- Nước dùng cho công trình phụ gấp hai lần lượng nước dùng trong nhà ăn cho
11.3.2.Vệ sinh thiết bị
Các thiết bị trong thời gian ngừng hoạt động cần phải được vệ sinh sát trùng. Đối với các thiết bị ươm mầm sau khị giải phóng hết lượng đại mạch trên luống cần phải được vệ sinh sạch sẽ để chuẩn bị cho chu kỳ ươm mầm tiếp theo.
11.3.3. Xử lý phế thải
Trong quá trình sản xuất màu có nhiều phế phẩm như hạt không đạt yêu cầu sản xuất, rễ malt là những phế liệu gây nhiễm bẩn vì vậy sau khi mỗi mẽ sản xuất cần phải chứa đúng nơi quy định và đưa ra ngoài phân xưởng để sử dụng cho các mục đích khác.
11.3.4. Xử lý nước thải
Trong nhà máy nước được thải ra từ các thiết bị ngâm rửa, thiết bị ươm mầm, nước sinh hoạt... thành phần của nước thải ra có nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ gây ô nhiễm môi trường. Do đó nước thải ra cần phải được xử lý trước khi thải ra môi trường.
Nhà máy xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, phương pháp này dựa trên cơ sở sử dụng hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các hợp chất hữu cơ gây nhiễm bẩn trong nước thải.
* Bể sinh học: (hình vẽ).
Trong bể xử lý vật liệu xốp có thể là sứ, đá chắn... với độ xốp cao.
Nước thải phun từ trên xuống qua lớp xốp, do tiếp xúc giữa nước thải và hệ vi sinh vật trên bề mặt vật liệu xốp, quá trình làm sạch được diễn ra khá nhanh. Ưu điểm là có khả năng tách được các chất khác nhau ra khỏi nước thải làm việc liên tục, thiết bị đơn giản, ít tốn kém, dễ áp dụng.
11.3.5. Xử lý nước
Hầu hết các nguồn nước không đạt tiêu chuẩn chất lượng cho sản xuất malt. Do đó cần phải được xử lý trước khi đưa vào sản xuất. Nhà máy sử dụng phương pháp sau:
Quy trình xử lý nước
Nước thủy cục, nước mạch Bể gia vôi Bể lắng Phin lọc cát 1 Bể chứa Phin lọc cát 2 Xử lý bằng Clo Phin than (khử mùi)
Nguyên tắc:
CO2 + Ca(OH)2 = CaCO3 + H2O Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 = CaCO3 + H2O Các ion Ca2+ , Mg2+ trong nước tạo kết tủa
CO2 + OH- HCO3-
HCO3- + OH- CO32- + H2O Ca2+ + CO32- CaCO3 ↓
Mg2+ + 2OH- Mg(OH)2 ↓
Mg2+ + CO32- MgCO3 ↓
Khi cho phèn chua Al2(SO4)2.Fe2SO4.24H2O vào nước sẽ tạo thành các kết tủa
Al (OH)3↓ và Fe(OH)2↓ .
KẾT LUẬN
Qua một thời gian làm đồ án với đề tài được giao là: “Thiết kế nhà máy sản xuất malt đen với năng suất 19000 tấn sản phẩm /năm”.
Dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của cô Phan Bích Ngọc, cùng với nỗ lực của bản thân, đến nay tôi đã hoàn thành xong nhiệm vụ được giao.
Trong quá trình làm đồ án tôi đã tìm hiểu về lí thuyết, thực tế sản xuất malt công nghiệp, thêm vào đó là sự hướng dẫn của cô Phan Bích Ngọc đã giúp tôi nắm được những kiến thức cơ bản về thiết kế nhà máy thực phẩm nói chung và nhà máy sản xuất malt nói riêng, có được cách nhìn tổng quan về một nhà máy, về công nghệ sản xuất, về cách bố trí thiết bị sao cho kinh tế và hợp lí. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho tôi sau này.
Đến nay đồ án của tôi đã hoàn thành theo đúng qui định .Tuy nhiên do sự hạn chế về mặt kiến thức của bản thân và do tài liệu tham khảo còn thiếu thốn và mặc dù đã cố gắng học tập, tìm hiểu về lí thuyết cũng như thực tế để hoàn thành tốt nhất đồ án của tôi nhưng không khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì thế tôi rất mong sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của quí thầy cô, bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Đà Nẵng, ngày 25 tháng 05 năm 2009
Sinh viên thực hiện