A- CÁC CHỈ TIÊU CƠ LÝ VỚI PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM TIÊU CHUẨN
I.1.27/ Xác định Sức kháng trượt của vật liệu Bêtông asphalt:
*Phương pháp thí nghiệm: PP con lắc anh: (ASTM E303; ASSHTO T279)
* Nơi thí nghiệm: Trường Đại học Bách khoa TP.HCM
Trong quá trình khai thác mặt đường nói chung và mặt đường BTN nói riêng, sức kháng trượt là một trong những chỉ tiêu hết sức quan trọng, nhất là đối với các con đường giao thông với tốc độ cao ( > 80 km/h ). Sức kháng trượt là khả năng chống lại hiện tượng trượt của bánh xe trên mặt đường trong khi lưu thông thông qua hệ số cản lăn giữa lốp xe và mặt đường (hệ số cản lăn được biểu thị bởi thương số của lực ma sát với trọng lực bánh xe): Fms fms = (1) P Trong đó: * Fms : Lực cản lăn (lực ma sát) * P : Trọng lực bánh xe
Hệ số cản lăn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng mặt đường (ẩm ướt hay khô ráo); tính chất cấu tạo mặt đường (mịn hay sần sùi); vật liệu làm đường (bề mặt đá, chất kết dính, phụ gia); tốc độ xe chạy (nhanh hay chậm)
Có nhiều phương pháp xác định hệ số cản lăn này. Sau đây giới thiệu phương
pháp dùng con lắc Anh để xác định xác định fms
@ Nguyên lý và thiết bị đo:
Con lắc có trọng lượng P = 1500 + 30 g, mặt dưới có gắn tấm trượt bằng cao su tiêu chuẩn (kích thước 6,35 x 25,4 x 76,2mm) rơi từ độ cao xác định là H = 411 + 5mm và trượt trên bề mặt không đổi là L = 125 + 2mm, sau đó con lắc sẽ văng lên độ cao h.
Tuỳ theo mức độ cản trượt mà chiều cao văng h của con lắc sẽ khác nhau. Một chiếc kim kéo theo nhằm xác định chiều cao văng lên của con lắc được thiết kế thông qua bảng chia độ. Số đọc của kim đo trên bảng chia độ được ký hiệu là chỉ số
SRT (Skid Resistance Tester). Giá trị h càng nhỏ thì trị số SRT càng lớn tức là ma sát giữa miếng cao su và bề mặt càng lớn và ngược lại.
Thí nghiệm theo phương pháp con lắc Anh nhằm mô phỏng điều kiện xe chạy trên mặt đường ẩm ướt (ở nhiệt độ 20oC, có bao phủ một màng mỏng nước) với tốc độ 50 km/h và nó phản ánh độ nhám vi mô của vật liệu nếu thí nghiệm trong phòng trên vật liệu đã tạo thành mẫu tương ứng với trạng thái thực tế ngoài mặt đường và cũng là độ nhám vi mô của mặt đường nếu thí nghiệm trên mặt đường.
@ Thử và điều chỉnh con lắc:
- Cân bằng máy tại vị trí cần đo bằng cách vặn các ốc điều chỉnh bọt thủy. - Hiệu chỉnh dụng cụ về “Zero”: nâng chân vịt của máy lên, gắn vào vị trí chuẩn bị, thực hiện bấm nút thả con lắc quay xuống dưới và để con lắc tự do quay qua vị trí đã định vị (tại trọng tâm). Đỡ con lắc và đọc trên thang chia do kim chỉ, nếu chưa về “Zero” thì hiệu chỉnh lại kim và tiến hành chuẩn lại cho đến khi kim chỉ về “Zero”.
- Điều chỉnh chiều dài khoảng trượt: Dùng ốc điều chỉnh đối với con lắc treo tự do và ốc nâng thăng bằng máy. Chiều dài khoảng trượt phải có vệt tiếp xúc từ 124 -- 127mm, nếu không đạt yêu cầu phải hiệu chỉnh lại.
@ Tiến hành thí nghiệm
- Tưới nước cho thấm đầy bề mặt của mẫu thử sao cho hình thành một màng nước mỏng trên mẫu thí nghiệm (tương ứng với trạng thái bất lợi nhất về chống trượt). - Nâng con lắc lên gắn vào vị trí và bấm nút cho con lắc rơi tự do xuống, con lắc sẽ quét lên bề mặt mẫu thử và văng lên với độ cao h (thực hiện ít nhất là 4 lần thả
con lắc trên mỗi vùng thí nghiệm, lúc này ta có các hi )
- Báo cáo kết quả gồm có:
+ Giá trị BPN riêng của từng giá trị theo đơn vị BPN.
+ Nhiệt độ của bề mặt thử nghiệm (nhiệt độ chuẩn thí nghiệm là 20oC, nếu
lúc thí nghiệm không ở 20oC thì phải qui đổi về nhiệt độ chuẩn. Có bảng qui đổi)