3.1.Mục tiêu:
Phát huy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống hợp tác tốt đẹp và mối quan hệ đặc biệt giữa 2 nước Việt Nam và Lào để tiếp tục tăng cường sự hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực giữa hai nước theo hướng tăng nhanh hiệu quả hợp tác, lấy mục tiêu chính trị làm cơ sở xem xét hiệu quả cho các hoạt động hợp tác kinh tế. Tiếp tục hợp tác toàn diện với Lào để khai thác tối đa các tiềm năng, thế mạnh của đất nước nhằm đảm bảo phảt triển nhanh, bền vững đi đôi với bảo vệ môi trừơng sinh thái. Trong hợp tác với Lào, đảm bảo có sự kết hợp chặt chẽ giữa hợp tác kinh tế với chính trị, an ninh, quốc phòng và đối ngoại; đảm bảo tạo được sự chuyển biến hơn nữa về chất trong quan hệ hợp tác với Lào.
3.2.Nguyên tắc hợp tác:
3.2.1.Hợp tác đầu tư có xem xét đến mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào.
Quan hệ chính trị tốt đẹp sẽ tạo điều kiện mở đường cho quan hệ kinh tế phát triển thuận lợi. Ngược lại, quan hệ kinh tế là cơ sở để thiết lập quan hệ chính trị. Giữa kinh tế và chính trị có mối quan hệ chặt chẽ nhưng phải lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm thước đo hàng đầu.
Trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguyên tắc trên được cụ thể hoá như sau:
Xây dựng một nền chính trị ổn định, một Chính phủ mạnh, có tầm nhìn chiến lược. Điều này trước hết tạo cho nhà đầu tư niềm tin, sự an tâm về tài sản của mình khi đầu tư vào Lào. Mặt khác, đây cũng là môi trường nơi dự án hoạt động, môi trường vĩ mô có ổn định, mới có khả năng bảo toàn vốn và sinh lời.
Xây dựng một nền kinh tế mạnh, tăng trưởng cao, thu nhập dân cư đạt mức trung bình trở lên, sức mua khá, cơ sở hạ tầng hiện đại, pháp luật đồng bộ, thủ tục đơn giản, hệ thống tài chính tiền tệ đặc biệt là thị trường vốn hoạt động có hiệu quả, bộ máy quản lý và sử dụng vốn trong sạch. Tất cả các tiêu chí trên đều nhằm mục đích xây dựng một nền kinh tế cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư có thể dễ dàng thực hiện dự án, tiêu thụ sản phẩm. Điều này cũng khẳng định những nỗ lực và thiện chí của Lào trong việc thu hút FDI.
Trình độ dân trí cao, một xã hội có thái độ hoan nghênh và hợp tác với chủ đầu tư nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài bên cạnh việc đem lại lợi ích cho các quốc gia tiếp nhận đầu tư cũng tác động không nhỏ, tạo ra những thay đổi trong lối sống của nước tiếp nhận đầu tư. Chính vì vậy, có thể có những phản ứng đối với các nhà đầu tư nước ngoài từ phía dân chúng, thậm chí từ chính các doanh nghiệp trong nước. Cộng hồ dân chủ nhân dân Lào quán triệt quan điểm hoan nghênh, chào đón các nhà đầu tư, giúp đỡ các nhà đầu tư đặc biệt là từ phía chính quyền, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thực hiện dự án.
3.2.2.Tận dụng và khai thác có hiệu quả, hết tiềm năng thế mạnh mỗi bên, đảm bảo phát triển bền vững:
Mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế đa dạng với các nước nhưng phát triển phải đảm bảo hiệu quả và lợi ích lâu dài của quốc gia. Trong sự phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia, đầu tư theo chương trình, dự án là xu hướng phổ biến và là con đường duy nhất để nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư.
Theo quan điểm của Lào, thu hút vốn đầu tư nước ngoài là cần thiết để bổ sung cho nguồn vốn còn yếu và thiếu trong nước, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, đầu tư nhằm thu lại lợi nhuận, mục tiêu của các nhà đầu tư nước ngoài là lợi nhuận. Vì vậy, trong quá trình đầu tư có thể vì chạy theo lợi nhuận mà các dự án có thể gây tổn hại đến môi trường. Do đó, quan điểm của Lào đó là phải chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái trong hoạt động đầu tư. Có như vậy mới đảm bảo phát triển bền vững, ổn định.
Lào cũng đưa ra các căn cứ để đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án, đó là:
Dự án phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Dự án phải tạo ra nhiều hàng hoá, nhất là hàng hoá xã hội, chất lượng cao. giá cả phù hợp.
Dự án tạo ra nhiều công ăn việc làm, nâng cao đời sống người lao động
Dự án có tác động tịch cực phát triển kinh tế xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Dự án đóng góp nhiều cho ngân sách.
3.2.3.Tăng cường ảnh hưởng của Việt Nam đối với Lào thông qua hoạt động đầu tư:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại lợi ích không chỉ cho chủ đầu tư mà còn đóng góp cho ngân sách cũng như sự phát triển kinh tế xã hội nước tiếp nhận đầu
tư. Nhà đầu tư muốn có lợi nhuận, nước chủ nhà muốn có vốn, hai điều này tồn tại song song. Thu hút và sử dụng FDI là một quá trình vừa hợp tác v ừa đấu tranh. Nếu tính toán, suy xét không kĩ càng, khi một dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép hoạt động có thể gây hậu quả khôn lường cho nền kinh tế xã hội Lào.Vì vậy, phải kiên quyết bảo vệ lợi ích hợp pháp của hai bên trên nguyên tắc “ cùng có lợi”. Tuy nhiên, Lào cũng sẵn sàng trả học phí cần thiết để thúc đẩy quá trình thu hút và sử dụng có hiệu quả FDI tại Lào.
Muốn phát triển bền vững phải xét đến lợi ích lâu dài của dự án, muốn phát triển nhanh phải xét đến các lợi ích trước mắt. Kết hợp giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài sẽ đảm bảo sự phát triển nhanh, bền vững của Lào, nhằm đưa Lào thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu
3.2.4.Tạo cơ chế thông thoáng cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào:
Lào là đất nước nghèo nàn, lạc hậu, giao thông vận tải hạn chế, nằm trong lục địa, không có đường sắt, đường biển, hệ thống giao thông vận tải chưa hoàn thiện. Chính điều này đã kìm hãm sự phát triển kinh tế của Lào. Do vậy, muốn thu hút đầu tư nước ngoài trước hết phải xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng. Trong điều kiện thiếu vốn như hiện nay, quan điểm của Lào là khuyến khích, ưu đãi cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Mặt khác để thu hút các nhà đầu tư cần phải đa dạng hoá các hình thức đầu tư để các nhà đầu tư có thể lựa chọn các hình thức đầu tư phù hợp với năng lực tài chình cũng như khả năng chấp nhận rủi ro.
3.2.5. Định hướng cụ thể trong một số ngành và lĩnh vựca. Nông nghiệp, lâm nghiệp a. Nông nghiệp, lâm nghiệp
Khuyến khích mở rộng hợp tác kinh doanh để có khả năng sản xuất, chế biến các loại nông sản, khoáng sản nhằm mục tiêu xuất khẩu.
Khuyến khích đầu tư liên doanh phát triển các cây có giá trị cao và thị trường tiêu thụ, phát triển các liên doanh chăn nuôi, trồng rau và các sản phẩm nông nghiệp khác gần các trung tâm dân cư, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nhất là ở các thành phố lớn ở Lào.
Khuyến khích hợp tác đầu tư nghiên cứu chuyền giao công nghệ, dịch vụ nông nghiệp, giống, thuốc thú y, thức ăn gia súc.
Khuyến khích hợp tác đầu tư thực hiện các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp, thuỷ lợi và nông thôn phục vụ chương trình an ninh lương thực, bảo vệ môi trường.