GIA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 201 1-

Một phần của tài liệu hoạt động kinh doanh vận tải hàng không của hãng hàng không quốc gia việt nam (vietnam airlines) (Trang 71 - 76)

I. Định hướng phát triển của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam

1. Mục tiêu

Mục tiêu phát triển của VNA trong giai đoạn 2011 – 2020 là VNA sẽ tiếp tục phát triển trở thành nòng cốt của lực lượng vận tải HK Việt Nam; trở thành hãng HK có tầm cỡ trong khu vực châu Á - Tây Thái Bình Dương, là hãng HK lớn thứ 2 sau Singapore Airlines trong khu vực Đông Nam Á; mang bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam, có năng lực cạnh tranh, kinh doanh hiệu quả và được ưa chuộng; lấy thị trường quốc tế khu vực và thị trường nội địa là trọng tâm, kết hợp với phát triển từng bước thị trường xuyên lục địa và liên khu vực. VNA có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, được cấp chứng chỉ người khai thác, bảo dưỡng máy bay. Sớm triển khai cổ phần hoá VNA trên quan điểm Nhà nước vẫn giữ giá trị cổ phần chi phối; phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng của ngành HKDD của Việt Nam và của khu vực Đông Nam Á, kinh doanh có hiệu quả, an toàn, nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo thu nhập cho người lao động.

- Ngành HKDD là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Và VNA đóng vai trò là doanh nghiệp mũi nhọn trong lực lượng kinh doanh vận tải HK của Việt Nam.

- Phát triển nhanh song song với bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối hoạt động HK trên tất cả các lĩnh vực: vận chuyển HK, đảm bảo hoạt động bay, khai thác cảng HK, sân bay. Đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế gắn với an ninh quốc phòng.

- Đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển HK của thị trường đồng thời với việc đảm bảo chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Phát triển đội máy bay, cơ sở hạ tầng HK, trang thiết bị đảm bảo hoạt động bay theo hướng đi thẳng vào công nghệ, kỹ thuật hiện đại, đồng bộ.

- Phát triển năng lực cạnh tranh cả về quy mô, chất lượng trong thị trường Việt Nam và trên thị trường quốc tế.

- Góp phần đẩy nhanh phát triển CNHK Việt Nam nói chung từ chỗ tiếp nhận và làm chủ công nghệ chuyển giao đến tự thiết kế, chế tạo các trang thiết bị chuyên ngành.

II. Thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong phát triển hoạt động kinh doanh vn tải hàng không của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam

1. Thuận lợi và cơ hội

- Môi trường phát triển ổn định.

Thế giới sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 - 2009, liên tiếp các sự kiện bất ổn về mặt chính trị diễn ra khắp nơi trên thế giới, nền kinh tế có nhiều thay đổi mạnh mẽ: giá dầu tăng cao kỉ lục, tỷ giá tiền tệ lên xuống thấp thường nhiều hãng hàng không trên thế giới phá sản hoặc thua lỗ lớn, nhưng nhờ có chính sách chủ trương hợp lý của Nhà nước, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia an toàn và an ninh nhất khu vực và thế giới, đây chính là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành vận tải HK vốn rất cần đến yếu tố an toàn và ổn định.

- Tương lai phát triển ngành vận tải HK của Việt Nam rất khả quan.

Theo dự đoán của IATA, vào năm 2014, Việt Nam được dự kiến sẽ trở thành thị trường vận chuyển hành khách và hàng hóa quốc tế phát triển nhanh thứ ba trên thế

giới, và là thị trường vận chuyển hành khách nội địa phát triển nhanh thứ 2 thế giới. Hơn nữa, hàng loạt sự kiện kinh tế mang tính toàn cầu diễn ra, như Việt Nam gia nhập WTO, tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh APEC, Mỹ thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn... Những yếu tố này tác động tích cực đến thị trường vận tải HK nói chung và của VNA nói riêng.

- VNA được giảm bớt sự hậu thuẫn của Nhà nước, có thể tự mình xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý hơn với nền kinh tế thị trường.

Việc thay đổi chính sách từ điều tiết và bảo hộ triệt để của Nhà nước sang chính sách quản lý thị trường HKDD tự do hơn, dần nới lỏng sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào các hoạt động kinh doanh của VNA, sẽ tạo ra môi trường có tính cạnh tranh thúc đẩy sự lớn mạnh của HK, mở ra khả năng khai thác tốt mảng dịch vụ hỗ trợ tăng nguồn thu cho Nhà nước, mang lại lợi ích cho cả người cung cấp dịch vụ lẫn người tiêu dùng.

- Hội nhập quốc tế sâu rộng, vận tải HK đóng vai trò quan trọng trong quá trình xóa bỏ các biên giới địa lý.

Hội nhập quốc tế theo hướng tự do hoá vận tải HK tạo môi trường cạnh tranh, động lực thúc đẩy các doanh nghiệp HK nói chung và VNA nói riêng phải tăng cường hiệu quả kinh doanh vận tải HK, nắm bắt công nghệ mới, hiện đại hoá đội tàu bay, nâng cao chất lượng dịch vụ với giá thành cạnh tranh để đảm bảo tồn tại và phát triển, khắc phục nguy cơ tụt hậu. Từ đó mở ra khả năng lựa chọn lớn hơn cho VNA về thị trường, hành khách và đặc biệt hơn là các loại hình hợp tác với các đối tác khác để tăng năng lực phục vụ. Ngoài ra nó cũng tạo cơ hội cho Hãng để chuyển giao công nghệ tiên tiến của nước ngoài, kinh nghiệm quản lý kinh doanh.

- Nhà nước chú trọng tạo điều kiện cho nguồn vốn đầu tư của nước ngoài dành cho các doanh nghiệp HK ở Việt Nam.

Do tầm quan trọng của ngành vận tải HK nên Nhà nước, Chính phủ luôn quan tâm chú trọng việc hoạch định các chính sách thu hút vốn đầu tư thông qua sửa đổi luật

đầu tư nước ngoài để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào. Từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh so với các hãng HK lớn mạnh có nguồn tài chính vững vàng trên khu vực và thế giới.

- Ngành du lịch trong nước và quốc tế phát triển, kéo theo phát triển vận tải HK.

Cùng với sự phát triển kinh tế của toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, nhu cầu về vận tải bằng đường HK ngày càng tăng nhằm mục đích giao thương kinh tế, giao lưu văn hoá, và du lịch. Trong đó, bằng các chương trình cụ thể được xây dựng, tổ chức rộng khắp trong cả nước, đồng thời các chương trình quảng bá hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế với khẩu hiệu “Việt Nam, The Hidden Charm – Vẻ đẹp tiềm ẩn”, ngành du lịch đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành HK Việt Nam.

2. Khó khăn và thách thức

- Phải cạnh tranh với các hãng HK khác mạnh hơn.

Mặc dù có thuận lợi khi hoạt động trong thị trường HK mở, nhưng khó khăn mới bắt nguồn ngay trong những lợi thế đó, mà cạnh tranh là một điển hình. Cạnh tranh trong thị trường HK mở bắt buộc VNA phải tự hoàn thiện mình để phù hợp với chất lượng dịch vụ quốc tế. Điều đó có nghĩa là yêu cầu về tiềm năng nội lực của VNA rất lớn cả về cơ sở vật chất, tài chính và nguồn nhân lực, nếu không sẽ bị văng ra khỏi quỹ đạo vận tải HK quốc tế.

Có thể thấy rằng các hãng HK quốc tế chỉ định khai thác tại Việt Nam, cũng như các hãng HK cùng khai thác với VNA ở các thị trường quốc tế đều là những hãng tầm cỡ trên thế giới, họ có khả năng tự làm chủ được việc chuyên chở trên các tuyến bay của họ. Trong khi đó trên các tuyến bay quốc tế, yêu cầu về chất lượng phục vụ thường rất cao trong khi khả năng đáp ứng của VNA vẫn còn có hạn. Đối với nguồn khách chính mà VNA có thể phát động là khách du lịch và khách có thu nhập thấp nhưng Việt Nam vẫn chưa phải là điểm du lịch hấp dẫn, cơ sở vật chất kỹ thuật của VNA còn hạn chế, có khoảng cách so với các hãng HK khác trên thế giới, trong khi đó giá cả dịch vụ thì không rẻ hơn.

Tóm lại, phải cạnh tranh với các đối thủ tầm cỡ là trở ngại lớn cho hãng HK nhỏ, ít vốn như VNA sẽ gặp không ít khó khăn để khỏi bị hụt hơi trên đường đua vận tải HK quốc tế. Do đó ngoài giải pháp tiếp cận bằng hợp tác liên minh, VNA cần phải nghiên cứu ứng dụng chiến lược marketing phù hợp với quan điểm kinh doanh hiện đại thì mới có khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường HK mở như hiện nay.

- Đối mặt với tình trạng hậu khủng hoảng kinh tế thế giới và nguy cơ chiến tranh, bệnh dịch bùng phát trở lại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009 và các vụ tai nạn máy bay liên tiếp của một số hãng HK trên thế giới phần nào đã làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chung của ngành vận tải HK trong khu vực, thêm vào đó là nguy cơ xảy ra chiến tranh ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, bất ổn chính trị ở những quốc gia Châu Phi và vấn đề vũ khí hạt nhân đang ngày càng căng thẳng. Khả năng tài chính của một số nước gặp nhiều khó khăn đã dẫn đến sự phá sản của nhiều ngành, công ty trong và ngoài nước mà ngành HKDD cũng không phải là một ngoại lệ.

Các hãng HK Đông Nam Á nói chung và VNA nói riêng đang phải đối đầu với việc giảm một lượng lớn khách du lịch tới khu vực (là nguồn thu ngoại tệ mạnh của chính phủ các nước trong khu vực), làm cho lưu lượng khách đi và đến Đông Nam Á giảm mạnh trong khi các khu vực khác vẫn tăng cao, đặc biệt là những thị trường được dự báo về sự tăng trưởng mạnh về vận tải Hk như Đông Bắc Á, Nam Á và Châu Mĩ La tinh. Hầu hết các hãng HK trong khu vực Châu á đều phải hủy bỏ một số đường bay, cắt giảm tần suất bay do tình trạng kinh doanh thua lỗ. Một số hãng phải áp dụng các biện pháp cực đoan như cắt giảm chi phí, sa thải người lao động. Đối với các hãng HK thành viên AAPA cũng không khá gì hơn, họ đang gặp nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế gây thiệt hại lớn đến kinh doanh. Chỉ trong vòng hai năm, các hãng này đã bắt đầu mất đi giá trị kinh tế mà họ đã tạo được trong quá khứ. Sự giảm mạnh mới đây trong thị trường chứng khoán đã phá hoại thị trường của các hãng AAPA, chỉ có những hãng HK xây dựng được lợi thế cạnh tranh và không

ngừng tạo được giá trị cổ phần thì mới có thể vượt qua những thách thức về cơ cấu kinh tế hiện nay. Nhưng thực tế cho thấy các hãng này vẫn chưa có biểu hiện hồi phục như cũ. Các số liệu thống kê tính tới hết tháng 6/2011 của tổ chức IATA phản ánh kết quả vận chuyển hành khách lẫn vận tải hàng hoá đều ảm đạm do kinh tế các nước này tiếp tục suy yếu làm cho nhu cầu về HK vẫn còn thấp.

Bên cạnh đó hình ảnh và uy tín của các hãng HK khu vực Châu Á đang bị giảm dần do tình trạng uy hiếp an toàn và tai nạn máy bay liên tiếp xẩy ra, cũng là một trong nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh vận tải HK của các nước trong khu vực. Điển hình là SILKARIR không thể bình phục sau cơn suy thoái do vụ tai nạn máy bay tháng 12/2006. Hay China Airlines (CAL) cũng chưa bình phục sau tai nạn máy bay tháng 2/2007.

Tóm lại, trong bối cảnh chung đó, nền kinh tế Việt Nam nói chung và VNA nói riêng cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi tình trạng suy yếu của nền kinh tế khu vực, và tình trạng bi đát trong kinh doanh vận tải HK của các nước khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Những lợi thế của giai đoạn 2005 - 2007 mà VNA đã giành được chưa đủ tích luỹ cho nguồn nội lực để VNA chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới, thì khó khăn này đã làm cho VNA khó có phát triển trong thời gian tới.

- Mạng lưới đường bay còn đơn giản.

Tính đến tháng 9/2011 cơ cấu mạng đường bay của VNA được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: Tổng số mạng lưới đường bay của VNA tính đến tháng 9/2011

NỘI ĐỊA QUỐC TẾ

ĐƯỜNGBAY BAY CHẶNG BAY THÀNH PHỐ ĐƯỜNG BAY CHẶNG BAY THÀNH PHỐ 122 39 44 20 83 53 53

Một phần của tài liệu hoạt động kinh doanh vận tải hàng không của hãng hàng không quốc gia việt nam (vietnam airlines) (Trang 71 - 76)