II. Thực trạng của người dân xã Hải Hòa – Huyện Tĩnh Gia sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu dịch vụ du lịch.
2.1. Nghề nghiệp hiện tại của người dân và các yếu tố liên quan Trong những năm gần đây, nhờ tác động mạnh mẽ của công cuộc đổi mới các ngành công
những năm gần đây, nhờ tác động mạnh mẽ của công cuộc đổi mới các ngành công nghiệp xây dựng và và dịch vụ đã phát triển với tốc độ nhanh, nhiều nhà máy khu công nghiệp, các khu du lịch, nghỉ dưỡng góp phần lớn trong việc phân công lao động, từng bước giải phóng sức lao động và làm cho con người trở thành chủ thực
sự. Giờ đây người lao động đã tự quyết định các phương thức hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trên cơ sở lấy hộ gia đình làm đơn vị kinh tế tự chủ. Bên cạnh đó còn xuất hiện nhiều hình thức kinh tế hợp tác tự nguyện kinh doanh theo hướng tổng hợp, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp. Chính vì thế, cơ cấu lao động ở nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng lao động công nghiệp và dịch vụ, thu hút phần lớn lao động thuần nông chuyển sang hoạt động làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp, yếu tố này đã góp phần làm giảm tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm trên địa bàn xã Hải Hòa. Ngoài ra cơ cấu lao động của xã Hải Hòa còn chịu tác động của điều kiện chủ quan và khách quan của nền kinh tế thị trường và phát triển của xã hội. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy rõ điều đó.
Bảng 1: Cơ cấu GDP việc làm của người dân theo nhóm ngành trước và
sau khi bàn giao đất.
(Đơn vị tính %)
Năm
Cơ cấu ngành Trước năm 2005 Sau năm 2005
Tổng GDP 100 100
Làm ruộng 63,5 45,6
Đánh bắt thủy sản 23,8 32,7
Chăn nuôi 1,8 3,6
Dịch vụ du lịch 1,3 4,1
Tiểu thủ công nghiệp 0,3 2,1
Buôn bán 4,1 4,9
Cán bộ viên chức 2,,1 1,8
Công nhân 0,3 0,8
Làm thuê 1,6 3,1
Khác 1,3 1,3
(Số liệu nghiên cứu thực tập lớp K52 – PN2 Khoa xã hội học Trường ĐH KHXH & NV – Hà Nội tại xã Hải Hòa – Huyện Tĩnh Gia – Tỉnh Thanh Hóa tháng 8/2011)
Bảng số liệu cho thấy: Trước khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu dịch vụ du lịch nghề chính của người dân là nông nghiệp (chiếm 63,5%), các ngành còn
lại chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu nghề nghiệp. Đặc biệt là nghề thuộc lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và công nhân chỉ (chiếm 0,3%). Nhưng sau khi Nhà nước tiến hành chủ trương thu hồi đất để đầu tư phát triển khu công nghiệp, khu dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng thì tỷ trọng trong các ngành nông nghiệp giảm đi rõ rệt chỉ còn 45,6% kéo theo đó số người làm cán bộ viên chức nhà nước cũng đi giảm từ 2,1% xuống còn 1,8%. Thay vào đó là sự gia tăng đáng kể của ngành như: Đánh bắt thủy sản tăng từ 23,8% (trước năm 2005) lên 32,7% (sau năm 2005) mức tăng ở đây là 8,9% so với giai đoạn trước và sau năm 2005; dịch vụ du lịch tăng từ 1,3% lên 4,1% mức tăng là 2,8%; ngành chăn nuôi tăng từ 1,8% lên 3,6%, tiểu thủ công nghiệp tăng từ 0,3% lên 2,1 %. Như vậy ở 2 nhóm ngành này đều có mức tăng là 1,8%, tiếp đến là ở nhóm ngành làm thuê cũng tăng từ 1,6% trước năm 2005 lên 3,1% sau năm 2005 mức tăng ở đây là 1,5%. Ngoài ra ở một số nhóm ngành cũng có sự dịch chuyển theo chiều hướng tăng nhưng không đáng kể như: Buôn bán tăng từ 4,1% trước năm 2005 lên 4,9% sau năm 2005 mức tăng ở đây là 0,8%; công nhân tăng 0,5%, còn ở một số nhóm ngành khác vẫn giữ nguyên ở mức 1,3% trước và sau khi chuyển giao đất không tăng, cũng không giảm. Vậy qua bảng số liệu cho thấy dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ rằng tại ở bàn đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp. Nguyên nhân chính dẫn tới sự chuyển dịch này là do sự gia tăng của các khu công nghiệp, khu dịch vụ du lịch làm cho diện tích đất giảm đi, tính đến thời điểm tiến hành cuộc điều tra theo số liệu tổng hợp của Ủy ban nhân xã Hải hòa địa bàn nghiên cứu thì Chính quyền địa phương đã lập hồ sơ thu hồi 68,31 ha đất để thực hiện các dự án khu du lịch nghỉ dưỡng biển thuộc Công ty Hiền Đức, dự án du lịch Côn Thanh, dự án khu nghĩa địa Cồn sim, dự án giao thông đường, cầu dài 2,8 km từ đường Quốc lộ 1A ra bãi biển Hải Hòa rộng 15,5m, 5 khách sạn với 250 phòng nghỉ. Các khu công nghiệp, khu dịch vụ du lịch, khách sạn mọc lên đã làm cho không ít người dân không thiết tha với công việc đồng ruộng nữa. Ở đây thường rơi vào những hộ chuyển giao một phần đất, diện tích còn lại manh mún không đủ để tiếp tục sản xuất . Chính vì vậy họ muốn bán đi diện tích còn
trong diện quy hoạch đất bị thu hồi, chuyển giao thì vẫn tiếp tục sản xuất trên đồng ruộng của họ. Như vậy số người dân có thu nhập chính từ ngành nông nghiệp giờ đây chỉ còn là 45,6% so với trước khi chưa bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng là 63,5%, Sự chuyển dịch cơ cấu ngành từ nông nghiệp sang các ngày càng được người dân chú trọng. Từ bảng số liệu trên cho thấy 54,4% người dân trong xã đã có sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề và sống bằng nhiều nghành, nghề khác mang tính phi nông nghiệp cho thu nhập cao và mang tính ổn định. Vấn đề này đòi hỏi phải có chính cách phù hợp với phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề để cho người dân có thể chuyển sang các hình thức kinh doanh, buôn bán, xây dựng nhiều dịch vụ khác nhau để có sự phát triển ổn định và lâu dài.
Theo M.Weber hành động lựa chọn tiếp tục làm nghề nông của một số người dân được coi là hành động duy lí - truyền thống, hành động tuân thủ những tập quán được truyền bá từ đời này qua đời khác. Nghề nông vốn là nghề truyền thống của người dân ở xã Hải Hòa. Nhưng bên cạnh đó ngoài những kinh nghiệm do cha ông truyền lại thì người nông dân còn được phổ biến những kỹ thuật hiện đại để có năng suất cao trên cùng một diện tích canh tác, sự chuyển đổi nghề nghiệp của người dân ở xã Hải Hòa cũng khá đa dạng. Do dện tích đất nông nghiệp dần dần bị thu hẹp đã khiến nhiều người nông dân rơi vào tình trạng thất nghiệp hoạc không có việc làm thường xuyên phải chuyển sang các ngành khác.
Như vậy qua bảng số liệu đã cho thấy, do nhận thức về nghề nghiệp rất đa dạng, ý thức của người dân về sự thay đổi dịch chuyển nghề nghiệp nên ngay sau khi chuyển giao đất họ đã nhanh chóng đi tìm việc làm mặc dù nghề đánh bắt thủy sản trước những năm 2005 cũng đã được người dân quan tâm khai thác lợi thế biển bởi vì đối với nghề này cũng không đòi hỏi đến chuyên môn nghiệp vụ cao nên sau khi chuyển giao đất cho khu công nghiệp, khu dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng thì người dân đã dịch chuyển sang ngành này ở mức tăng khá cao tăng từ 23,8% (trước năm 2005) lên 32,7% mức tăng là 8,9 số còn lại phần đa người dân làm các nghề tự do, ít cần
nhận thức của người dân. Nếu như trước khi người dân có quan niệm "Trọng nông ức thương" thì hiện nay khi mà nghề nông ngày càng bị thu hẹp không còn cơ hội để phát triển thì người ta lại chú ý đến thương nghiệp với sự đa dạng của thị trường "trăm người bán vạn người mua" thì người dân có thể tìm cho mình một mặt hàng nào đó để kinh doanh. Cần khéo léo năng động và tinh tế một chút để thích ứng thì buôn bán là nghề phù hợp với khả năng của nhiều người nhất. Bởi vì trong buôn bán có nhiều lĩnh vực ít hoặc không đòi hỏi đến trình độ học vấn, vốn đầu tư cũng không cần nhiều. Hơn nữa đây cũng có thể là nghề tạm hay nghề phụ vì người ta không nhất thiết dành thời gian vì nó có thể làm cùng một lúc công việc khác với nó hoặc trong lúc rỗi rãi.
Theo quan điểm của các tác giả thuyết cấu trúc - chức năng "các địa vị, vị trí xã hội luôn được phân chia phù hợp với từng năng lực của từng cá nhân. Các công việc nặng nhọc và thu nhập thấp không đảm bảo bởi những con người xuất thân trong những điều kiện kém cỏi và không có trình độ, họ thường đảm nhận những công việc nặng nhọc không đòi phải phải được đào tạo bài bản". Đó chính là những nghề lao động tự do như thợ xây, lái xe, chăn nuôi, bốc vác, xe ôm...và nhiều người dân đã lựa chọn một trong những nghề này để kiếm sống. Qua bảng số liệu ta có thể thấy rõ số lao động tham gia vào các ngành nghề khác ngoài nông nghiệp trước năm 2005 chưa bàn giao đất là 36,5% thì sau năm 2005 bàn giao đất cho các khu công nghiệp, khu dịch vụ du lịch tăng lên là 54,4%.
Tóm lại: Do không có đất canh tác nên lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đã giảm đáng kể. Phần lớn những người được hỏi chuyển sang đánh bắt thủy sản, chăn nuôi, dịch vụ, tiểu tủ công nghiệp, làm công nhân, làm nghề tự do....Tuy nhiên sự chuyển đổi này diễn ra có đồng bộ hay không và cơ hội nghiệp có đến với tấ cả mọi người dân mất đất hay không thì nó phụ thuộc vào cơ cấu lao động phân theo giới, tuổi tác, trình độ học vấn như thế nào?
Để biết làm để vấn đề mối quan hệ của nghề nghiệp với các cơ cấu về giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn của người lao động ở xã Hải Hòa:
Bảng 2: Bảng tương quan chuyển đổi nghề nghiệp theo giới (trước và sau năm 2005) từ làm nông sang các ngành nghề khác.
(Đơn vị tính %) Nghề nghiệp Giới Nam Nữ Trước 2005 Sau 2005 Trước 2005 Sau 2005 Làm ruộng 100 66,1 100 72,2 Đánh bắt thủy sản 9,1 18,9 0,0 16,1 Chăn nuôi 0,0 3,9 0,0 9,0 Dịch vụ du lịch 0.0 2,4 0,0 2,7
Tiểu thủ công nghiệp 0,0 3,9 0,0 1,8
Buôn bán 0,0 8,0 0,0 1,8
Cán bộ viên chức 0.0 8,0 0,0 0.0
Công nhân 0,0 1,6 0,0 9,0
Làm thuê 0,0 1,5 0,0 2,1
Khác 0,0 1,3 0,0 1,7
(Số liệu thực tập lớp K52 – PN2 Khoa xã hội học Trường ĐH KHXH & NV – Hà Nội tại xã Hải Hòa – Huyện Tĩnh Gia – Tỉnh Thanh Hóa tháng 8/2011)
Qua bảng số liệu trên cho thấy nghề nông vẫn chiếm tỷ khá cao ở cả 2 giới. Nếu trước 2005 tỷ lệ này ở cả 2 giới được coi là tương đương nhau thì sau khi bàn giao đất chỉ còn 66,1% đối với nam và 72,2% đối với nữ. Nguyên nhân chính của tình trạng này chủ yếu xuất phát từ nhận thức của người dân về một công việc mới. Sau khi chuyển giao đất cơ hội tìm việc làm của nam giới dễ dàng hơn nữ giới, ở đây qua bảng số liệu ta có thể thấy rõ tỷ lệ lao động là nam giới chuyển sang đánh bắt thủy sản là 18, 9%, Buôn bán và cán bộ viên chức là cùng có tỷ lệ dịch chuyển là 8%, chăn nuôi và tiểu thủ công nghiệp đối với nam giới có sự dịch chuyển từ trồng lúa sang là: 3,9%. Ngoài ra ở một số nhóm ngành khác sự dịch chuyển là không đáng kể. Còn đối với nữ giới sau khi bàn giao đất không có việc làm thì lao động nữ chuyển sang các nghề khác cũng khá cao cụ thể như chuyển sang đánh bắt thủy sản là 16,1%, chăn nuôi và công nhân đều có mức dịch chuyển ngang bằng nhau ở mức 9%; sang dịch vụ du lịch là 2,7%, làm thuê 2,1% ở lĩnh vực nghề này thì tỷ lệ nữ
dịch chuyển cao hơn nam vì nữ giới có thể tham gia vào các loại công việc nội trợ trong gia đình, dọn dẹp vệ sinh, tạp vụ. Sở dĩ họ chấp nhận ở nhà làm là hành động “Đạt tới - có sắn” (Parsons), tức là họ xem xét đặc điểm của bản thân để lựa chọn.
Trả lời phỏng vấn sâu: Cô Nguyễn Thị Dở thôn Giang sơn cho biết “Cô ở nhà
lo cơm nước, nội chợ thôi, bây giờ sức cô yếu rồi, ruộng thì không còn, việc năng thì không làm được. Thôi thì ở nhà chăm con lợn, gà, trông coi nhà cửa cho chú ra biển kéo thuê vây thôi không biết làm gì nữa”?
Còn một số nhóm ngành còn lại cũng có sự chuyển dịch từ nông nghiệp làm ruộng sang nhưng không đáng kể chưa đạt 2%. Có thể nói trong gia đình khi cuộc sống trở nên khó khăn để lựa chọn cho đi học nghề thì nam giới thường được ưu tiên hơn, quan niệm truyền thống cho rằng con gái không còn học nhiều, nên ở nhà và làm nghề đơn giản để có thời gian chăm sóc gia đình chồng con. Chính vì thế mà tỷ lệ nữ giới tham gia vào các ngành công nhân viên chức, buôn bán tiểu thủ công nghiệp thì tỷ lệ nam giới chiếm nhiều hơn nữ giới ở các nhóm ngành này.
Như vậy: Nhìn một cách tổng quan nhất có thể nhận thấy rằng nghề nông và đánh bắt thủy sản là 2 nghề thu hút sự tham gia nhiều của cả 2 giới nhiều nhất. vào cơ cấu giới ở 2 nghề này cũng khá gần cân bằng, các nghề nội trợ, buôn bán nhỏ với đặc thù nghề nghiệp nên nữ giới tham gia nhiệu hơn nam. Như vậy vấn đề đặt ra ở đây là không chỉ tạo việc làm cho người lao động mà việc làm đó phải thích ứng với khả năng đặc điểm tâm sinh lý của từng giới để đạt được hiệu quả cao nhất, nâng cao năng suất lao động.
* Bảng 3: Bảng tương quan trình độ chuyên môn của người lao động
(Đơn vị tính %)
Trình độ chuyên môn Trước 2005 Sau 2005
Không có chuyên môn 97,7 75,9
(Số liệu nghiên cứu thực tập lớp K52 – PN2 Khoa xã hội học Trường ĐH KHXH & NV Hà Nội tại xã Hải Hòa – Huyện Tĩnh Gia – Tỉnh Thanh Hóa tháng 8/2011)
Các số liệu trên cho thấy động thái chuyển dịch chuyên môn của lao động trong xã diễn ra với nhiều chiều hướng khác nhau. Đối với nhóm lao động không có chuyên môn từ năm 2005 là 97,7% có xu hướng giảm sau năm 2005 giảm tuy vẫn còn cao những đã giảm xuống 75,9%. Còn đối với lao động có trình độ chuyên môn từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên trước năm 2005 là 0,3% nhưng sau năm 2005 có chiều hướng tăng lên 24,1% cả về trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng, đại học, trên đại học. Trong đó trung cấp chuyên nghiệp là: 13,8%; Cao đẳng, đại học, trên đại học là 10,3%. Như vậy qua bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn, tây nghề là rất thấp, phần đa vẫn là lao động không có chuyên môn tay nghề chiếm tới 75,9%.
* Bảng 4: Bảng tương quan độ thay đổi cơ cấu ngành nghề hiện nay so với
trước năm 2005. (Đơn vị tính: %) Sự thay đổi Ngành nghề Giữ nguyên Mở rộng Thu hẹp Bỏ hẳn Từ trước đến nay không làm Trồng lúa 66,9 4,6 15,2 7,5 5,8 Trồng hoa màu 46,2 13,4 16,4 10,8 13,0
Chăn nuôi gia súc 33,5 19,3 18,8 13,4 15,0
Chăn nuôi gia cầm 35,9 22,9 16,6 10,8 13,8
Đánh bắt thủy sản 26,0 24,4 2,5 10,4 36,6
Dịch vụ du lịch 3,9 5,5 0,0 2,8 87,8
Buôn bán 7,6 10,2 1,1 3,4 77,6
SX tiểu thủ CN 35,9 22,9 16,6 10,8 13,8
Khác 5,4 3,7 8 3,1 87,0
(Số liệu thực tập lớp K52 – PN2 Khoa xã hội học Trường ĐH KHXH & NV Hà Nội tại xã Hải Hòa – Huyện Tĩnh Gia – Tỉnh Thanh Hóa tháng 8/2011)
Như vậy qua bảng tương quan về sự chuyển dịch cơ cấu ngành ngề sau khi bàn giao đất thì sự dịch chuyển cơ cấu ngành nghề cũng có sự thay đổi có một số ngành nghề bị thu hẹp, một số ngành nghề được mở rộng thêm. Cụ thể như ở nghề đánh bắt
cùng só sự mở rộng về cơ cấu nghành lên 22,9% về diện tích, chăn nuôi gia súc là 19,3%, buôn bán 10,2%, ở ngành dịch vụ tuy chưa cao chỉ có 5,5% nhưng không có