Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đông Na mÁ chi nhánh Hà Nội

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp đông nam á chi nhánh hà nội (Trang 86 - 89)

Cần xác định rõ việc luôn tăng trưởng nguồn vốn huy động tiền gửi của tổ chức, cá nhân là tiền đề để có được hoạt động tín dụng chủ động, không bị động khi quyết định khả năng tăng trưởng tín dụng.

Làm tốt công tác thanh toán qua Ngân hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng, từ đó tăng được số lượng khách hàng đến với Ngân hàng mở tài khoản, giữ được chữ tín đối với khách hàng bằng cách xử lý các nghiệp vụ hết sức nhanh chóng, chính xác, cẩn thận, và điều quan trọng là thái độ phục vụ khách hàng làm sao để cho họ cảm thấy thực sự hài lòng, tin cậy với những hoạt động của Ngân hàng, Ngân hàng phải biết tạo ra nhiều lợi ích đối với khách hàng có quan hệ với mình, có những hình thức khuyến khích họ luôn đến với Ngân hàng để gửi vốn cũng như vay vốn, nhằm đạt được mục đích tăng trưởng được nguồn vốn một cách ổn định, cũng như mở rộng đầu ra cho hoạt động tín dụng cho vay, từ đó mà từng bước đưa mức lợi nhuận trong kinh doanh tăng lên.

Tích cực tác động với các cấp có thẩm quyền sớm có biện pháp hữu hiệu, kịp

thời trong việc cấp các thủ tục giấy tờ về quyền sở hữu, sở hữu về tài sản tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng mở rộng đầu tư cho vay vốn theo đúng chế độ. Ngân hàng cần phối kết hợp với Chính quyền địa phương, cùng các cơ quan chức năng có sự quan tâm hỗ trợ trong hoạt động của ngành trong việc xác nhận, chứng thực, công chứng tài sản thế chấp vay vốn Ngân hàng và đặc biệt là vấn đề xử lý thu hồi nợ khi có phát sinh các khoản nợ khê đọng, khó đòi và khách hàng có ý cố tình chậm trễ trong việc trả nợ hoặc lừa đảo chiếm đoạt vốn của Ngân hàng.

Ngân hàng thường xuyên ra soát phân loại toàn bộ dư nợ để có biện pháp xử lý phù hợp trong việc cho vay, đôn đốc thu hồi nợ đối với từng trường hợp cụ thể. Riêng đối với các dự án có tính chất khả thi, khi đầu tư có khả năng thu hồi vốn, Ngân hàng

cần trợ giúp về vốn không phân biệt thành phần kinh tê.

Tăng cường hơn nữa sự chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng một cách chặt chẽ, khoa học và kịp thời uốn nắn những sai lệch trong hoạt động tín dụng. Nghiên cứu chiến lược khách hàng, thường xuyên thâm nhập đơn vị, cơ sở để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Phải tiếp cận các doanh nghiệp để tìm hiểu khả năng vay vốn, trả nợ và cách tình hình cần thiết có liên quan đến hoạt động của Ngân hàng tại đơn vị, từ đó có cơ sở phân loại khách hàng để việc cấp phát tín dụng được chặt chẽ hơn.

Kết luận chƣơng 3:

73

Chương 3 đã đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội. Từ những chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chương 2 khóa luận đưa ra những giải pháp cho chi nhánh như xây dựng chiến lược mới, chú trọng đến nhân tố con người, đa dạng hóa các hình thức cho vay, đầu tư vào quảng cáo, marketing, đối với nợ xấu, nợ quá hạn cần có những biện pháp để xử lý tốt các khoản nợ này, giúp chi nhánh hoạt động tốt hơn, cạnh tranh được với các chi nhánh khác trên cùng địa bàn. Bên cạnh đó trong chương 3 cũng dề cập đến các đề xuất, kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước, đối với Ngân hàng TMCP Đông Nám Á nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng nhằm tạo điều kiện tốt nhất để chi nhánh hoạt động mạnh hơn nữa không chỉ ở mảng tín dụng ngắn hạn mà còn ở các lĩnh vực khác.

74

KẾT LUẬN

Trong quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á cùng với những kiến thức đã học tại đại học, em đã có cái nhìn tổng thể về tín dụng ngắn hạn trong Ngân hàng thương mại, vai trò, chức năng, tầm quan trọng của hoạt động tín dụng đối với các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế. Khóa luận đã đi vào phân tích thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội, tình hình huy động vốn và sử dụng vốn sau đó phân tích các chỉ tiêu tín dụng nhằm đưa ra nhận xét khách quan nhất về chất lượng tín dụng ngắn hạn tại đây. Bên cạnh những thành quả hoạt động tín dụng đã đạt được thì chi nhánh không tránh khỏi hạn chế, vướng mắc khó khăn như tình hình nợ xấu, nợ không có khả năng thu hồi, năng lực của cán bộ nhân viên…

Vì vậy, em hi vọng với đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội” em đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm bổ sung những gì còn thiếu sót để nâng cao chất lượng hoạt động cho chi nhánh, giúp chi nhánh phát triển hơn trong những năm tới.

Hà Nội, ngày 24 tháng 3 năm 2014 Sinh viên

Phạm Thanh Tâm

75

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Mai Văn Bạn (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính.

2. Nguyễn Minh Kiều (2006), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NHà xuất bản Thống kê.

3. Nguyễn Minh Kiều (2005), Tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê. 4. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp đông nam á chi nhánh hà nội (Trang 86 - 89)