BẢN PHỎNG VẤN SỐ

Một phần của tài liệu thực trạng nghề nghiệp của người nông dân sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu dịch vụ du lịch (qua khảo sát thực tế tại xã hải hòa – huyện tĩnh gia – tỉnh thanh hóa tháng 8 năm 2011) (Trang 45 - 53)

II. Nội dung phỏng vấn

BẢN PHỎNG VẤN SỐ

I. Những thông tin chung

Người được phỏng vấn: Nguyễn Thị T

Giới tính: Nam

Tuổi: 35 Trình độ: Văn hóa: 12/12 Chuyên môn: Không Ngề nghiệp: Sản xuất nông nghiệp

Người phỏng vấn: Lò Văn Biển. SV: K52 – PN2 Thời gian phỏng vấn: 10 giờ, ngày 22 tháng 8 năm 2011

Địa điểm phỏng vấn: gia đình anh Nguyễn Thị T. Thôn Đông Hải xã Hải Hòa – huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa.

II. Nội dung phỏng vấn

H: Cháu chào Bác!

TL: Chào cháu, có việc gì không cháu?

H: Dạ! Thưa bác cháu là sinh viên khoa xã hội học Trường Đại học KHXH & NV Đại học QGHN. Chúng cháu đang thực tập tìm hiểu về sự biến đổi của Làng Việt trong bối cảnh toàn cầu hóa gia đoạn hiện nay ở địa phương mình cụ thể là tìm hiểu về sự thay đổi về văn đề kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương mình Bác ạ?

TL: Thế à, đứa con nhà bác cũng học ở Hà Nội nhưng nó học Trường Ngoại Thương nó cũng chuẩn bị đi thực tập như các cháu đấy. Cháu vào nhà đi Bác cũng đang rỗi, cần gì cháu cứ hỏi?

H: Dạ! cháu cám ơn Bác xin Bác cung cấp cho cháu một số thông tin xung quanh vấn đề sản xuất nông nghiệp của gia đình mình được không ạ?

TL: Được cháu cứ hỏi.

H: Gia đình nhà ta có mấy người hả Bác. TL: Có 5 người 2 vợ chồng bác và 3 đứa con? H: Thế bác trai làm nghề gì ạ?

TL: Ông ấy cũng làm nông thôi, ngoài mùa vụ hay lúc dảnh dối, khi nào chú Tư đi biển thì gọi đi kéo lưới cùng.

H: Còn các anh chị trong nhà thì đi làm gì vậy bác?

TL: Thằng cả thì đi làm công nhân ở công ty xi măng, thằng hai thì năm ngoái thì đang học ngoài Hà Nội đó, còn Thằng thì tốt nghiệp cấp 3 năm nay vừa đi thi trong Vinh về không biết có đậu (đỗ) không nữa.

H: Vậy à Bác, à bác ơi nhà mình có thuộc diện chuyển giao đất để xây dựng khu dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng không Bác?

TL: Có cháu ạ.

H: Vậy diện tích là bao nhiêu vậy bác?

TL: Thì nhà bác có được 5 mẫu đã phải bàn giao cả 5, may mà đất vườn còn rộng chút cháu ạ.

H: Sau khi chuyển giao đất ruộng đã hết cuộc sống có khó khăn lắm không bác? TL: Thì không còn ruộng được đền bù ít tiền nên nhà bác lấy làm vốn đầu tư chăn nuôi lợn, gà nhưng giá thức ăn cho chúng cao quá cháu ạ nên lãi cũng chẳng được bao nhiêu.

H: Vậy kinh tế gia đình mình hiện nay so với trước chuyển chuyển giao đất có khá hơn không ạ?

TL: Thú thật với cháu là gia bác được đền bù trên 100 triệu thì gửi ngân hàng một nửa hàng tháng rút lãi để nuôi mấy đứa con ăn học còn một nữa thì bác đầu tư vào chăn nuôi.

H: Nghề nghiệp của các con bác bác có định hướng gì không ạ?

TL: Cũng có, những phần lớ vẫn là tự quyết định song về hỏi ý kiến bố mẹ thôi. H: Chính quyền địa phương có hố trợ gì cho gia đình thuộc diện mất đất không? TL: Cũng có.

H: Cụ thể là hố trợ được những gì hả bác?

TL: Cấp ít đất của tập thể cho các hộ thuộc diện mất đất, hố trợ vay vốn ưu đãi, nhưng gia đình không vay vì cũng chăng đầu tư gì cả. Đa số người vay là hững người có nhu cầu như là kinh doanh buôn bán,đi xuất khẩu lao động còn lại chỉ là vay vốn phát triển sản xuất, sử dụng đúng mục đích.

H: Bác có thường xuyên được tập gia các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật được mở tại địa phương không ạ?

TL: Có thỉnh thoảng tôi cũng được tham gia lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi.

H: Bác có thấy bổ ích không ạ? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TL: Rất bổ ích, biết thêm rất nhiều điều mới nhất là bây nhà bác lại chuyển sang chăn nuôi là rất cần thiết để biết cách chăm sóc, phòng bệnh tật cho chúng.

H: Bác có thấy mức sống hiện nay so với trước kia chưa chuyển giao đất có khs hơn không ạ?

TL: Đời sống của các hộ trong thôn cũng gia đình bác được được nâng lên đỡ khó khăn hơn trước kia, mức sinh hoạt kính gia đình cũng được tăng lên.

H: Vậy là chuyển giao đất cho các khu công nghiệp và khu dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng là đúng vì nhờ đó mà đời sống của ta cũng được nâng lên bác có thấy vậy không?

TL: Thì nhờ đó mà mọi sản phẩm mình làm ra cũng bán được với giá cũng cao và họ đền bù cho ít tiền đó mới có vốn làm ăn.

H: Vậy trong tương lai gia đình bác có định chuyển đổi ngành nghề trong gia đình mình không ạ?

TL: Có, bác và bác trai dự định sẽ mở rộng quy mô chăn nuôi lợn và gà để phục vụ thị trường, còn khi về già là tùy ở các con.

H: Vâng, cháu cám ơn bác đã dành thời gian nới chuyện, chức bác và gia đình mạnh khỏe làm ăn phát đạt./.

Xin cám ơn Bác nhiều!

BẢN PHỎNG VẤN SỐ 03

I. Những thông tin chung

Người được phỏng vấn: Lê Đình N

Giới tính: Nam

Tuổi: 48 Trình độ: Văn hóa: 9/10 Ngề nghiệp: Sản xuất nông nghiệp.

Người phỏng vấn: Lò Văn Biển. SV: K52 – PN2

Thời gian phỏng vấn: 10 giờ 35 phút, ngày 23 tháng 8 năm 2011.

Địa điểm phỏng vấn: gia đình Bác Lê Đình N. Thôn Đông Hải xã Hải Hòa – huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa.

II. Nội dung phỏng vấn

H: Cháu chào Bác!

TL: Chào cháu, có việc gì không cháu?

H: Dạ! Thưa Bác cháu là sinh viên Trường Đại học KHXH & NV Đại học QGHN. Chúng cháu đang thực tập tìm hiểu về về sự thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương mình ở phục vụ cho viết báo cáo thực tập tốt nghiệp của cháu Bác ạ? TL: Cháu cần gì cháu cứ hỏi.

H: Dạ! Thưa bác hiện tại bác làm nghề gì ạ? TL: Bác làm nông nghiệp.

H: Gia đình Bác có làm thêm nghề gì không ạ? TL: Chỉ làm ruộng, chăn nuôi thêm lợn gà thôi.

H: Gia đình ta có chuyển giao đất cho khu quy hoạch xây dựng dịch vụ du lịch nghỉ dưởng không ạ?

TL: Có chứ cháu.

H: Vậy à, Mà bác ơi nhà mình phải chuyển giao đất là bao nhiêu ạ?

TL: Cả nhà có 5 mẫu thì mất 3 mẫu giờ còn 2 mẫu thôi không bó công làm cháu ạ. Mà gia đình lại nghèo khó nữa.

H: Trước khi bàn giao đất nhà ta có làm nghề gì thêm không?

TL: Thì được mấy trục triệu tiền đất nuôi 2 đứa ăn học và lại chi tiêu nhiều thứ nữa giờ cũng hết rồi cháu ạ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

H: Giờ ruộng bị thu hẹp nhà ta thường làm nghề gì để nuôi sống gia đình là chủ yếu vậy bác?

TL: Thì còn ít ruộng đó vẫn tiếp tục làm, để mạnh nhỏ trồng thức ăn nuôi lợn, nuôi con bò.

H: Trước khi bàn giao đất thì 2 bác có làm gì thêm không?

TL: Thì cấy ruộng là chủ yếu và nuôi thêm máy con lợn, giờ ruộng mất đi thì mở rộng chuồng nuôi thêm lợn, ngan.

H: Vậy hiệu quả từ chăn nuôi.

TL: Tính ra thì cũng không lãi mấy vì thức ăn, thuốc uống cho nó giá cao quá, trừ chi phí đi cũng tạm thôi.

H: Gia đình Bác có được chính quyền hố trợ gì không ạ? TL: Cũng có.

H: Cụ thể là được hố trợ gì không ạ?

TL: Như cho vay vốn để đầu tư phát triển ngành nghề khác.

H: Cháu nghe nói ở địa phương mình có chương trình hố trợ tạo nghề cho con em thôn thôn, xã, gia đình ta có ai theo học không ạ?

TL: Năm ngoái có thằng cả cũng theo học giờ nó đi làm trong nhà máy xi măng thu nhập cũng tạm đủ ăn.

H: So với các hộ xung quanh mức sống của gia đình mình tươm tất phải không bác? TL: cũng bình thường may cả nhà ai cũng khỏe mạnh, không ốm đau gì, mấy đứa con đều đi làm cả tự nuôi sống được bản thân nên cũng không phải lo cho chúng nữa.

H: Bác có dự định mở rộng chuồng trại phát triển chăn nuôi không ạ? TL: Giờ ruộng ít thì phải chăn nuôi thêm thôi.

H: Bác có được tập huấn về khoa học kỹ thuật chăm sóc cây trồng vật nuôi không ạ? TL: Có chứ trước khi thu hồi đất thì đã được tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăm sóc cây trồng vật nuôi, bà con còn được học nghề dệt thổ cẩm nữa đấy. H: bác thấy kiến thức được chuyển giao có sát với thực tế chăn nuôi không?

TL: Có chứ, cũng may được tiếp thu những kiến thức về chăm sóc vật nuôi nên phát hiện được sớm các triệu ứng hiện tượng bệnh tật để phòng và chữa trị.

H: Vậy khi có chủ trương thu hồi đất cho khu dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng gia đình ta có ủng hộ chủ trương đó không.

TL: Thì lúc đầu mới nghe thì tôi cũng như bà con dân ở đây thôi không muốn giao vì đã bao đời nay dân ở đây quen sống với ruộng đồng rồi, nhưng dần dần thì cũng hiểu được chủ trưởng của Đảng, chính quyền địa phương nên dân ai cũng tiếc những vẫn bàn giao đất để chuyển đổi nghề kiếm sống.

H: Bác có mong muốn gì cho con bác không?

TL: Thì ai cũng muốn chúng thành đạt có công ăn, việc làm thu nhập ổn định là mừng rồi.

H: Bác có đánh giá gì về mức sống trước kia so với bây giờ? TL: Thì bây giờ so với trước kia cũng đỡ vất vả hơn.

H: Vậy là chủ trương của Đảng, Nhà nước từng bước xây dựng nông thôn hóa là đúng với mông muốn của nhiều dân nhằm đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cân bằng mức sống giữa nông thôn và đô thị không quá trênh lệch là đúng với ý của nhiều người dân. Vậy cháu xin cám ơn Bác có cung cấp thông tin.

BẢN PHỎNG VẤN SỐ 04

I. Những thông tin chung

Người được phỏng vấn: Nguyễn Thị D

Giới tính: Nữ

Tuổi: 38 Trình độ: Văn hóa: 9/12 Ngề nghiệp: Sản xuất nông nghiệp

Người phỏng vấn: Lò Văn Biển. SV: K52 – PN2 Thời gian phỏng vấn: 16 giờ 15 phút, ngày 23 tháng 8 năm 2011 Địa điểm phỏng vấn: gia đình bác Nguễn Thị Dung. Thôn Đông Hải xã Hải Hòa – huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa.

II. Nội dung phỏng vấn

H: Em Chào Chị?

TL:Chị chào em có việc gì không em. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

H: Dạ! Thưa chị hiên nay chúng em đang thực tập tại địa phương mình tìm hiểu về sự thây đổi cơ cấu ngành nghề và sự thay đổi về phát triển kinh tế xã hội ở địa phương mình ạ. Xin chị cung cấp cho em một số thông tin để phục vụ viết báo cáp thực tập của em được không ạ?

TL: Thế thì vào nhà uống nước đi, cần gì em cứ hỏi chị sẽ cung cấp. H: Chị ơi, nghề nuôi sống gia đình mình hiện giờ là nghề gì không ạ?

TL: Từ xưa đến giờ làm nông thôi vì gia đình đông anh em nên bố mẹ không lo cho đi học hết được chị là chị cả trong nhà nên học hết cấp 2 chị nghỉ ở nhà phụ giúp bố mẹ nuôi mấy đứa em ăn học, lấy chồng sớm thôi em ạ.

H: vậy, giờ chị có được mấy cháu thế chị?

TL: Chị sinh được 3 cháu 2 gái, 1 trai cháu lớn được 15 tuổi, đứa út được 9 tuổi. H: Vậy à, mà chị ơi bây giờ chị có định đẻ thêm nữa không?

TL: Vợ chồng chị lấy nhau đự định là đẻ hai đứa thôi nhưng do chưa đẻ được thằng cu nên cố đẻ thêm mới có thằng cu nuôi 3 đứa ăn học vất vả lắm em ạ?

H: Chị có thường xuyên được tuyên truyền vận động về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình không? Công tác tắc chăm sóc khám sức khỏe,chữa bệnh cho nhân dân của trạm y tế xã như thế nào?

TL: Có chứ, hàng tháng vào các buổi sinh hoạt ở Chi hội Phụ nữ có được nghe tuyên truyền viên (công tác viên dân số) nói về vấn đề dân số sinh đẻ có kế hoạch, cách chăm sóc bà mẹ trẻ em cũng nhiều. Còn khám chữa bệnh ở trạm thì nếu có ốm đau đến đó cũng được nhân viên ở đó chăm sóc rất nhiệt tình, không gây khó khăn gì ăn nói nhẹ nhàng, chăm sóc hỏi thăm rất nhiều tình.

H: Thế chị ơi, gia đình mình có được vay vốn từ nguồn vốn xóa đói giảm nghèo qua từ ngân hàng chính sách xã hội không chị?

TL: Có em ạ, ở đây là Hội Phụ nữ và Hội Nông dân đứng ra ký ủy thác chị vay qua tổ chức Hội Phụ nữ.

H: Vậy trong quá trình làm thủ tục vay chị có gặp khó khăn gì không,mà chi có vay nhiều không chị?

TL: Thủ tục để vay được các chị trong hội phụ nữ giúp đợ nên không gặp khó khăn gì.mà nhà chị có vay 20 triệu để mua bò, với nuôi gà thả vườn.

H: Vậy chị thấy như thấy có đỡ vất vả hơn trước không khi được vay vốn để sản xuất kinh tế hộ gia đình?

TL: Thì cũng đỡ vất vả hơn trước chị với 3 đứa trẻ thì ở nhà còn anh thì ra biển cùng gia đình anh hàng xóm họ có phương tiện cụ dụng cụ nhưng thiếu nhân lực họ gọi đị cùng.

H: vậy mỗi lần anh ra biển là bao lâu vậy hả chị mà mỗi lần anh về có được nhiều tiền không chị?

TL: Cũng tùy em ạ nếu thời tiết thuận lợi biển lặng thì cũng có lần đến tháng, nhưng nếu biển động có bão thì cũng về sớm thôi,nếu lần được thì cũng dăm bốn triệu gì đó.

H: Vậy mỗi lần về thường thì anh ấy có nghỉ lâu không?

TL: Cũng tùy khi nào biển lặng gọi lại tiếp nghe anh nói đi biển vất vả nguy hiểm lắm em ạ.

H: Vậy à chị, mà công việc của họ hàng có tổ chức công việc gì đó thì gia đình mình có tham gia thường xuyên được không chị?

TL: Thì trước khi họ hàng tổ chức việc gì đó thì cũng bàn bạc trước tháng, nửa tháng nên vẫn bó trí thời gian để tham gia đầy đủ có lần anh đi vắng, thì chi với cháu đến dự cùng họ.

H: Vậy gia đình anh chị tính tổng thu nhập cộng các khoản cũng thuộc hộ có mức sống khá rồi đấy chị nhỉ?

TL: Chỉ đủ ăn thôi em.

H: Mà trong tương lai chị có dự định chuẩn đổi ngành nghề gì không chị?

TL: Có em ạ. Trong tương lai chị và anh dự định mở thêm cửa hàng bán tập hóa. H: Vậy là anh chi đã có dự tính cho tương lai kỹ càng rồi cả đấy.

BẢN PHỎNG VẤN SỐ 05

I. Những thông tin chung

Người được phỏng vấn: Nguyễn Đình T

Giới tính: Nam

Tuổi: 47 Trình độ: Văn hóa: 9/12 Ngề nghiệp: Đánh bắt thủy sản

Người phỏng vấn: Lò Văn Biển. SV: K52 – PN2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời gian phỏng vấn: 10 giờ 05 phút, ngày 24 tháng 8 năm 2011 Địa điểm phỏng vấn: gia đình bác Nguyễn Đình T. Thôn Đông Hải xã Hải Hòa – huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa.

II. Nội dung phỏng vấn

H: Cháu chào Bác?

TL: Chào cháu có việc gì vậy cháu.

H: Ạ! Thưa Bác cháu là sinh viên thực tập chúng cháu đang tìm hiểu về sự biến đổi của làng Việt trong xu thế hoàn cầu hóa (cụ thể là chúng cháu đang tìm hiểu về sự thay đổi và phát triển về kinh tê, văn hóa, xã hội tại đại phương mình Bác ạ?

TL: Vậy à! Vậy cháu muốn Bác giúp gì nào?

H: Dạ! Thưa Bác, bác giúp cháu trả lời mấy câu hổi sau đây của cháu thội ạ? TL: Vậy cháu cần gì cháu cứ hỏi đi bác sẽ giúp cháu.

H: Vâng, cháu cám ơn bác. Dạ thưa bác có phải gia đình mình làm nghề đánh bắt thủy sản không ạ?

TL: Sao cháu biết.

H: Dạ! Lúc cháu vào đây cháu nhìn thấy ngoài góc sân với lại bên kia góc nhà có

Một phần của tài liệu thực trạng nghề nghiệp của người nông dân sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu dịch vụ du lịch (qua khảo sát thực tế tại xã hải hòa – huyện tĩnh gia – tỉnh thanh hóa tháng 8 năm 2011) (Trang 45 - 53)