Nâng cao hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư.

Một phần của tài liệu những giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư giữa việt nam và nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 65 - 67)

c. Giao thông vận tải – Bưu chính viễn thông

3.3.4.2.1.2. Nâng cao hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư.

a- Quản lý và sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại của Việt Nam dành cho Lào tập trung, hiệu quả theo danh mục kế hoạch hợp tác được Chính phủ hai nước ký kết; tuân thủ chặt chẽ quy định về trình tự sử dụng vốn viện trợ đã được thỏa thuận; tránh những thỏa thuận riêng của các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức quần chúng, xã hội hai bên vượt quá khả năng của mình làm ảnh hưởng tới kế hoạch sử dụng vốn viện trợ ký kết giữa hai Chính phủ.

b- Duy trì có hiệu quả các dự án đang hoạt động, không để tình trạng xuống cấp hoặc ngừng hoạt động do lý do chủ quan (vốn, thiết bị) ảnh hưởng tới quan hệ hợp tác và uy tín của Việt Nam tại các dự án này. Theo kinh nghiệm, hàng năm cần dành một khoản vốn khoảng 10-11% cho các công việc này, song quan trọng là cần có đầu mối chịu trách nhiệm trước nhà nước theo dõi và phát hiện kịp thời những phát sinh để điều chỉnh và sử lý.

c- Đầu tư tập trung “ Đúng chỗ, đúng tầm”, đảm bảo đồng bộ, hoàn thành dứt điểm. Những chương trình dự án đã thỏa thuận với bạn phải hoàn thành đúng tiến độ, không vì bất cứ lý do gì để làm mất uy tín đối với các chương trình, dự án viện trợ của Việt Nam. Trong những năm tới việc duy trì và nâng cao uy tín tạo niềm tin trong hợp tác giúp Lào và Campuchia là rất cần thiết và là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng viện trợ không hoàn lại dành cho Lào và Campuchia trong giai đoạn này. Không những thế nó còn tránh tăng vốn không cần thiết trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động vào giá cả gây nên những biến động bất thường không lường trước được. Kinh nghiệm trong giai đoạn 2006-2010 cho thấy, do việc kéo dài thời hạn chuẩn bị và thực hiện các chương trình, kinh phí để triển khai dự án đã tăng từ 2-3 lần so với vốn được duyệt ban đầu như: Đài truyền hình chuyển tiếp khu vực Chăm-pa-xắc, Trung tâm đào tạo cán bộ kế hoạch Viêng chăn, Hệ thống thuỷ lợi Đông-phu-xỉ và Thà-phạ-nong-phụng....

c- Ưu tiên các chương trình, dự án mang tính xã hội có tác động trực tiếp vào việc tăng cường quan hệ giữa hai nước; các chương tình, dự án điều tra cơ bản, quy hoạch, cơ sở hạ tầng có tác động trực tiếp thúc đẩy đầu tư, thương mại và phát triển kinh tế giữa hai nước; các chương tình, dự án bảo vệ môi trường, sinh thái và góp phần củng cố an ninh, phát triển ổn định vùng biên giới hai nước.

Các chương trình, dự ỏn được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên. Theo kinh nghiệm của các nước và Tổ chức quốc tế đang thực hiện tại Lào, với mức vốn viện trợ như hiện nay, mỗi năm chỉ nên tập trung vào 1-2 chương trình, dự án, nhằm tránh dàn trải như hiện nay. Như vậy 5 năm sẽ hoàn thành được 5-10 chương trình, dự án với nguồn vốn khoảng 600 -700 tỷ. Nguồn vốn này cùng với vốn duy trì hoạt động các dự án đang hoạt động khoảng 10% và kinh phí dành cho đào tạo tại Việt Nam như hiện nay là 50% thì khoản kinh phí viện trợ không hoàn lại trong 5 năm (2010-2020) sẽ tăng khoảng 17-20% so với 2006-2010. Nếu thực hiện tốt các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư, đạt hệ số hiệu quả tối thiểu là 1,1-1,2 thì giá trị đem lại cũng tương đương với việc tăng thêm 10-20% nguồn vốn đầu tư trong thời kỳ này.

d- Giao cho các địa phương các tỉnh biên giới của Việt Nam thực hiện các chương trình, dự án hợp tác tại các địa phương của Lào.

Kinh nghiệm trong những năm vừa qua cho thấy, những chương trình, dự án giao cho các địa phương không những được quản lý, chỉ đạo sát sao hơn mà còn tạo điều kiện cho các địa phương hai bên tăng cường, gắn bó quan hệ mật thiết hơn và có trách nhiệm duy trì hoạt động các dự án này thường xuyên hơn, phát hiện kịp thời để điều chỉnh và hỗ trợ lẫn nhau tốt hơn.

Một phần của tài liệu những giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư giữa việt nam và nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w