệnh tích bên trong của 6 gà con mác bệnh điển hình. Kết quả quan sát bệnh tích qua mổ khám được trình bày tại bảng 2.4.4.

Bảng 2.4. Biểu hiện bệnh tích của gà bị nhiễm CRD TT Bộ phận, tổ chức Số mẫu kiểm tra Số mẫu có bệnh tích Tỷ lệ có bệnh tích (%) 1 Đầu, mắt 6 1 16,67 2 Phổi, túi khí 6 6 100,00 3 Màng bao tim 6 1 16,67 4 Ruột 6 0 0 Tổng 24 8 33,33

Kết quả quan sát bệnh tích được ghi lại ở bảng 2.4. cho thấy, bệnh tích xuất hiện điển hình ở phổi và túi khí. 100,00% (6/6) gà nhiễm bệnh thể hiện bệnh tích ở phổi và túi khí, trong khi đó số gà có bệnh tích ở đầu, mắt và màng bao tim chỉ chiếm 16,67% (1/6 gà có bệnh tích). Đặc biệt cả 6/6 con gà mổ khám đều không thấy xuất hiện bệnh tích ở ruột. Điều đó cho thấy MG không tấn công đến ruột gà và những con gà mổ khám là những con gà mắc bệnh CRD, không ghép với bệnh khác, như E.Coli, Salmonella, bạch lỵ hoặc cầu trùng.

Bệnh tích của gà nhiễm bệnh CRD biểu hiện ở các cơ quan khá điển hình. Cụ thể là:

+ Phổi, túi khí: Phổi phù thũng, viêm, những con bị bệnh nặng mặt phổi phù fibrin, rải rác một số vùng bị viêm hoại tử. Thành các túi khí dày lên, thủy thũng. Xoang túi khí chứa đầy chất dịch màu sữa. Một số bệnh phẩm thấy dịch túi khí quoánh lại thành một chất khô, bở, màu vàng. Tuuis khí viêm tích dịch (dày và đặc).

+ Đầu và mắt: Mắt gà sưng, chảy nước mắt, nước mũi. Trong quá trình mổ khám thì có 1 con gà đầu bị sưng, nguyên nhân là do gà bị nhiễm CRD lâu ngày. Ngoài ra, do bị bệnh nặng nên quá trình mổ khám chúng tôi thấy có một số con màng phổi, màng bao tim và màng gan bị phủ lớp fibrin dày có màu trắng ngà. Đôi khi màng fibrin còn bao phủ cả xoang bụng và xoang ngực.

+ Màng bao tim: Sau khi mổ khám kiểm tra bệnh tích chúng tôi thấy, trong số mẫu mổ khám thì có một mẫu có hiện tượng màng bao tim bị viêm, thoái hóa bề mặt khớp.

Theo Lê Văn Năm (2004)[9], viêm niêm mạc đường hô hấp là bệnh tích đặc trưng của bệnh CRD. Bệnh mới phát, niêm mạc đường hô hấp bị phù (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nề và bị dịch nhày bao phủ, túi khí đục và cũng bị bao phủ bởi một lớp dịch nhầy trong suốt. Khi bệnh bắt đầu nặng dần, niêm mạc đường hô hấp, kể cả rúi khí bị phủ một lớp dịch nhầy màu trắng, dễ nát mà người ta thường gọi là fibrin, khi bội nhiễm với R.Coli thành bệnh ghép CRD thì lớp fibrin đó có thể gây viêm dính lên cả màng gan, màng bao tim và màng treo ruột.

Nguyễn Bá Hiên và cs ( 2008) [5], đã mieu tả bệnh tích của CRD như sau: bệnh tích đại thể tập trung chủ yếu ở phần trên đường hô hấp và thay đổi theo các giai đoạn của bệnh và các nhân tố thứ nhiễm. Thành túi khí viêm dày thô nhám, túi khí có chất bã đậu. Viêm màng phổi, trong phổi có các vùng cứng. Trong trường hợp bệnh nặng và ghép với E.Coli thì trên màng bao tim, gan lách có lớp màng giả trắng đục.

Như vậy kết quả quán sát được của chúng tôi về bệnh tích của những gà mắc bệnh được mổ khám trong thí nghiệm là hoàn toàn phù hợp với các tác giả đã nghiên cứu trước.

2.4.5. Hiệu lực điều trị bệnh CRD.

Khi phát hiện các triệu chứng nghi mắc bệnh CRD chùng tôi đã sử dụng thuốc Tylosin và tetracyline. Đồng thời chúng tôi tiến hành khắc phục các tác động ngoại cảnh, bổ sung thêm B.complex, cho uống điện giải, tăng súc đề kháng cho gà. Qua quá trình theo dõi trên toàn đàn từ đó đánh giá tỷ lệ khỏi bệnh. Kết quả điều trị được trình bày ở bảng 2.4.5.

Bảng 2.5. Hiệu lực điều trị bệnh CRD STT Thuốc điều trị Kết quả Số gà điều trị (con) Số gà khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) Thời gian điều trị (ngày) 1 Phác đồ 1 44 39 88,64 3-5 2 Phác đồ 2 32 29 90,63 3-5

Qua bảng 2.5. cho thấy, hiệu lực điều trị của 2 loại thuốc tylosin và tetracyline là khác nhau và biến động trong một phạm vi nhỏ. Lô I sử dụng

tylosin cho 44 lượt gà bị bệnh có 39 con khỏi bệnh, đạt 88,64 %. Trong khi đó lô II sử dụng tetracyline cho 32 lượt gà bị bệnh, có 29 con khỏi, đạt 90,63 % cao hơn lô I 2,01 %. Điều đó cho thấy, hiệu lực điều trị cua tetracyline cao hơn tylosin nhưng không đáng kể. Mà phần lớn là do ảnh hưởng của thời tiết do hai lô được nuôi ở 2 mùa vụ khác nhau, dẫn tới hiệu lực điều trị của tylosin thấp hơn trong thí nghiệm này.

2.4.6. Chi phí sử dụng thuốc trong điều trị

Bảng 2.6. Chi phí sử dụng thuốc trong điều trị

Diễn giải Phác đồ 1 Phác đồ 2

Số gà mắc bệnh (con) 44 32

Số gà điều trị khỏi (con) 42 26

Đơn giá (Đ/g) 2000 1500

Số thuốc điều trị (g) 49 36

Tổng chi phí điều trị 98000 54000

Qua bảng 2.4.6 ta thấy: Lượng thuốc Tylosin dùng điều trị / 1 gà (1,11g) thấp hơn so với lượng thuốc Tetracyline (1.13). Tuy nhiên do giá thuốc

Tylosin cao hơn thuốc Tetracyline nên tổng chi phí điều trị cao hơn.

2.4.7. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm

Tỷ lệ nuôi sống là một chỉ tiểu phản ánh sức sống dòng, giống, khả năng thích nghi với môi trường, là thước đo của việc thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn gà. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức sản xuất và giá thành sản phẩm từ đó giúp người chăn nuôi có định hướng sản xuất. Do đó người chăn nuôi phải lựa chọn được giống tốt, thực hiện nghiêm ngặt các quy trình chăm sóc, nuội dưỡng, vệ sinh thú y và phòng trừ dịch bệnh.

Tỷ lệ nuôi sống có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả chăn nuôi. Trong thời gian làm thí nghiệm tôi đã theo dõi biến động gà qua các tuần tuôi và thu được kết quả ỏ bảng sau.

Bảng 2.7. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi Tuần Tuổi Lô I Lô II Trong tuần (%) Cộng dồn (%) Trong tuần (%) Cộng dồn (%) 1 99,20 99,20 99,20 99,20 2 99,80 99,00 99,80 99,00 3 99,60 98,60 99,80 98,80 4 99,80 98,40 99,60 98,40 5 99,80 98,20 100,00 98,40 6 99,80 98,00 99,80 98,20 7 100,00 97,80 99,80 98,20

Qua bảng 2.7. cho ta thấy: tỷ lệ nuôi sống ở 2 lô thí nghiệm là gần bằng nhau va cao. Do trước khi đưa vào chuồng nuôi, gà con đã được chọn lọc kĩ lưỡng, chuồng trại được chuẩn bị chu đáo tạo mọi điều kiện tốt nhất để gà con thích nghi với môi trường sống mới. Trong những tuần tiếp theo tỷ lệ nuôi sống có sự biến động do ảnh hưởng của thời tiết thay đổi nên nhiệt đọ ẩm độ của chuồng nuôi có ảnh hưởng đến đàn gà nên số con mắc bệnh đã tăng và chết.

Trong qua trình theo dõi và chăm sóc đàn gà thí nghiệm, khi phát hiện thấy đàn gà có triệu chứng lâm sàng nghi mắc bệnh CRD chúng tôi đã dùng thuốc điều trị CRD cho hai lô thí nghiệm đã có tác dụng nâng cao tỷ lệ nuôi sống. Tính cộng dồn khi kết thúc thí nghiệm ở tuần thứ 7 tỷ lệ nuôi sống ở lô I đạt 97,80 %, lô II đạt 98,20 %. Điều đó cho thấy: gà ở lô I và lô II được sử dụng thuốc điều tri CRD có tỷ lệ sống cao.

2.5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 2.5.1. Kết luận

Gà Sasso rất mẫn cảm với Mycoplasma, tỉ lệ nhiễm CRD trung bình của gà trong giai đoạn từ 0-7 tuần tuổi từ 6,4- 8,8 %.

Thời gian nhiễm bệnh của CRD gà Sasso bắt đầu từ 3-6 tuần tuổi. Tỷ lệ nhiễm bệnh CRD của gà Sasso cao nhất từ 3 tuần tuổi và giảm dần theo lứa tuổi.

Gà mắc bệnh CRD có triệu chứng điển hình ở phổi và túi khí. 100% gà mổ khám đều xuất hiện bệnh tích ở phổi và túi khí.

Thuốc Tylosin có hiệu lực điều trị bệnh CRD thấp hơn thuốc tetracyline (88,64% so với 90,63%), kết quar một phần do ảnh hưởng của thời tiết khí hậu.

Lô I có tỷ lệ sống thấp hơn lô II. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.5.2. Tồn tại

Do điều kiện thời gian thực tập có hạn, thí nghiệm mới chỉ thực hiện ở một lần và chưa được tiến hành nhiều lần nên những kết quả thu được mới chỉ là những đánh giá bước đầu.

Trong khi làm thí nghiệm còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, kinh phí, nên còn hạn chế về phương pháp chuẩn đoán và phòng trị bệnh.

2.5.3. Đề nghị

Tiếp tục nghiên cứu làm thí nghiệm lặp lại ở các mùa vụ khác nhau với số gà lớn hơn và địa bàn rộng hơn để có những kết luận chính xác hơn. Tiếp tục nghiên cứu thêm về bệnh CRD cũng như các biện pháp phòng trị thích hợp, tìm ra các loại thuốc mới có tác dụng cao đối với bệnh CRD để hạn chế được những tác hại của bệnh gây ra đối với đàn gà.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Trần Văn Bình, 2008, [1].Bệnh quan trọng ở gà và biện pháp phòng trị, NXB Khoa học tự nhiên Công nghệ.

2. Nguyễn Lân Dũng và cs, 2007, [2]. Vi sinh vật học, NXB giáo dục.

3. Trần Xuân Hạnh và cs, 2004, [3]. 109 bệnh gia cầm và cách phòng trị, NXB Nông nghiệp.

4. Đào Thị Hảo và cs 2007, [4]. “ Chế kháng huyết thanh tối miễn dịch qua thỏ để xác định vi khuẩn gây bệnh CRD ở gà”, tạp chí khoa học kĩ thuật thú y.

5. Nguyễn Bá Hiên và cs (2008),[6]. Vi sinh vật bệnh truyền nhiễm vật nuôi. NXB giáo dục, Hà Nội, tr 223-229.

6. Hội chăn nuôi Việt Nam, 2002, [6]. Cẩm nang chăn nuôi gia suc gia cầm, NXB Nông nghiệp.

7. Phạm Sỹ Lăng và Trương Văn Dung, 2002, [7]. Một số bệnh mới do vi khuẩn

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mùa vụ đến tỷ lệ nhiễm CRD trên gà sasso bố mẹ nuôi chuồng hở và biện pháp phòng trị (Trang 47 - 58)