0
Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

Hoạt động vận tải hành khách

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI HÀNG KHÔNG CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG QUỐC GIA VIỆT NAM (VIETNAM AIRLINES) (Trang 39 -71 )

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI HÀNG KHÔNG CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG QUỐC GIA VIỆT NAM TRONG GIA

2.1 Hoạt động vận tải hành khách

VNA đã và đang tham gia vào nền kinh doanh vận tải HK thế giới ngày một sâu rộng, vì thế để có thể cung cấp các dịch vụ ngang tầm thế giới, thu hút khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình thì VNA cần phải luôn cập nhật và ứng dụng các công nghệ, kĩ thuật mới, mà vốn dĩ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho ngành HK ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam có cơ hội phát triển. Bên cạnh đó, thông qua hội nhập kinh tế quốc tế, Hãng còn có cơ hội học hỏi hệ thống tiêu chuẩn, quy trình và những kỹ năng quản lý tiên tiến của ngành HK thế giới, đồng thời, dẽ dàng sử dụng được nguồn nhân lực quốc tế có trìng độ và kinh nghiệm hơn, từ đó chất lượng của các dịch vụ đồng bộ với dịch vụ vận chuyển HK cũng được cải thiện và nâng cao. Cụ thể với sự giúp đỡ của Boeing, trong những năm gần đây VNA đã tiến hành nhiều cuộc điều tra qui mô lớn nhỏ về cảm nhận của khách hàng về dịch vụ HK của Hãng trên các chuyến bay. Kết quả là mọi mặt đều được đánh giá dưới mức trung bình - khá. Điều này chỉ ra nhiều bài học cho VNA nếu Hãng muốn nâng cao chất lượng dịch vụ để cạnh tranh trong khu vực và quốc tế. Cũng theo kết quả điều tra hành khách bằng phiếu thăm dò và phỏng vấn trực tiếp trên chuyến bay, lý do hành khách lựa chọn chuyến bay của VNA và các đánh giá của hành khách về tổng thể các mặt dịch vụ của VNA có vẻ khả quan hơn.

Bảng 2.2 : Lý do lựa chọn chuyến bay của VNA của hành khách

Đơn vị tính: %/số lượng khách được hỏi

Các chỉ tiêu đánh giá 2008 2009 2010

Quốc tế Nội địa Quốc tế Nội địa Quốc tế Nội địa Thời gian đi đến thích

hợp 19,5 32,3 22,5 21,6 24,7 25,3

Chuyến bay ít điểm

Chuyến bay thuận tiện

cho việc nối chuyến 7,6 5,4 8,8 4,9 7,3 5,0

Giá vé hợp lý 6,8 6,9 12,3 6,8 9,5 6,8

Máy bay hiện đại 4,7 5,7 2,1 6,4 1,9 5,1

Hài lòng với dịch vụ 7,7 10,5 9,1 13,1 9,2 13,9

Dịch vụ phản ánh văn

hoá của Việt Nam 4,9 3,4 5,3 4,9 6,5 5,0

Danh tiếng của VNA 5,4 4,3 2,0 4,3 2,7 5,3

Hãng HK của một

quốc gia 17,4 10,5 9,7 14,6 10,5 13,9

Chuyến bay duy nhất

còn chỗ 10,8 4,9 7,2 7,7 6,5 5,2

Do người khác chọn

hộ 4,8 5,4 7,5 5,2 7,9 4,4

Lý do khác 3,6 2,9 4,4 2,2 3,9 2,4

(Nguồn:BK/HTT Báo cáo điều tra thường xuyên trên chuyến bay 2008 - 2010)

Từ bảng 2.2, có thể thấy được lý do mà hành khách chọn dịch vụ của VNA nhiều nhất là thời gian đi đến thích hợp (trên 20%), ngoài ra, các lý do khác đều nhận được sự đồng tình ở mức độ thấp từ phía khách hàng (các chỉ tiêu khác đều dưới 10% số người được hỏi đồng ý), cho thấy lợi thế của Hãng là bố trí lịch trình bay hợp lý, phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, VNA còn là hãng HK quốc gia của Việt Nam nên đây là một lợi thế không nhỏ của Hãng, đặc biệt là khách quốc tế khi đến Việt Nam đều muốn tiếp xúc với văn hóa, ngôn ngữ cũng như bản sắc của Việt Nam, do đó chọn VNA là cách ngắn nhất để có thể tiếp cận với đất nước con người Việt Nam. Nắm được những ưu điểm của mình, VNA nên có chiến lược phát triển hợp lý để nâng cao khả năng phục vụ hành khách, xây dựng hình ảnh Hãng HK Quốc gia Việt Nam xứng tầm khu vực và quốc tế.

trong giai đoạn 2006 - 8 tháng đầu năm 2011

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 8 tháng đầu

năm 2011

Thị phần (%) 60,1 59,3 58,4 60,3 59,3 61,9

Quốc tế 41,5 42,5 41,6 41,7 42,4 53,3

Nội địa 84,8 85,1 85,7 87,8 88,5 87,8

Hệ số sử dụng

ghế (%)

75,3 74,5 76,4 67,7 65,4 72,7

Quốc tế 70,4 71,9 74,6 63,6 61,9 70,8

Nội địa 81,6 82,9 81,9 80,8 78,8 89,7

(Nguồn: Ban dịch vụ thị trường của VNA)

Thị phần vận tải hành khách của thị trường HK Việt Nam của VNA đạt trung bình 59,9%, trong đó thị phần khách quốc tế đạt 43,8%, còn khá thấp so với tầm vóc của một hãng HK quốc gia như VNA. Trong giai đoạn vừa qua, sự cạnh tranh gay gắt của những hãng HK lớn mạnh trong khu vực về khách quốc tế đến Việt Nam đã khiến cho thị phần của VNA bị thu hẹp, ngoài ra, dịch vụ phục vụ hành khách còn chưa quan tâm đúng mực, nên các hãng Cathay Pacific, Thai Airways, Singapore Airlines đã vận chuyển một phần không nhỏ trong lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Hơn nữa, ở thị trường nội địa, Hãng bị cạnh tranh bởi các hãng HK tư nhân có đội tàu bay hiện đại như Jetstar Pacific, Air Mekong… nhưng tầm vóc của VNA vẫn đáng kể nên thị phần trong nước được xem như là độc quyền với tỉ lệ trung bình là 86,6%. Về hệ số sử dụng ghế, trong giai đoạn 2006 - 8 tháng đầu năm 2011 VNA có hệ số sử dụng ghế trung bình là 72%, được xem là trung bình. Điều này cho thấy, VNA còn cần phải cố gắng hơn nữa để đạt hiệu quả kinh doanh tối đa trong từng chuyến bay Hãng khai thác, những chiến lược như giảm giá vé ngắn hạn, ưu đãi đặc biệt khi mua vé sớm, chính sách hoàn trả vé hợp lý, đúng với yêu cầu của khách hàng cần được thực hiện chặt chẽ hơn nữa. Hơn nữa, VNA cần phải giữ hệ số này ổn định, được như vậy thì hiệu quả

kinh doanh ở giai đoạn phát triển tiếp theo sẽ khả quan hơn trong tình hình cạnh tranh ngày càng canh thẳng.

Trong những năm qua chiến lược khai thác hành khách của VNA chủ yếu tập trung vào nguồn khách du lịch. Chiến lược này cũng đã thành công đáng kể trong suốt một thời gian dài. Nhưng chiến lược khai thác nguồn khách theo kiểu cục bộ không còn thuận lợi khi thị trường Đông Bắc Á và Đông Nam Á là những thị trường chủ yếu của VNA lâm vào tình trạng suy thoái và khủng hoảng kinh tế. Nếu như trước đây một số đường bay "vàng" của VNA như Hồng Kông, Băng Cốc mỗi năm mang lại lợi nhuận từ năm đến khoảng 15 triệu USD, thì bắt đầu từ năm 2009 những đường bay này chỉ đạt hoà vốn.

Đối với khách liên doanh, đặc biệt là thị trường Châu Âu và Châu Mĩ, VNA chỉ đạt 9 - 10%, trong khi Cathay Pacific, Singapore Airlines, hay Thai Airways đạt từ 35 - 40%. Nguyên nhân chủ yếu là VNA chưa coi trọng khai thác nguồn khách này, và chỉ nhận thấy sự cần thiết của nó khi các đường bay "vàng" không còn tạo ra vàng nữa. Bên cạnh đó VNA chưa tạo lập được hệ thống thông tin toàn cầu, nên phần nào làm hạn chế khả năng phát triển thị trường quốc tế của VNA, mặc dù trong những năm qua VNA đã đầu tư khá lớn cho lĩnh vực công nghệ thông tin và thành lập nhiều cơ quan đại diện ở nước ngoài.

Đối với nguồn khách thương gia và khách lẻ trả giá cao (Y Class full fare) của VNA hiện nay mới chiếm khoảng 30% trong tổng số khách, nhưng doanh thu đem lại từ nguồn khách này chiếm tới 30% trong tổng doanh thu vận chuyển hành khách. Trong khi đó cơ cấu đội máy bay của VNA hiện nay trẻ nhất trong khu vực với 100% máy bay hiện đại như B777-200, Airbus 320-200, ATR-72, và Fokker-70. Với cơ cấu của đội máy bay như vậy là nhằm vào nguồn khách trả giá vé cao nhưng VNA mới chỉ khai thác được 30% loại hành khách này thì chưa xứng tầm với khả năng của Hãng.

Ngoài ra nguồn khách từ hoạt động du lịch lữ hành của VNA của là một tiềm năng lớn hỗ trợ mở rộng thị trường hành khách quốc tế, VNA mới chỉ tập trung vào khai thác ba khu vực chính là Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Châu Âu, còn thị trường

Bắc Mỹ mới chỉ khai thác dưới hình thức liên doanh trao đổi chỗ. Trong đó lợi nhuận mang lại chủ yếu là hai thị trường Đông Bắc Á và Đông Nam Á, nên khi tình trạng suy thoái và khủng hoảng kinh tế xẩy ra ở hai thị trường này đã đẩy VNA vào thế làm ăn thua lỗ. Bên cạnh đó cơ cấu nguồn khách của VNA mang tính chất cục bộ, và trái ngược với cơ cấu đội máy bay, nên khi VNA mất nguồn khách truyền thống là khách du lịch đã làm cho VNA ở vào thế bị động và lúng túng khi chuyển đổi khai thác các nguồn khác. Do đó việc mở rộng thị trường và cơ cấu nguồn khách cũng là một vấn đề cần nghiên cứu trong các giải pháp.

Để có thể nhìn nhận khách quan và rõ ràng hơn về những cố gắng trong việc nâng cao dịch vụ HK của VNA trong những năm qua, thì phải sử dụng bảng đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng với các dịch vụ HK do IATA thực hiện. Số lượng các hãng HK được đánh giá lên tới con số 115. Về một số chỉ tiêu đánh giá, VNA có thứ hạng khá cao. Tiện nghi trong khoang hành khách được xếp hạng 28/115, các chương trình giải trí trên máy bay được xếp thứ 41/115, hiệu quả làm việc của tiếp viên được xếp thứ 28/115. Năm 2009, theo công bố của tổ chức điều tra HK IRS (Anh) thì Vietnam Airlines được xếp thứ 9/19 hãng hàng không lớn trên thế giới dựa trên các tiêu chuẩn: chất lượng dịch vụ mặt đất, dịch vụ trên không, thái độ phục vụ, trang thiết bị và độ hài lòng của hành khách... riêng về trình độ tiếp viên VNA được xếp thứ 4 trong 66 hãng. Như vậy, thông qua một số số liệu thống kê trên có thể thấy chất lượng phục vụ hành khách đã được nâng lên đáng kể nhờ việc bố trí lịch bay hợp lý, phù hợp với nhu cầu khách hàng, chất lượng của tiếp viên cũng được nâng cao, dịch vụ trên máy bay đa dạng, phong phú hơn (thiết bị nghe nhìn, báo chí, suất ăn... ngày càng được cải thiện). Chất lượng phục vụ hành khách ở tất cả các khâu có nhiều tiến bộ, phong cách phục vụ của nhân viên tiếp cận với khách hàng, nhất là tiếp viên HK văn minh, lịch sự, chu đáo được hành khách khen ngợi. Tỷ lệ chuyến bay chậm, hoãn chuyến đã giảm nhiều. Tất nhiên, với kết quả này, VNA chưa thể tự hào là một trong những hãng HK đứng đầu trong khu vực, nhưng rõ ràng đó là một kết quả khả quan đáng khích lệ nếu so với tầm vóc hiện nay của Hãng. Trong những năm qua, số lượng hành khách sử

dụng vé máy bay hạng phổ thông (economy class) đã tăng khoảng 50%, trong khi số lượng hành khách sử dụng vé máy bay hạng thương gia (business class) chỉ tăng khoảng 30%. Trong năm 2011, số lượng hành khách sử dụng vé máy bay hạng thương gia trên các chuyến bay quốc tế đã tăng khoảng 13%, ít hơn so với tốc độ gia tăng của số lượng vé economy là 24%. Khác với một số thị trường trọng điểm khác, số lượng khách hạng thương gia tại thị trường Châu Âu tăng 5% trong năm 2010 và tại thị trường Đông Bắc Á, Đông Nam Á tăng 10%. Nguyên nhân là do thị trường Châu Âu phát triển khá lâu nên đã bão hoà. Mặt khác, tại đây ngành HKDD đang phải cạnh tranh quyết liệt với các hình thức vận tải tiên tiến với chi phí thấp hơn, đặc biệt là ngành đường sắt tốc độ cao. Xu hướng tư nhân hoá và toàn cầu đã làm cho số lượng hành khách sử dụng vé hạng thương gia nói chung tại một số thị trường trọng điểm tăng mạnh.

2.2.

Hoạt động vận tải hàng hóa

Trong giai đoạn 2006 – 2011, trung bình doanh thu từ vận tải hàng hóa chỉ chiếm trên 10% tổng doanh thu của VNA. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. VNA được đánh giá là ông lớn của thị trường HK nội địa nhưng lại không có máy bay chở hàng riêng mà chỉ là kết hợp chở thêm hàng trên các chuyến bay chở khách và thuê máy bay chở hàng, do vậy khả năng vận chuyển có hạn. Thiếu máy bay chuyên dụng là nguyên nhân chung cũng khiến cho các hãng HK trong nước khác của Việt Nam không đảm bảo sức chở hàng hóa. Hơn nữa, tình trạng quá tải thị trường HK nội địa trong thời gian qua đủ để thấy rằng sức ép của việc đầu tư máy bay chở khách đang rất lớn, có lúc VNA đã phải tăng tải các đường bay nội địa lên đến 60-70% nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu đi lại. Vì thế, nhìn chung khối lượng vận tải hàng hóa của VNA vẫn chưa xứng với tầm vóc của Hãng, và thực tế, khối lượng hàng hóa vận chuyển nội địa phần nhiều được các hãng HK nước ngoài có cơ sở vật chất tốt hơn VNA vận chuyển.

Do đặc điểm của vận tải HK là cước phí cao, khối lượng, thể tích vận tải nhỏ, nhưng tuyến đường ngắn, thời gian vận chuyển nhanh, nên đối tượng chuyên chở thường là các loại hàng có giá trị cao, khối lượng, thể tích nhỏ, hoặc hàng phục vụ mùa vụ, hàng tươi sống, bưu phẩm bưu kiện. Đối với các hãng HK lớn trên thế giới có máy bay chuyên chở hàng hoá riêng, họ có thể nhận những hợp đồng chuyên chở lớn, đặc biệt như ôtô, thiết bị phụ tùng, máy móc... Còn đối với VNA, do đặc điểm của nền kinh tế, hàng hóa vận tải chủ yếu là hàng hóa quốc tế, phục vụ xuất nhập khẩu, chủ yếu là:

- Hành lý của hành khách: được đặt trong máy bay chở hành khách là chủ nhân của hành lý đó. Loại hàng hoá này bị giới hạn về khối lượng (20 đến 30 kg tùy theo đường bay, hạng ghế của hành khách và sức chở của máy bay). Loại hàng này nếu trong giới hạn khối lượng cho phép không phải chịu cước riêng biệt.

- Thư từ, bưu kiện: chiếm khoảng 6% gồm thư, bưu phẩm dùng để biếu tặng, vật kỷ niệm. Những mặt hàng này đòi hỏi thời gian vận chuyển nhanh, độ an toàn cao.

- Hàng chuyển phát nhanh: chiếm khoảng 14% gồm các loại chứng từ, các loại sách báo, tạp chí và đặc biệt là hàng cứu trợ khẩn cấp.

- Hàng hoá: chiếm khoảng 80% là những hàng được chuyên chở bằng máy bay trừ thư từ, bưu kiện và đồ chuyển phát nhanh gồm những mặt hàng chính sau:

Hàng giá trị cao: đối với mặt hàng này cước chuyên chở chỉ là yếu tố phụ. Theo quy tắc Tact 1996 thì hàng giá trị cao là hàng: có giá trị vận chuyển thông báo từ 1000USD trở lên trên 1kg; vàng, bạch kim hoặc các sản phẩm bằng vàng, bạch kim; tiền, séc du lịch, thẻ tín dụng, các loại chứng từ có giá; kim cương và các loại đá quý, đồ trang sức...

Hàng phục vụ các nhu cầu cấp bách như thuốc men, phụ tùng máy móc. Hàng nhạy cảm với thị trường như hàng bán theo mùa vụ, hàng mốt (sách,

báo, tạp chí, thời trang...).

Hàng đòi hỏi việc bao gói đắt tiền nếu chuyên chở bằng các phương tiện vận tải trên mặt đất.

- Động vật sống: loại này có yêu cầu kiểm dịch, chăm sóc đặc biệt cần được vận chuyển nhanh để không ảnh hưởng tới sức khỏe.

- Hàng may mặc, giầy dép, phục vụ đơn đặt hàng thời vụ của nước ngoài. Chiếm tới 45% tổng khối lượng hàng hóa VNA vận chuyển phục vụ xuất khẩu.

- Hàng thuỷ sản như cá ngừ, tôm, cua biển ... chiếm tới 36 % lượng hàng hóa xuất khẩu.

- Hàng rau, hoa quả tươi. Chiếm 12% khối lượng hàng hóa xuất khẩu.

- Mặt hàng được VNA vận chuyển phục vụ nhập khẩu chủ yếu là linh kiện điện tử, chi tiết máy, hàng mẫu, rượu.

2.2.2.

Cơ cấu thị trường

Thị trường vận tải hàng hoá của VNA được chia thành 2 nhóm: nội địa và quốc tế. Hàng hóa vận chuyển trong nước vẫn còn ở mức hạn chế, chủ yếu là bưu kiện, bưu

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI HÀNG KHÔNG CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG QUỐC GIA VIỆT NAM (VIETNAM AIRLINES) (Trang 39 -71 )

×