PHẦN III: KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu thực trạng nghề nghiệp của người nông dân sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu dịch vụ du lịch (qua khảo sát thực tế tại xã hải hòa – huyện tĩnh gia – tỉnh thanh hóa tháng 8 năm 2011) (Trang 38 - 39)

II. Thực trạng của người dân xã Hải Hòa – Huyện Tĩnh Gia sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu dịch vụ du lịch.

PHẦN III: KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP

3.1. Kết luận:

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế như hiện nay, những biến động của nền kinh tế thế giới có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình phát triển của mỗi quốc gia, đem đến những cơ hội và thách thức mới. Sự phát triển chung của đất nước đòi hỏi đòi hỏi phải có sự phát triển từng bước trên các mặt của đời sống xã hội. Trong xu thế phát triển và mở rộng các khu công nghiệp, khu du lịch dịch vụ an dưỡng thể hiện cụ thể ở công nghiệp hóa, hiện đại hóa nghề nghiệp nông thôn là điều tất yếu phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, xã hội của mỗi địa phương.

Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa với tốc độ nhanh sẽ tạo ra nhiều của cải vật chất phục vụ cho xã hội, điều đó tất yếu dẫn đến nền kinh tế chung sẽ phát triển nhanh, đẩy mạnh hơn nữa quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước nói chung và khu vực nông thôn nói riêng. Bên cạnh đó còn một số khó khăn, mà trước mắt khó khăn lớn nhất thuộc về những người nông dân sống chủ yếu bằng nghề lao động nông nghiệp, đòi hỏi bản thân mỗi người phải có sự thay đổi tư duy phù hợp với điều kiện chung của toàn xã hội. Vì họ là những người gắn liền với đồng ruộng, giờ đây không còn ruộng đất, mất tư liệu sản xuất, phần lớn người dân nội trợ, lao động tự do đó là ngành nghề mang tính giản đơn, ít hoặc không đòi hỏi đến trình độ chuyên môn, tay nghề. Có thể thấy nghề sau khi bàn giao đất, nghề buôn bán dịch vụ, công nhân viên chức lao động tự do những nghề được nhiều người lựa chọn nhất, đặc biệt là nghề buôn vì không đòi hỏi trình độ tây nghề, chuyên môn và lại phù hợp với cả 2 giới. Những cơ hội và thách thức đối với cả nước lại tác động trực tiếp đến triển vọng phát triển của mỗi tỉnh. Xu hướng chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp, công nghiệp chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên và sức lao động để sản xuất ra của cải vật chất sang phương thức dựa vào tri thức và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, làm nguồn lực tạo ra của cải, tin học hóa quá trình từ sản xuất, dịch vụ đến quản lý là một cốt lõi của quá trình chuyển sang nền kinh tế tri thức.

Sau khi chuyển giao đất phần lớn người lao động nông dân đã chọn cho mình con đường đi bằng các ngành nghề khác nhau như đánh bắt thủy sản, chăn nuôi, buôn bán dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, công nhân, làm thuê…Đó là những ngành nghề mang tính chất đơn giản, ít đòi hỏi nhiều tới trình độ học vấn và trình độ chuyên môn. Phần lớn người lao động ở đây họ cũng mong muốn tìm kiếm được công việc phù hợp với khả năng và trình độ để tăng thêm thu nhập ổn định đời sống gia đình. Tuy nhiên nếu để người dân phải bươn trải theo tiến độ thông thường thì đời sóng của họ khó mà cải thiện được ngay. Vì vậy cần phải thực hiện chiến lược tạo bước đột phá để nông nghiệp phát triển, người dân nhanh chóng được cải thiện đời sống.

Qua nghiên cứu đánh giá tình hình thực tế ở địa phương, đoàn chúng tôi đã cố gắng tìm ra biện pháp giải quyết mang tính khả thi để có thể phát huy tiềm năng lao động nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đó là những giải pháp kinh tế - xã hội mang tính tang hợp.

Một phần của tài liệu thực trạng nghề nghiệp của người nông dân sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu dịch vụ du lịch (qua khảo sát thực tế tại xã hải hòa – huyện tĩnh gia – tỉnh thanh hóa tháng 8 năm 2011) (Trang 38 - 39)