Qua số liệu của bảng 1.4, có thể thấy được số lượng khách quốc tế đến Việt Nam vì mục đích du lịch là chủ yếu, và di chuyển bằng đường HK chiếm đa số. Nắm được đặc điểm này, VNA có nhiều chính sách phát triển phù hợp với nhu cầu của hành khách, đặc điểm là hành khách quốc tế trong những chặng bay đến Việt Nam với mục đích chủ yếu là du lịch, muốn biết nhiều hơn về văn hóa Việt Nam, về con người Việt Nam. Và sự tiếp xúc đầu tiên với văn hóa con người Việt Nam đó là việc khách hàng quốc tế chọn dịch vụ vận tải HK của VNA, cho nên VNA cần thể hiện một nét đặc trưng, mang yếu tố văn hóa Việt Nam, đậm đà bản sắc dân tộc.
Ngoài ra, VNA còn thường xuyên tổ chức khảo sát thu thập thông tin khách hàng, để nắm được những đặc điểm như: quốc tịch, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, tôn giáo, nhu cầu đi lại… Các thông tin ấy sẽ được Ban tiếp thị hành khách xử lý một cách khoa học hợp lý, và tổng hợp thành đánh giá chung về đặc điểm khách hàng của VNA trên từng chặng bay, từng khu vực địa lý. Từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp, thu hút khách hàng mới cũng như giữ chân khách hàng cũ. Mới đây, VNA bắt đầu triển khai chính sách giảm giá vé máy bay cho người cao tuổi. Theo đó, khách hàng là công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên khi mua vé các đường bay nội địa do VNA khai thác sẽ được giảm 15% từ mức giá trần hạng phổ thông. Chính sách này chỉ áp dụng khi suất vé tại các phòng vé của VNA trên toàn quốc. Điều này thể hiện chiến lược mở rộng hơn nữa nhu cầu đi lại bằng đường HK của người dân Việt Nam, vốn dĩ trước đây chỉ dành cho đại đa số người dân có thu nhập khá trở lên; và chứng tỏ rằng Hãng đang ngày càng nắm bắt tốt hơn nhu cầu của khách hàng, phục vụ ngày càng tốt hơn những yêu cầu đa dạng từ nhiều tầng lớp hàng khách hơn.
5.2 Đặc điểm thị trường
Trong khoảng thời gian từ 2006 đến 2010, thị trường HK Việt Nam đã phát triển với tốc độ tăng trưởng cao so với mức tăng trưởng chung của HK thế giới và khu vực, đạt tổng số 105,5 triệu khách (tăng bình quân 15%/năm), 2,2 triệu tấn hàng hoá (tăng
bình quân 12%/năm. Hiện có 46 hãng HK nước ngoài đang khai thác trên 54 đường bay đi, đến Việt Nam và có 4 hãng HK trong nước, đang khai thác 40 đường bay đến 20 cảng HK nội địa. Tổng sản lượng vận chuyển của các hãng HK Việt Nam giai đoạn 2006-2011 ước đạt 71,3 triệu hành khách, 940 ngàn tấn hàng hóa, thị phần quốc tế đạt 38,5%.
Mạng đường bay nội địa của HK Việt Nam được thiết kế theo kết cấu trục - nan với các đường bay đi - đến các địa phương tỏa ra từ 3 thành phố lớn của ba miền là Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến tháng 9/2011 VNA có 39 đường bay đến 20 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, trong đó đường bay trục Bắc - Nam nối liền 3 thành phố Hà Nội - Đà Nẵng - Hồ Chí Minh chiếm hơn 65% tổng lượng khai thác cũng như vận chuyển nội địa. Với hệ thống sân bay phân bố đều khắp các vùng, tiềm năng du lịch đa dạng, mạng đường bay nội địa của Hãng đã được phát triển đều khắp, giải quyết được 2 mục tiêu cơ bản: thứ nhất, đáp ứng nhu cầu đi lại bằng đường HK trong nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng, địa phương, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo; thứ hai, đảm bảo hỗ trợ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế của các hãng HK Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh của các đường bay nội địa hiện nay không đồng nhất, một số đường có hiệu quả và tần suất khai thác cao như các đường bay trục Bắc - Nam, đường bay đi - đến Huế, Nha Trang (Cam Ranh), Phú Quốc...; trong khi đó hầu hết các đường bay còn lại, nhất là các đường bay đến những vùng kinh tế kém phát triển phải bù lỗ và cân đối từ các đường bay khác.
Mạng đường bay quốc tế của VNA tính đến hết tháng 9/2011 bao gồm 83 đường bay (46 đường bay trực tiếp và 37 đường bay liên doanh (code share)) từ 3 thành phố lớn (Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh) đến 26 điểm đến trực tiếp và 27 điểm đến gián tiếp thuộc 18 quốc gia trên thế giới, trong đó có 19 điểm ở Đông Bắc Á, 8 điểm ở Đông Nam Á, 2 điểm ở Úc, 6 điểm ở Châu Âu, 1 điểm ở Thái Bình Dương và 17 điểm ở Bắc Mỹ. Cụ thể:
Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Trung Quốc giữ một vai trò quan trọng với tốc độ tăng trưởng bình quân gần 13% năm trong giai đoạn 2006 - 2011. Nữa đầu năm 2011, thị trường Đông Bắc Á chiếm 50% tổng thị trường hành khách quốc tế, và chiếm trên 60% tổng thị trường hàng hoá.
- Khu vực Đông Nam Á (chưa tính đến Tiểu vùng Cambodia - Lào - Myanmar) là thị trường truyền thống đứng thứ hai chiếm 31,8% thị phần vận chuyển hành khách và hơn 20% thị phần vận chuyển hàng hóa vào nữa đầu năm 2011.
- Thị trường Châu Âu chủ yếu là Pháp, Nga và Đức tương đối ổn định, trong đó thị trường Pháp đóng vai trò như điểm trung chuyển giữa Việt Nam và khu vực Châu Âu với khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hóa nữa đầu năm 2011 chiếm khoảng 9% thị phần.
- Thị trường Bắc Mỹ (chủ yếu là Hoa Kỳ) là thị trường mới đối với HK Việt Nam. VNA hiện đang thực hiện thoả thuận hợp tác liên doanh với China Airlines, và Delta Airlines, theo đó VNA bán vé cho hành khách đi từ Việt Nam tới Hoa Kỳ và ngược lại trên các chuyến bay do China Airlines khai thác chặng từ Đài Loan tới Los Angeles và San Francisco và Delta Airlines theo các chặng từ Narita đến các thành phố của Hoa Kỳ. Trong thời gian tới, khi VNA có khả năng khai thác đường bay trực tiếp tới Hoa Kỳ bằng máy bay Boeing 777 hoặc Airbus A380 sẽ là một cơ hội quảng bá lớn, xác lập một vị thế mới của HKVN với các quốc gia trong khu vực, bởi các tiêu chuẩn kỹ thuật, an ninh, an toàn để được chấp nhận bay đến Mỹ do Nhà chức trách HKDD nước này đưa ra là rất khắt khe.
- Tiểu vùng hợp tác về vận tải HK các nước Cambodia, Lào, Myanmar và Việt Nam có nhiều tiềm năng về du lịch bắt đầu được khai thác mạnh, khởi đầu là thị trường 3 nước Đông Dương. Tuy lưu lượng hành khách cũng như hàng hoá nội vùng không lớn nhưng Việt Nam lại là một trong những của ngõ HK quan trọng của Lào và Cambodia. Sức hút du lịch Tiểu vùng là một thế mạnh cạnh tranh của các hãng HK Việt Nam trong bối cảnh HK Tiểu vùng đã được tự do hoá. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc rất lớn vào việc thống nhất thị trường du lịch tiểu vùng, đặc biệt là vấn đề
cấp thị thực nhập cảnh. Nữa đầu năm 2011, thị trường Đông Dương chiếm 7% thị phần vận tải hành khách và 1% thị phần vận tải hàng hóa.
IV. Chiến lược phát triển kinh doanh của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam
Nghị quyết Đảng bộ HKDD Việt Nam lần thứ I đã định hướng "Mục tiêu phấn đấu của Ngành là từng bước đổi mới phương tiện vận tải, đổi mới trang thiết bị, nâng cấp các công trình chủ yếu phục vụ sản xuất kinh doanh. Từng bước xây dựng ngành HK đạt trình độ hiện đại". Trên tinh thần ấy, để phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xu thế phát triển vận tải HK mang tính toàn cầu, Ngành HKDD Việt Nam đã đề ra những định hướng chiến lược phát triển trong các lĩnh vực cảng HK, quản lý bay, vận tải HK, công nghiệp HK và các dịch vụ thương mại đồng bộ. Trong đó có nhiều lĩnh vực liên quan chặt chẽ đến kinh doanh và quan hệ quốc tế của VNA trong tương lai. Trên cơ sở đó chiến lược phát triển của VNA tập trung vào những mục tiêu về phát triển vận tải HK như sau:
- Phát triển thị trường trong nước với mạng đường bay phủ khắp toàn quốc với ba trục Bắc, Trung, Nam; phát triển thị trường quốc tế trọng tâm là thị trường Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Khôi phục lại các mạng đường bay đã tạm ngưng hoạt động trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 2009; khai thác với tần suất cao hơn các chặng bay có tiềm năng phát triển lớn, đặc biệt là thị trường châu Âu.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải HK lên mức khá và tốt, đảm bảo phục vụ tốt các chuyến bay quốc tế đi và đến cũng như các chuyến bay nội địa, đảm bảo chất lượng bảo dưỡng định kì 4C - 3Y cho các máy bay thế hệ mới được phát huy và hoàn thiện.
- Phát triển doanh nghiệp vận tải HK trên cơ sở tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và nới lỏng dần bảo hộ, khuyến khích các doanh nghiệp ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo đảm an toàn. Trong đó VNA đóng vai trò nòng cốt. Trong tương lai khi thị trường chín muồi sẽ có thêm 1 hãng bay chở khách, 1 hãng bay chở hàng.
- Phát triển đội tàu bay theo hướng thay thế dần các loại thế hệ cũ, tăng số lượng loại nhỏ và vừa, tăng máy bay sở hữu để chủ động nguồn vốn và tiết kiệm chi phí khai thác HK đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đạt trình độ theo tiêu chuẩn quốc tế. Từng
bước đảm nhận các công việc (kể cả chức năng đào tạo) do chuyên gia nước ngoài kèm, tiến tới việc đảm nhận hoàn toàn việc đào tạo, việc khai thác và bảo dưỡng các loại máy bay hiện đang khai thác và các loại máy bay nằm trong chiến lược phát triển trong tương lai.
- Đội ngũ cán bộ tiếp tục được nâng cao về cả chất lượng cũng như số lượng, cơ cấu lao động được điều chỉnh theo lao động được đào tạo chuyên ngành, đặc biệt là những lao động đặc thù ngành HK như phi công, tiếp viên, thợ kĩ thuật, từng bước giảm thuê lao động người nước ngoài. Năm 2005 VNA đã cho xây dựng nhiều trung tâm đào tạo, trong đó đào tạo phi công theo tiêu chuẩn quốc tế và phát triển thành trung tâm đào tạo của khu vực trong giai đoạn 2011 - 2020.
Như vậy, kế hoạch từng bước giảm mức độ phụ thuộc vào nước ngoài về vấn đề đào tạo phi công và thợ kĩ thuật đồng nghĩa với việc từng bước làm chủ trong lĩnh vực đào tạo lực lượng lao động quan trọng này sẽ làm giảm chi phí đào tạo cơ bản và chi phí khai thác trong tương lai của VNA. Mặc dù lợi ích của giải pháp này mang lại sẽ rất lớn, song khó khăn hiện nay của VNA lại là thiếu cán bộ đầu ngành giỏi để có thể từng bước tiến hành tự đào tạo. Đồng thời việc lựa chọn mô hình trung tâm đào tạo cũng không dễ dàng do đây là lĩnh vực rất mới ở Việt Nam, trong khi vốn và tiềm lực còn rất hạn chế như hiện nay.
- Thực hiện chính sách phát triển khoa học công nghệ, tập trung nghiên cứu áp dụng những thành quả khoa hoc kĩ thuật tiên tiến trên thế giới, từng bước đổi mới công tác hoạt động kinh doanh của Hãng. Thực hiện tốt công tác quản lý - đảm bảo an toàn bay, khai thác cảng HK, sân bay, thiết bị chuyên dụng một cách hiệu quả, an toàn, không lãng phí. Đảm bảo công tác quản lý bảo vệ môi trường, hạn chế ô nhiễm không khí, tiếng ồn, môi trường nước, môi trường đất và rác thải dạng rắn, lỏng.
- Đổi mới cơ chế quản lý, từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNA, tăng năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ, tối ưu hóa doanh thu, cơ cấu chi phí hợp lý. Giảm dần sự lệ thuộc vào Nhà nước, đổi mới cơ chế quản lý từ bao cấp sang cơ chế quản lý thị trường, đáp ứng yêu cầu của thời đại. Phân cấp quản lý, tạo sự chủ động
cho các nhan viên tại vị trí công tác (mở rộng quyền hạn về quyết định và tạo cho nhân viên sự chủ động trong việc ra quyết định, dám chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
V. Vai trò của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam đối với nền kinh tế Việt Nam
Vận tải nói chung và vận tải HK nói riêng có vai trò rất quan trọng và có tác dụng to lớn đối với nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia, cũng như đối với nền kinh tế thế giới, đặc biệt góp phần thúc đẩy tiến trình buôn bán quốc tế, du lịch quốc tế và hội nhập giữa các nước trong một khu vực và giữa các khu vực trên thế giới. Hệ thống vận tải HK phục vụ tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như sản xuất, lưu thông, tiêu dùng, kể cả quốc phòng, do đó nó phản ánh trình độ phát triển của một nước. Cũng như các phương tiện vận tải khác, vận tải HK là yếu tố quan trọng của lưu thông. Các Mác đã nói “Lưu thông có nghĩa là hành trình thực tế của hàng hoá trong không gian được giải quyết bằng vận tải. Vận tải là sự tiếp tục của quá trình lưu thông và vì quá trình lưu thông ấy”. Như vậy, vai trò của vận tải HK trong nền kinh tế quốc dân biểu hiện khá rõ nét ở hai khía cạnh sau:
- Vận tải HK là chất xúc tác đặc biệt thúc đẩy nền kinh tế quốc dân và mối quan hệ kinh tế quốc tế phát triển
Thực tế cho thấy sự phát triển của ngành HK kéo theo sự phát triển của nhiều lĩnh vực kinh tế khác, là ngành có nhiều đóng góp ngoại tệ cho Nhà nước, là nơi dự trữ và cung cấp đội ngũ cán bộ có trình độ, có kỹ thuật phục vụ cho quốc phòng, là phương tiện vận tải duy nhất có khả năng nối kết nhiều vùng trong một quốc gia và nhiều quốc gia trên toàn cầu mà các phương tiện vận tải khác không làm được. Do đó mạng lưới vận tải HK là hệ thống huyết mạch quan trọng của các hoạt động kinh tế quốc tế, làm cho khái niệm về biên giới kinh tế đã vượt ra khỏi biên giới lãnh thổ của từng quốc gia, trở thành môi trường kinh tế rộng lớn. Mở đường rộng mạng lưới đường bay cũng có nghĩa là mở rộng hợp tác về kinh tế, quan hệ chính trị và giao lưu văn hoá xã hội. Hay nói cách khác, vận tải HK là một điển hình về mối quan hệ kinh tế quốc tế,
và là ngành có vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập mà các phương tiện vận tải khác không thay thế và so sánh được.
- Thu và chi của ngành vận tải HK là một bộ phận cấu thành trong cán cân thanh toán quốc tế
Theo định nghĩa trong thương mại quốc tế thì “ Việc thanh toán các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh có liên quan tới các quan hệ kinh tế, thương mại và các mối quan hệ khác giữa các tổ chức, các công ty và các chủ thể khác nhau của các nước gọi là thanh toán quốc tế”. Như vậy, hoạt động vận tải HK quốc tế có tác động đến vị trí cán cân thanh toán của tất cả các quốc gia trên thế giới trong cả hai mảng “cân đối vô hình và cân đối hữu hình”. Những ảnh hưởng tích cực của nó trong thanh toán quốc tế thể hiện ở giá vé áp dụng và giá vé công bố, và những khoản thu ngoại tệ từ các hoạt động dịch vụ thương mại và kỹ thuật HK. Điều đó có nghĩa là những khoản thu nhập ấy trở thành một khoản thuận lợi trong cân bằng thương mại có thể bù đắp lại cho những khoản