4. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
- Điều kiện tự nhiên - Điều kiện kinh tế - Điều kiện xã hội
2.3.2. Thực trạng công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên. tổ chức trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên.
- Thực trạng và giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, thời gian từ năm 2005 đến năm 2013.
- Nghiên cứu trên địa bàn TP.Vĩnh Yên từ năm 2005 đến năm 2013 có tổng số bao nhiêu tổ chức sử dụng đất có nhu cầu cấp GCN cụ thể theo từng năm; Phân ra từng loại hình sử dụng đất, phân ra cụ thể từng phường xã có bao nhiêu tổ chức đã được cấp GCN, còn bao nhiêu tổ chức chưa được cấp GCN, lý do vì sao chưa được cấp. Từ đó đề xuất ra các biện pháp giải quyết, nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp GCN QSD đất cho các tổ chức trên địa bàn TP. Vĩnh Yên.
- Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc.
2.3.3. Đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc dụng đất cho các tổ chức trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập nghiên cứu các văn bản pháp lý của Trung ương, địa phương liên quan tới vấn đề này.
- Thu thập các loại số liệu thứ cấp:
+ Thu thập số liệu, tài liệu về giao đất, cho thuê đất của các tổ chức kinh tế (theo loại hình tổ chức kinh tế, diện tích, vị trí địa điểm, tổng mức đầu tư...) các chính sách của Nhà nước và cơ chế của tỉnh đối với các tổ chức kinh tế được giao đất, thuê đất để thực hiện dự án đầu tư.
+ Thu thập số liệu về tài chính: Các khoản tài chính tổ chức kinh tế đã đóng góp cho ngân sách nhà nước (tiền thuê đất trả hàng năm, tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ); thuế thu nhập doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính hàng năm và các khoản đóng góp ủng hộ cộng đồng... của các tổ chức kinh tế.
+ Thu thập số liệu về giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động qua các năm hoạt động của doanh nghiệp.
+ Thu thập số liệu về giá đất ở, các hoạt động dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, cửa hàng bách hóa tổng hợp... các khu vực có hoạt động của các tổ chức kinh tế: khu công nghiệp, khu du lịch...để đánh giá mức độ ảnh hưởng và những đóng góp tích cực của các tổ chức kinh tế này trong việc cải thiện và nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư và phát triển đô thị trong khu vực.
- Nguồn số liệu và phương pháp thu thập:
+ Nguồn số liệu được khai thác từ chính các tổ chức kinh tế mang tính điển hình cho loại hình sử dụng đất, lĩnh vực đầu tư, địa bàn đầu tư…thông qua các Phiếu khảo sát, phỏng vấn.
+ Khai thác số liệu tại các cơ quan nhà nước như Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên.
2.4.2. Thu thập số liệu sơ cấp về tình hình sử dụng đất của các tổ chức
Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu đề tài. Những số liệu này được thu thập từ việc điều tra các tổ chức kinh tế được nhà nước cho thuê đất. Các số liệu này được sử dụng để phân tích về tình hình hiện trạng quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng; Cục thuế tỉnh và Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên. Phương pháp điều tra được tiến hành như sau:
Cơ sở chọn mẫu điều tra:
Đề tài đã chọn 50 tổ chức kinh tế được nhà nước cho thuê đất trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên để điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo nhiều cấp.
- Phương pháp phát phiếu điều tra trực tiếp
Để thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã điều tra các tổ chức bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 1 thành viên hiểu biết về công tác quản lý, sử dụng đất đai của đơn vị, ngoài ra có sự đóng góp ý kiến của các thành viên khác trong đơn vị. Điều này đảm bảo lượng thông tin có tính đại diện và chính xác. Chúng tôi phỏng vấn thử một số đơn vị theo một mẫu câu hỏi đã được soạn thảo trước. Sau đó xem xét bổ sung phần còn thiếu và loại bỏ phần không phù hợp trong bảng câu hỏi. Câu hỏi được soạn thảo bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Nội dung các câu hỏi phục vụ cho đề tài nghiên cứu theo các nhóm thông tin sau:
+ Nhóm thông tin về điều kiện đất đai và sử dụng đất đai của đơn vị. + Nhóm thông tin về tình hình quản lý, sử dụng đất.
+ Nhóm thông tin về nhu cầu sử dụng đất của đơn vị trong tình hình hiện nay. + Các câu hỏi mở về những khó khăn, thuận lợi của đơn vị trong quá trình quản lý sử dụng đất đai, kinh doanh sản xuất của đơn vị, những kiến nghị đề xuất của đơn vị.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp:
Để lấy thông tin theo chiều rộng, tránh cho người bị phỏng vấn cảm thấy bị nhàm chán, bị ép buộc phải trả lời câu hỏi có sẵn, chúng tôi đã dùng các câu hỏi không có trong phiếu điều tra để hỏi đối tượng, những câu hỏi phát sinh trong quá trình phỏng vấn.
Phương pháp này nhằm mục đích lấy thông tin rộng hơn, gợi mở hơn nhiều vấn đề mới quan trọng và thú vị.
Mục đích của điều tra: Nắm bắt một cách tương đối chi tiết về tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được nhà nước cho thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp thu thập dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực, các nhà lãnh đạo, các cán bộ quản lý, người sản xuất giỏi có kinh nghiệm, các cán bộ về kỹ thuật thông qua các tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp với họ để ta có kết luận chính xác.
- Phương pháp quan sát trực tiếp: Đây là phương pháp rất sinh động và thực tế, vì qua phương pháp này tất cả các giác quan của người phỏng vấn đều được sử dụng: mắt nhìn, tai nghe... qua đó các thông tin được ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại một cách cụ thể, thực tế, phong phú và khách quan.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội