0
Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN SAU KHI BÀN GIAO ĐẤT CHO KHU CÔNG NGHIỆP, KHU DỊCH VỤ DU LỊCH (QUA KHẢO SÁT THỰC TẾ TẠI XÃ HẢI HÒA – HUYỆN TĨNH GIA – TỈNH THANH HÓA THÁNG 8 NĂM 2011) (Trang 39 -43 )

1. Giải pháp:

Tiến hành cơ cấu nông nghiệp nông thôn: tập trung triển khai thực hiện các chương trình nghề nghiệp hóa, thực hiện tốt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển những diện tích trồng lúa cho năng suất chuyển dịch sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế như trồng hoa, trồng thức ăn cho gia súc, gia cầm phục vụ cho chăn nuôi, đào ao nuôi cá... đẩy mạnh chương trình chăn nuôi theo hướng tập trung hóa. Đảm bảo cho bộ phận người dân còn đất nông nghiệp yên tâm canh tác trên mảnh đất của họ, để đạt năng xuất cao tạo thu nhập và từng bước cải thiện đời sống.

Đẩy mạnh và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp để từng bước giải quyết việc làm cho số lao động dư thừa, đồng thời phát triển các ngành nghề đó mỗi ngày một tăng thành tạo thu nhập chính cho người dân. Muốn vậy cần phải làm tốt một số công việc sau:

Tạo hành lang pháp lý và mở rộng thị trường trường tiêu thụ cho các phẩm nghề thủ công cho người dân.

Bên cạnh đó cần tạo điều kiện đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống điện nước, tạo môi trường kinh tế xã hội phù hợp để khuyến khích các hộ tư nhân mở rộng quy mô, mô hình kinh doanh, thành lập các tổ chức, các hiệp hội ngành nghề, khuyến khích các ngành nghề mới phát triển, khuyến khích người dân phát huy thế mạnh đầu tư các hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn nghỉ phục vụ các đoàn khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, phục vụ cho đời sống của nhân dân, hình thành các điểm du lịch thương mại, mở thêm khu chợ để người dân có thể dễ dàng trao đỏi buôn bán hàng hóa.

Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ban ngành, các tổ chức chính trị xã hội, tích cực tuyên truyền trong nhân dân để nâng cao nhân thức cho người dân. Tạo cơ hội bình đẳng và tiếp cận trực tiếp về đào tạo việc làm cho mọi công dân, khuyến khích người lao động học tập, đào tạo nghề và giúp tìm kiếm việc làm cho họ.

Khai thác tối đa mọi tiềm năng kinh tế và phát huy thế mạnh về nguồn nhân lực của xã, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào đào tạo nghề, hoạt động dịch vụ và giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động.

2. Khuyến nghị:

Tập trung các giải pháp để giải quyết vấn đề lao động việc làm đưa thành chương trình hành động cấp thiết cần giải quyết, khuyến khích các trung tâm đào tạo, tổ chức dạy nghề truyền nghề và đào tạo nhiều nghề và việc làm mới tại địa phương, gắn cơ sở sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Kết hợp các hình thức "dịch vụ dạy nghề gắn với việc làm", tích cực huy động cho vay vốn và các chính sách ưu đãi khác của Trung ương, huện, tỉnh...

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, mở rộng thâm canh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác đối với số đất nông nghiệp còn lại.

Có chính sách đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng để tạo môi trường thuận lợi, đáp ứng được sự phát triển các ngành nghề của xã và là cơ sở hình thành nên nhiều ngành nghề mới trong sự phát triển chung của huyện, trong đó cần chú ý phát triển mạnh các ngành nghề dịch vụ kinh doanh nhà hàng ăn uống, hàng hóa, quà lưu niệm, nhất là dịch vụ đáp ứng tại chỗ yêu cầu sản xuất và sử dụng.

Có những chính sách vay vốn ưu đãi, lãi suất thấp, dài kỳ hạn vay để người dân yên tâm đầu tư sản xuất, phát triển ngành nghề phát triển kinh tế gia đình, ưu tiên cho các gia đình họ nghèo, khó khăn, khuyến khích các hộ gia đình làm giàu chính đáng, có trí hướng dám nghĩ, dám làm, có thu nhập cạo

Nhà nước có chính sách ưu tiên cho người mất đất, tạo điều kiện cho hốc công việc mới để ổn định cuộc sống. Có những chính sách đồng bộ về phát triển kinh tế, ổn định chính trị, đảm bảo công bằng xã hội để nhân dân yên tâm lao động sản xuất, tích cực tìm kiếm việc làm, nâng cao đời sống, ổn định tình hình chính trị, tư tương trong nhân dân.

Có kiến nghị, đề xuất đề nghị các cấp, các ngành có liên quan tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của của cơ quan doanh nghiệp thuê thầu đất trên địa bàn nhận lao động vào làm việc, kết hợp với các trung tâm xúc tiến việc làm mở nhiều lớp đào tạo nghề ngắn, dài hạn cho người lao động, đề nghị chính quyền các cấp có chương trình hố trợ kinh phí đào tạo nghề, đồng thời ưu tiên trong việc đề xuất khẩu lao động đi nước ngoài, cũng như có chế độ ưu tiên đặc biệt, liên kết với các công ty, nhà máy xí nghiệp trên địa bàn nhận các lao động vào làm việc tại các đơn vị có địa chỉ cần sử dụng nguồn lao động có tính ổn định và lâu dài để người lao động yên tâm làm việc có cuộc sống ấm no, hạnh phúc./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Tuấn Anh: Một số biện pháp giải quyết việc làm trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường hiện nay. ĐHKHXH&NV năm 1998.

2. Báo cáo kết quả thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng năm 2010 của UBND xã Hải Hòa – huyện Tĩnh Gia.

3. Báo cáo Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2006 – 2011 của Đảng ủy xã Hải Hòa – huyện Tĩnh Gia. Năm 2010.

4. PGS. TS Ngô Đức Cát. Kinh tế tài nguyên, NXB Nông nghiệp, năm 2000. 5. GS. Phạm Tất Dong – TS. Lê Ngọc Hùng. Xã hội học đại cương, NXB ĐHQGHN, năm 2001.

6. Tống Văn Chung. Xã hội học nông thôn. NXB ĐHQGHN, năm 1995. 7. Vũ Quang Hà. Các lý thuyết xã hội học (tập 1). NXB ĐHQG năm 2001. 8. Nghiên cứu xã hội học, Hà Nội năm 1996.

9. Chư Hữu Quý. Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn nông nghiệp Việt Nam. NXB Khoa XHH, Hà Nội năm 1996.

10. Phạm Văn Quyết – Nguyễn Quý Thanh. Phương pháp nghiên cứu xã hội học. NXB ĐHQG Hà Nội năm 2001.

11. Từ điển tiếng việt. NXB Đà Nắng năm 1996.

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU CÁ NHÂNBẢN PHỎNG VẤN SỐ 01 BẢN PHỎNG VẤN SỐ 01

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN SAU KHI BÀN GIAO ĐẤT CHO KHU CÔNG NGHIỆP, KHU DỊCH VỤ DU LỊCH (QUA KHẢO SÁT THỰC TẾ TẠI XÃ HẢI HÒA – HUYỆN TĨNH GIA – TỈNH THANH HÓA THÁNG 8 NĂM 2011) (Trang 39 -43 )

×