Phân tích những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân tồn tại trong quá

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức trên địa bàn thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 70)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.2.5. Phân tích những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân tồn tại trong quá

quá trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức

3.2.5.1. Thuận lợi

- Trong những năm qua kể từ khi thành lập Văn phòng đăng ký QSD đất 2005, được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh nhiều tổ chức chưa được cấp GCNQSDĐ đã được hỗ trợ kinh phí để thực hiện rà soát mốc giới; xây dựng bản đồ địa chính hoàn thiện hồ sơ phục vụ cho việc cấp

GCNQSDĐ. Tính đến tháng 12 năm 2013, Sở Tài nguyên và Môi trường đã cấp 8.418 GCNQSDĐ, với diện tích 23.810,76 ha cho các tổ chức, đạt trên 88%, vượt 38 % kế hoạch theo Nghị quyết 02/NQ-TU ngày 23/4/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và đạt trên 85% diện tích, theo Nghị quyết Quốc hội và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

- UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo đẩy mạnh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để cơ bản hoàn thành trong năm 2013 theo yêu cầu của Quốc hội khóa XII để chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và các cấp, ngành thực hiện các nội dung yêu cầu. Kết quả cấp Giấy chứng nhận của cả tỉnh đạt được trong năm qua đã tăng hơn so với kết quả thực hiện năm những năm trước; đảm bảo sự theo dõi, chỉ đạo của các cấp ngành từ tỉnh đến cơ sở, sự thống nhất trong điều hành và triển khai cụ thể công việc; thực hiện cụ thể và sự quyết tâm vào cuộc của các cấp, ngành địa phương, đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện, nhân lực thực hiện cho công tác qua việc bố trí kinh phí và kiện toàn bộ máy, nhân lực, trang thiết bị của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất;

Như vậy, trong quá trình thực hiện các văn bản chỉ đạo của các cấp, ngành, được sự quan tâm chỉ đạo của HĐND, UBND tỉnh đã bám sát, có chỉ đạo sâu sát các cấp, ngành và được thể hiện bằng nhiều văn bản. Trong đó Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị chủ trì phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp hết sức quan tâm, chú trọng đến công tác quản lý đất đai của tỉnh. Qua đó, công tác quản lý đất đai nói chung với công tác quản lý, sử dụng đất của các tổ chức, công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nói riêng, luôn được coi là những nhiệm vụ trọng tâm. Qua công tác lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của HĐND, UBND tỉnh đã giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cấp, ngành tham mưu cho HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản quan trọng.

3.2.5.2. Khó khăn, vướng mắc:

Việc cấp GCNQSDĐ cho các tổ chức thường khó khăn hơn so với đất của hộ gia đình, cá nhân bởi diện tích đất của các tổ chức rộng (có những tổ chức diện tích đất lên đến hàng chục nghìn ha); hiện trạng đất của các tổ chức hiện nay thường có sự biến động rất lớn so với thời điểm được giao trước đây; tồn tại tình trạng người dân lấn chiếm một phần đất của các tổ chức làm đất ở, đất canh tác dẫn đến việc tranh chấp đất đai giữa đơn vị và hộ gia đình...

Bên cạnh đó, với diện tích đất lớn như vậy nên một số tổ chức không có khả năng kinh phí để thực hiện việc rà soát, xác định mốc giới, xây dựng bản đồ địa chính, nên không thể hoàn thiện hồ sơ để tiến hành việc cấp GCNQSDĐ được. Điển hình: Vườn Quốc gia Tam Đảo; Trung tâm phát triển Lâm-Nông nghiệp Vĩnh Phúc; Công ty TNHH Một thành viên nông công nghiệp Tam Đảo; Công ty giống cây trồng Vĩnh Phúc (Trại giống Mai Nham); Trung tâm Khoa học lâm nghiệp Đông Bắc Bộ.

3.2.5.3. Nguyên nhân:

- Do điều kiện lịch sử về đất đai còn nhiều vấn đề phức tạp, tình trạng vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng đất như lấn, chiếm, xây dựng nhà trái phép, chuyển đổi, chuyển nhượng không đúng quy định của pháp luật, việc quản lý đất chưa sử dụng, đất vùng ven ranh giới các dự án đã thu hồi ... theo quy định phải được thanh tra, kiểm tra xử lý trước khi cấp Giấy chứng nhận nên rất khó thực hiện và làm chậm việc cấp Giấy chứng nhận.

- Cơ sở vật chất, con người thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận vừa yếu lại vừa thiếu;

- Các quy định của pháp luật còn đan xen, việc xử lý các vi phạm còn hạn chế, người sử dụng đất chưa chủ động phối hợp đăng ký thực hiện nghĩa vụ tài chính,

- Việc luân chuyển hồ sơ địa chính có mâu thuẫn giữa ngành Tài nguyên Môi trường và ngành thuế. Cơ quan thuế có Thông tư 124/2011/TT-

BTC ngày 31/8/2011 quy định tất cả các trường hợp phải luân chuyển HSĐC (kể cả không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính) trong khi Thông tư 20/2010/TT-BTNMT ngày 22/10/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường lại nêu các trường hợp không phải luân chuyển HSĐC sang cơ quan thuế.

- Cơ chế một cửa liên thông nhiều nơi vẫn còn là hình thức, không đảm bảo được cái là tính liên thông của nó; cơ quan chuyên môn là đơn vị có chức năng trực tiếp giải quyết hồ sơ thì nhận hồ sơ qua trung gian "một cửa", trong khi đó người một cửa thì không chịu trách nhiệm gì về tính hợp lệ của hồ sơ và cũng không chịu trách nhiệm gì trong giải quyết hồ sơ; vậy làm thế nào để cơ quan chuyên môn cũng chính là đầu mối "một cửa" theo Luật định mà xã hội đang quan tâm.

- Sự phối hợp của các ngành, các cấp ở địa phương trong việc xử lý, giải quyết các tồn tại, vi phạm pháp luật đất đai, pháp luật về xây dựng còn chưa chặt chẽ, việc thống nhất giữa các cơ quan thuế và Tài nguyên Môi trường chưa nhịp nhàng, hiệu quả; cụ thể: việc xử phạt chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính có sự chênh lệch với thời gian thực hiện thủ tục hành chính trong công tác cấp Giấy chứng nhận tại thành phố Vĩnh Yên; việc luân chuyển thông tin địa chính giữa các trường hợp không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo các Thông tư của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên môi trường có sự mâu thuẫn;

Quy trình, trình tự thống nhất giữa các cơ quan liên quan như Xây dựng, Nông nghiệp về thực tế các công trình xây dựng còn thiếu nhiều căn cứ quy định.

3.3. Giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

3.3.1. Giải pháp về kỹ thuật, nghiệp vụ

+ Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc nghiên cứu và xây dựng quy trình cho công tác quản lý đất đai từ khâu đo đạc đến khi cấp giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất được chặt chẽ, thống nhất theo quy định của pháp luật hiện hành.

+ Xây dựng các phương án, cơ chế phối hợp giữa Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh để đề xuất các biện pháp đẩy nhanh công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận, lập và quản lý hồ sơ địa chính cho các tổ chức chưa được cấp giấy chứng nhận, đặc biệt là các nông lâm trường trên địa bàn tỉnh.

3.3.2. Giải pháp chính sách pháp luật

+ Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật về đất đai nhằm đưa chính sách pháp luật đất đai thực sự đi vào cuộc sống của người sử dụng đất thông qua sự phối kết hợp giữa các ngành, các cấp và phải coi đây là một nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng trong công tác tổ chức, thực hiện chính sách pháp luật về đất đai.

+ Tăng cường sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về hoạt động của VPĐK để từ đó tìm ra những tồn tại, những mâu thuẫn và các giải pháp khắc phục, đảm bảo cho hoạt động của VPĐK ngày càng có hiệu quả.

3.3.3.Giải pháp tuyên truyền, giáo dục

+ Tăng cường tuyên truyền tới nhân dân các văn bản pháp luật về đất đai trên các hệ thống phát thanh và truyền hình.

+ Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo về chính sách pháp luật đất đai và công nghệ thông tin cho cán bộ quản lý đất đai các cấp.

3.3.4. Giải pháp nâng cao nguồn nhân lực của VPĐK

Để nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức trong VPĐK tỉnh Vĩnh Phúc cần quan tâm các biện pháp sau:

- Cải tiến trong công tác tổ chức cán bộ, từ việc tuyển dụng, sử dụng và đào tạo cán bộ. Cụ thể là cần xây dựng kế hoạch tuyển dụng cụ thể nhằm lựa

chọn những người có chuyên môn phù hợp để xử lý các công việc liên quan theo yêu cầu của người sử dụng đất đảm bảo tính chính xác và nhanh chóng: Bên cạnh đó cần xây dựng đề án sắp xếp bố trí việc làm cụ thể trong VPĐK tỉnh Vĩnh Phúc nhằm bố trí công việc phù hợp với chuyên môn và năng lực của mỗi người nhằm tạo điều kiện cho cán bộ phát huy tốt nhất khả năng của mình. Thông qua đề án đó giúp cho người quản lý có các biện pháp kiểm tra chất lượng hoạt động của cán bộ, kịp thời phát hiện, uốn nắn các sai sót và động viên, khuyến khích đối với những người đạt kết quả tốt trong công việc.

- Thường xuyên cử cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn do ngành tổ chức. Mặt khác cũng cần có các biện pháp hướng dẫn, bồi dưỡng tại chỗ về chuyên môn, nghiệp vụ đối với các cán bộ dưới hình thức trao đổi, báo cáo, kiểm tra,… tạo điều kiện cho các cán bộ được tiếp cận và nắm bắt kịp thời những quy định của pháp luật có liên quan, những phần mềm mới của ngành phục vụ cho công việc.

- Nâng cao đạo đức phục vụ nhân dân với phương châm “Vì nhân dân phục vụ” hoặc “Công khai minh bạch, hướng dẫn khách hàng tận tình, giải quyết đúng hẹn”. Trong đó phải đề ra các tiêu chuẩn rõ ràng về đạo đức của người cán bộ, các tiêu chuẩn này phải được thể chế hoá bằng các văn bản pháp luật, tạo môi trường khuyến khích cán bộ phát huy tốt năng lực và phẩm chất của mình

3.3.5. Giải pháp khác

Hiện đại hoá các thiết bị trong việc đo đạc, nhanh chóng ứng dụng các công nghệ mới và có tính khả thi cao vào lĩnh vực đất đai. Giải pháp này giúp cho ngành xây dựng được một hệ thống mạng thông tin đất đai kết nối giữa Trung ương với các địa phương. Khi đó thì thông tin về việc cập nhật các biến động trong hồ sơ địa chính tại mỗi cấp sẽ được cập nhật lên mạng nội bộ của ngành và mỗi cấp sẽ tự động cập nhật cho hồ sơ quản lý thuộc cấp mình quản lý.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức trên địa bàn thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)