Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại dành cho Lào giai đoạn 2011-2020.

Một phần của tài liệu những giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư giữa việt nam và nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 61 - 65)

c. Giao thông vận tải – Bưu chính viễn thông

3.3.4.2.1.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại dành cho Lào giai đoạn 2011-2020.

cho Lào giai đoạn 2011-2020.

Xuất phát từ mối quan hệ truyền thống đặc biệt và hợp tác toàn diện bền vững, lâu dài, tình đoàn kết hữu nghị anh em giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, Quan điểm hợp tác mang tính chỉ đạo xuyên suốt quá trình hợp tác giai đoạn 2011-2020 giữa hai nước là:

- Tiếp tục củng cố và tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước là nền tảng nhằm củng cố và phát triển mối quan hệ về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa hai nước.

Tăng cường giáo dục rộng rãi mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo “coi trọng, phát triển và củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước và coi đây là nhiệm vụ có tầm chiến lược to lớn, thiết thân phục vụ cho lợi ích đảm bảo ổn định an ninh, chính trị và phát triển của mỗi nước”. Mỗi chương trình, nội dung hợp tác, mỗi dự án, quyết định của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp mỗi bên đều được đặt trong mối quan hệ tổng thể và xem xét một cách toàn diện không chỉ về mặt kinh tế mà trên cả các lĩnh vực xã hội, an ninh, quốc phòng, môi trường sinh thái có liên quan đến hai nước một cách hiệu quả và thiết thực phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế và hội nhập của mỗi nước.

- Hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật Việt Nam - Lào dựa trên cơ sở phát huy tinh thần độc lập, tự chủ và ý chí tự lập, tự cường, khai thác thế mạnh và tiềm năng của mỗi nước trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với luật pháp của mỗi nước; kết hợp thỏa đáng tính chất đặc thù của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào và thông lệ quốc tế; dành ưu tiên ưu đãi cho nhau, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho hai nước hội nhập kinh tế quốc tế, vì sự phồn vinh của nhân dân mỗi nước, vì hồ bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới;

- Duy trì có hiệu quả những thành quả hợp tác của hai nước đã đạt được; Tiếp tục thực hiện các nội dung hợp tác đã thỏa thuận trong giai đoạn 2006-2010, có sự điều chỉnh phù hợp với tình hình mới;

Trong đó, vốn viện trợ không hoàn lại giai đoạn 2011-2015 được sử dụng

trên nguyên tắc quản lý tập trung, hiệu quả theo kế hoạch hợp tác được hai Chính phủ hai nước ký kết và được ưu tiên vào:

- Các lĩnh vực hợp tác giáo dục, đào tạo, công tác tư tưởng và các hoạt động văn hóa, các chương trình, dự án mang tính xã hội, phat triển nông thôn giảm nghèo (đặc biệt các vùng sâu, vùng xa) có tác động trực tiếp vào việc tăng cường quan hệ giữa hai nước;

- Các chương tình, dự án điều tra cơ bản; quy hoạch; nâng cao năng lực cho các ngành, cơ quan, tổ chức; xây dựng cơ sở hạ tầng có tác động thúc đẩy đầu tư, thương mại và phát triển kinh tế;

- Các chương tình, dự án bảo vệ môi trường, sinh thái góp phần củng cố an ninh, phát triển ổn định vùng biên giới hai nước.

Trên cơ sở những quan điểm và mục tiêu, định hướng sử dụng viện trợ của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào giai đoạn 2011-2020, những nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả trong từng lĩnh vực cụ thể như sau:

3.3.4.2.1.1Nâng cao hiệu quả hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

Yếu tố con người đóng vai trị quan trọng và quyết định trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược trong mỗi giai đoạn. Hai Đảng và hai Nhà nước luôn luôn quan tâm và coi trọng việc hợp tác phát triển nguồn nhân lực và coi đây là nhiệm vụ quốc tế có ý nghĩa chiến lược lâu dài, góp phần trực tiếp vào việc tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa hai nước và phát triển của mỗi nước.

Tiếp tục khẳng định việc đào tạo cho Lào nói chung và đào tạo cán bộ chính trị, xó hội nơi riêng là công việc hợp tác đặc biệt, có tính chiến lược lâu dài, là nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước ta.

a- Trước hết, hai bên phối hợp thực hiện nghiêm các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo đang áp dụng; Đảm bảo chất lượng trong thi tuyển đầu vào. Phối hợp chặt chẽ giữa giữ các cơ sở đào tạo và các cơ quan quản lý có liên quan giữa hai bên thực hiện các Quy chế và Nghị định thư hợp tác đào tạo đã ký kết nhằm nâng cao ý thức, kỷ luật và trách nhiệm trong học tập của lưu học sinh, cần chấm dứt tình trang nể nang, châm chước, tạo kẽ hở trong quản lý và sự ỷ lại trong học tập của học sinh.

b- Gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng trên cơ sở định hướng phát triển nguồn nhân lực của bạn trước mắt và lâu dài. Theo đó, phối hợp chặt chẽ với bạn xây dựng một kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực dài hạn và ngắn hạn nhằm đáp ứng một đội ngũ cán bộ chính trị và khoa học thực hiện nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế của Lào. Trước mắt, trên cơ sở Nghị định thư hợp tác đào tạo giữa hai nước đã ký kết, tăng cường phối hợp kiểm tra, kịp thời rút kinh nghiệm, điều chỉnh nội dung đào tạo, nghiên cứu phù hợp với tình hình thực tế của bạn. Phối hợp xây dựng kế hoạch hợp tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực 5 năm (2011-2015) và định hướng quy hoạch cho 2016-2020 để làm cơ sở hợp tác hàng năm

c- Thực hiện hợp tác giáo dục, đào tạo, trên nhiều kênh, nhiều hình thức; Coi trọng hợp tác giáo dục, đào tạo giữa các địa phương và các doanh nghiệp nhằm xây dựng nền tảng mới cho sự phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho nhu cầu hợp tác và phát triển kinh tế của mỗi nước. Trong hợp tác đầu tư, thực hiện hỡnh thức đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, đào tạo phải phục vụ mục tiâu chuyển dần từ việc sử dụng số đông lao động phổ thông trước mắt để giải quyết nguồn lao động dư thừa của mỗi nước do suy giảm kinh tế toàn cầu sang việc sử dụng nguồn nhõn lực cơ chất lượng, kỹ thuật vào năm 2015.

d- Nâng cao trình độ sử dụng tiếng Việt trong học tập và nghiên cứu khoa học của học viên Lào. Đặc biệt đối với các cán bộ, học sinh nghiên cứu và học tập các chuyên ngành khoa học xã hội. Đây là lĩnh vực đòi hỏi mỗi học viên của bạn không chỉ tiếp nhận mà còn có trình độ sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt ở tầm tư duy, lý luận logic trong học tập và nghiên cứu và làm việc sau này. Do đó việc chú trọng chất lượng đầu vào và nâng cao chất lượng tiếng Việt là rất quan trọng, có tác động trực tiếp tới chất lượng, kết quả học tập và nghiên cứu của cán bộ, học sinh Lào.

Bên cạnh việc cải tiến chương trình nội dung giảng dạy tiếng Việt phù hợp cho cán bộ, học sinh của Lào, cần nâng cao điều kiện về cơ sở vật chất, sắp xếp và tạo môi trường học tập và nghiên cứu thuận lợi để học viên Lào có điều kiện giao tiếp nâng cao trình độ tiếng Việt trong học tập và nghiên cứu.

Quan tâm và mở rộng việc dạy và học tiếng Việt tại Lào dưới mọi hình thức, đảm bảo cung cấp đủ và có chất lượng đội ngũ giáo viên và chuyên gia dạy tiếng Việt; hoàn thiện giáo trình học tiếng Việt phù hợp với từng đối tượng khác nhau ở Lào. Đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất các khoa tiếng Việt các trường đào tạo tại ba khu vực Luông-pra-băng, Chăm-pa-xắc và Viêng chăn của Lào.

e- Thống nhất quản lý đào tạo dài hạn, chính quy các ngành kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, chính trị vào một đầu mối (trừ an ninh, quốc phòng); Đồng thời có quy chế phân cấp đào tạo và tạo nguồn và cơ sở vật chất cho các địa phương. Đặc biệt quan tâm và khuyến khích các địa phương hợp tác đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn các cán bộ cơ sở các cấp làng, bản của các địa phương dọc biên giới hai nước.

g- Coi trọng và tăng cường cả về số lượng và chất lượng đào tạo cán bộ chính trị, cán bộ nghiên cứu khoa học xã hội trong quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực hiện nay, khi mà các nền kinh tế có xu hướng ngày càng phụ thuộc lẫn nhau và những ảnh hưởng của nó đang là nhân tố chi phối đời sống kinh tế - xó hội, chi phối việc lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế, chiến lược kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia. Nghiên cứu khoa học xã hội đã và đang đóng vai trị quan trọng góp phần vào việc cung cấp những luận cứ khoa học đổi mới tư duy kinh tế, cải cách thể chế, hội nhập kinh tế quốc tế cũng như các vấn đề xã hội của mỗi nước. Đặc biệt trong điều kiện Việt Nam và Lào không chỉ là hai nước láng giềng gần gũi về địa lý, văn hoá mà còn có sự tương đồng về thể chế chính trị, đang tiến hành công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Như vậy, hợp tác nghiên cứu, đào tạo về khoa học xã hội giữa Việt Nam và Lào không những có đóng góp quan trọng để tạo nền tảng tư duy kinh tế thị trường và các vấn đề xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã được hai Đảng và hai Nhà nước khẳng định, mà còn duy trì sự hiểu biết lẫn nhau và không ngừng củng cố vun đắp tình hữu nghị đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước.

Với vai trò và vị trí của nó, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, đặc biệt là đào tạo đội ngũ cán bộ chính trị các cấp của Lào. Đây cũng là mục tiêu chiến lược trước mắt và lâu dài khẳng định đường lối phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa của hai Đảng và hai Nhà nước trong công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ có trình độ lý luận và tư duy kinh tế cũng như các vấn đề xã hội đáp ứng được yêu cầu trong công cuộc đổi mới của Lào, kiên định theo định hướng xã hội chủ nghĩa của hai Đảng và hai nhà nước đã lựa chọn.

h- Thường xuyên phối hợp và cụ thể hóa những tư tưởng về quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào vào nội dung nghiên cứu, đào tạo và hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao nhận thức và làm sâu sắc thêm về quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong cán bộ và lưu học sinh họp tập tại mỗi nước.

Mối quan hệ đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện được hai Đảng và nhân dân hai nước dầy công vun đắp đã trở thành nguồn sức mạnh trong suốt chiều dài lịch sử bảo vệ và xây dựng đất nước trong quan hệ hợp tác giữa hai nước. Nâng cao nhận thức và làm sâu sắc thêm về quan hệ đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác Việt Nam - Lào trong hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực là hành trang củng cố mối quan hệ truyền thống lâu dài trong quá trình phục vụ của mỗi cán bộ, lưu học sinh học tập tại mỗi nước.

i- Đa dạng hoá hình thức đào tạo.

Với điều kiện gần gũi về địa lý, giao thông đi lại thuận tiện, chúng ta cần tiếp tục và mở rộng hình thức đào tạo tại chức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính trị và nghiên cứu khoa học của Lào. Đây là hình thức đào tạo hiệu quả vừa gắn thực tiễn với nghiên cứu, vừa đảm bảo trang bị kịp thời kiến thức cho đội ngũ cán bộ đang làm việc vừa tận dụng kinh nghiệm và hoạt động thực tiễn các cán bộ đang hoạt động trong hàng ngũ lãnh đạo và quản lý kinh tế, xã hội của Bạn.

Đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo cán bộ Nghiên cứu chính trị, xã hội. Do mang tính đặc thù, gắn với bối cảnh xã hội và đối tượng cụ thể, việc đa dạng hóa các hình thức đào tạo theo hướng tăng cường đào tạo tại chỗ, kết hợp đào tạo dài hạn, ngắn hạn và cử chuyên gia hướng dẫn tại Lào là những hình thức thích hợp và có hiệu quả đối với lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị, xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

k- Coi trọng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cán bộ các cấp của các địa phương bạn Lào; Kết hợp hài hòa giữa đào tạo và đào tạo lại, giữa số lượng và nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ và phát triển nguồn nhân lực mỗi bên.

Một phần của tài liệu những giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư giữa việt nam và nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 61 - 65)