Mođuyl đàn hồi ĐỘNG vật liệu bêtông asphalt (EđAC):

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG THÀNH PHỐ NGHIÊN CỨU, CHẾ TẠO BÊTÔNG NHỰA NÓNG GIA CỐ BỘT CAO SU PHẾ THẢI (Trang 48 - 51)

B- MỘT SỐ CÁC CHỈ TIÊU CƠ LÝ THEO PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ĐƯỢC

I.1.29/Mođuyl đàn hồi ĐỘNG vật liệu bêtông asphalt (EđAC):

AC):

* Phương pháp thí nghiệm: Theo tiêu chuẩn 22TCN 211-93 của bộ GTVT [3]

Tương tự như thí nghiệm mođuyl đàn hồi tĩnh, nhưng ở đây tôi khống chế thời gian gia tải = thời gian ra tải = 6 giây và thí nghiệm ở áp lực 6 adN/cm2 (đây là áp lực phù hợp với điều kiện làm việc thực tế của mặt đường bêtông nhựa)

Việc khống chế thời gian như tôi đã nêu và thí nghiệm chỉ có tính chất tham khảo và so sánh về sự phục hồi nhanh biến dạng của các loại bêtông với nhau. Vật liệu nào đáp ứng được mođuyl đàn hồi yêu cầu mà có biến dạng dư càng nhỏ so với tổng biến dạng thì vật liệu đó càng ưu việt và ngược lại. Việc khống chế thời gian này, tuy không phù hợp và cũng không nói lên được điều kiện làm việc thực tế của vật liệu mặt đường nhưng trong một khái niệm nào đó, cụ thể là về “tính lưu biến hay là khả năng phục hồi nhanh biến dạng của vật liệu” thì việc thí nghiệm này là rất cần thiết. Như ta đã biết, việc tích luỹ biến dạng dư trong khi làm việc là một trong những nguyên nhân làm nhanh gây ra các biến dạng và suy giảm khả năng chịu lực của kết

cấu. Hiện nay, trong qui trình thiết kế áo đường và qui trình kiểm tra chất lượng về

mođuyl đàn hồi của chúng ta chỉ quan tâm đến biến dạng đàn hồi chứ không quan tâm đến biến dạng dư và tổng biến dạng. Đây là lỗ hổng mà chúng ta cần nhanh chóng đề cập, nghiên cứu và khắc phục để cho ra sản phẩm vật liệu có chất lượng cao và cho toàn kết cấu áo đường.

* Kết quả thí nghiệm:

- Thể hiện qua các bảng TỔNG HỢP và các BIỂU ĐỒ so sánh sau:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG THÀNH PHỐ NGHIÊN CỨU, CHẾ TẠO BÊTÔNG NHỰA NÓNG GIA CỐ BỘT CAO SU PHẾ THẢI (Trang 48 - 51)