Giải pháp về cơ chế, chính sách hợp tác;

Một phần của tài liệu những giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư giữa việt nam và nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 67 - 70)

c. Giao thông vận tải – Bưu chính viễn thông

3.3.4.2.1.3. Giải pháp về cơ chế, chính sách hợp tác;

Trong bối cảnh kinh tế quốc tế và khu vực hiện nay và những năm tới, trước những biến động khó lường đang và sẽ diễn ra, hai bên cần phối hợp chặt chẽ, điều chỉnh kịp thời, linh hoạt các nội dung đã thỏa thuận bằng các văn bản hợp tác mang tính thời điểm nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, đơn vị hợp tác thực hiện có hiệu quả những mục tiêu chiến lược hợp tác đã đặt ra. Đồng thời, tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát và sử lý kịp thời việc thực hiện những nội dung thỏa thuận hợp tác giữa hai bên đã ký kết.

a- Khắc phục những yếu kém trong hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa hai nước trong những năm vừa qua. Đặc biệt trong lĩnh vực quản lý và quy trình cấp phát viện trợ không hòa lại của Việt Nam dành cho Lào giữa các cơ quan chức năng có liên quan của hai nước nhằm nâng cao hiệu quả, tránh dàn trải và kéo dài dự án làm tăng chi phí và không phục vụ kịp thời cho nhu cầu, mục tiêu hợp tác đã được thỏa thuận giữa hai nước.

b- Sửa đổi bổ sung quy chế tài chính và quản lý vốn viện trợ của Việt Nam dành cho Lào theo hướng đơn giản, hiệu quả, nâng cao trách nhiệm của mỗi bên.

Sử dụng hiệu quả nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Việt Nam dành cho Lào được hai bên rất quan tâm. Hai Chính phủ đã ký bản “Thỏa thuận về Quy chế tài chính và Quản lý các dự án sử dụng vốn viện trợ của Việt Nam dành cho Lào” ngày 15 tháng 01 năm 2002. Bản thỏa thuận là cơ sở pháp lý quan trọng tạo điều kiện cho các Bộ, ngành, địa phương hai bên triển khai thực hiện. Thời gian qua, nhiều dự án đã triển khai dựa trên bản thỏa thuận này. Tuy nhiên, đến nay bản thỏa thuận đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết cần phải sửa đổi bổ sung, hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các cơ quan quản lý và các Chủ dự án triển khai. Những bất cập của bản thỏa thuận được thể hiện:

- Các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành của hai bên đã thay đổi nhiều so với những quy định được áp dụng của bản thỏa thuận, gây lúng túng cho các Chủ dự án và cơ quan quản lý;

- Quy trình phê duyệt phức tạp, còn chưa thống nhất trong cách hiểu bản thỏa thuận dẫn tới quy trình triển khai hai bên chưa thống nhất, gây thời gian chuẩn bị dự án kéo dài, tăng chi phí cơ hội;

- Cơ chế phối hợp giữa các đối tác liên quan và giữa các bên quản lý chưa phát huy được tính chủ động và năng lực của các bên liên quan;

- Thỏa thuận chưa thực sự tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý của hai nước kiểm soát, quản lý một cách có hiệu quả nguồn vốn dành cho dự án;

Ngoài quy chế đã được thỏa thuận, tinh thần trách nhiệm, ý thức tiết kiệm, phòng chống lãng phí của các Bộ, ngành, địa phương về việc sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại dành cho Lào (Campuchia) là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của nguồn vốn.

Để sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Việt Nam dành cho Lào đảm bảo hiệu quả, cần thiết phải có những điều chỉnh về cơ chế chính sách cho phù hợp với tình hình mới. Trước mắt, cần tiến hành sửa đổi ngay thỏa thuận về Quy chế tài chính và quản lý dự án sử dụng vốn viện trợ của Việt Nam dành cho Lào ký tháng 8 năm 2002 theo hướng nâng cao trách nhiệm của cả hai bên.

KẾT LUẬN

Trong tiến trình hội nhập, đầu tư sang Lào nói riêng và đầu tư ra nước ngoài nói chung là một hướng đi đúng đắn đối với các doanh nghiệp Việt Nam nhằm từng bước nâng cao hình ảnh cũng như vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế. Trong quá trình đầu tư sang Lào các doanh nghiệp Việt Nam đã gặt hái được không ít thành công và trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Lào xét về cả qui mô vốn cũng như số lượng các dự án đầu tư. Tuy nhiên đây vẫn là hình thức đầu tư mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy việc tiến hành đầu tư đã gặp phải không ít vướng mắc từ phía cơ chế chính sách cũng như từ chính năng lực của doanh nghiệp. Nâng cao nhận thức về vai trò của đầu tư ra nước ngoài, cũng như thực hiện tốt các văn bản qui định về đầu tư ra nước ngoài và các thoả thuận hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Lào là cơ sở để các doanh nghiệp Việt Nam có được một môi trường ban đầu thuận lợi tiến hành đầu tư tại Lào. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải năng động, linh hoạt hơn nữa mới có thể hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong môi trường đầu tư quốc tế

MỤC LỤC

Một phần của tài liệu những giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư giữa việt nam và nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w