e. Tình hình kế toán, tài chính, quan hệ thanh toán
2.3.3 Nguyên nhân
Trong thời gian đầu thực hiện, mặc dù đã đạt được nhiều thành công to lớn nhưng công tác quản lý thuế GTGT không thể tránh khỏi vẫn còn một số điểm hạn chế, yếu kém. Những yếu kém đó là do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có những nguyên nhân chủ quan và cũng có những nguyên nhân khách quan.
a) Các nguyên nhân chủ quan
Một số nguyên nhân chủ quan cơ bản của những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý thuế GTGT là: quy trình quản lý thuế chưa hiệu quả; các quy định về công tác kiểm tra chưa phù hợp, chưa hiệu quả; cơ quan thuế chưa phát hiện và xử lý triệt để các trường hợp vi phạm; ý thức trách nhiệm và năng lực của một số cán bộ còn kém; sự phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước chưa chặt chẽ, chưa chủ động; công tác tư vấn, tuyên truyền chưa phát huy hết hiệu quả; trình độ tin học chưa cao, việc áp dụng công tác quản lý thuế trên máy tính chưa đồng bộ.
Những tồn tại và hạn chế trên là do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân do tổ chức bộ máy còn những tồn tại chủ yếu sau đây:
Một số chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý thuế chưa được Chính phủ giao cho cơ quan thuế, vì vậy chưa có bộ phận chuyên trách để thực hiện.
+ Chức năng quản lý thu nợ và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế là một chức năng rất quan trọng để bảo đảm thu đủ tiền thuế phải nộp vào NSNN nhưng
chưa được Chính phủ quy định giao cho cơ quan Thuế, cũng chưa có hệ thống bộ máy chuyên trách và chế tài để thực hiện chức năng này. Vì vậy, việc quản lý thu nợ thuế đạt kết quả chưa tốt, tình trạng nợ đọng, dây dưa kéo dài còn khá phổ biến, thậm chí một số Người nộp thuế đã cố tình chây ỳ không thực hiện nộp đủ số thuế phải nộp vào NSNN.
+ Nhiệm vụ quản lý kê khai thuế là một trong các khâu quan trọng của quản lý thuế nhưng Tổng cục Thuế không có bộ phận chuyên trách để nghiên cứu, xây dựng các biện pháp nghiệp vụ, các quy trình quản lý, tổng hợp đánh giá và chỉđạo hệ thống quản lý việc đăng ký thuế, kê khai thuế trong phạm vi toàn quốc. Do đó, việc quản lý NNT, kê khai thuế chưa chặt chẽ, thiếu thống nhất trong toàn quốc, đã làm thất thu cho NSNN trong khâu kê khai thuế.
+ Cơ quan Thuế chưa có chức năng thẩm định để trình cấp có thẩm quyền quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc xoá tiền nợ thuế, tiền phạt. Do đó, nhiều khoản tiền nợ thuế không còn đối tượng để thu nhưng không được xoá, thậm chí còn tính thêm các khoản tiền phạt, làm cho tổng số nợ tăng thêm một cách giả tạo. Chưa có thẩm quyền gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế trong một số trường hợp bất khả kháng nên các trường hợp này vẫn bị xử phạt, càng làm tăng thêm khó khăn cho các tổ chức cá nhân khi có hoàn cảnh khó khăn thực sự.
+ Cơ quan Thuế chưa có nhiệm vụ xây dựng hệ thống thông tin về Người nộp thuế. Do đó, hệ thống dữ liệu thông tin hiện nay rất thiếu, vừa không đáp ứng yêu cầu khai thác, sử dụng của người nộp thuế, vừa không bảo đảm sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ và có hiệu quả của cơ quan thuế…
+ Cơ quan Thuế chưa có quyền hạn đủ mạnh trong thực thi nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra thuế để phát hiện các hành vi cố ý trốn thuế, gian lận tiền thuế, như quyền được:
- Thu thập thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế (được ghi âm, ghi hình công khai);
- Tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế;
- Khám nơi cất dấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
+ Chưa có qui định cơ quan Thuế phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật. Vì vậy, chưa nêu cao được trách nhiệm thực thi công vụ của cơ quan thuế, của công chức thuếđể bảo đảm lợi ích hợp pháp của Người nộp thuế trong trường hợp họ bị thiệt hại do cơ quan thuế, cán bộ thuế gây ra.
Bộ máy quản lý thuế vừa kết hợp một cách dàn trải theo sắc thuế với quản lý theo đối tượng, vừa quản lý theo chức năng nên dẫn đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận chưa chuyên sâu, chuyên nghiệp.
Cơ quan Thuế chưa có hệ thống tổ chức thanh tra nội bộ riêng, do đó công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành trách nhiệm pháp luật, trách nhiệm công vụ, bảo đảm tính liêm khiết của cán bộ, công chức thuế còn rất hạn chế, chưa phát hiện và xử lý kịp thời các cán bộ thuế vi phạm pháp luật thuế, thiếu tinh thần trách nhiệm đối với người nộp thuế và đối với Nhà nước, đặc biệt là các hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu đối với người nộp thuế, hoặc thông đồng với các hành vi gian lận làm thất thoát nguồn thu của Ngân sách Nhà nước. Và cũng vì vậy, việc bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho đội ngũ công chức khi bị vu khống, đe doạ cũng chưa làm tốt.
Nhiệm vụ của từng bộ phận thuộc cơ quan Thuế quy định chưa thật cụ thể, rõ ràng và hợp lý. Bộ máy thực hiện các chức năng quan trọng như tuyên truyền - hỗ trợ đối tượng nộp thuế, đặc biệt là kiểm tra, giám sát kê khai thuế; thanh tra, kiểm tra - xử lý các vi phạm về thuế nhìn chung còn thiếu và yếu, chưa đủ mạnh để thực hiện tốt các chức năng quan trọng này.
Chức năng thường xuyên tổng kết các kỹ năng, kinh nghiệm quản lý thuế trong nước, nghiên cứu vận dụng các kinh nghiệm tốt có tính chuẩn mực quốc tế nhằm đổi mới và phát triển các kỹ năng, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế tiên tiến, nhằm không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế cũng chưa có bộ phận chuyên trách đảm nhiệm.
Quy trình quản lý thuế chưa hiệu quả. Việc triển khai thực hiện các quy trình quản lý, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Nhà nước chưa phát huy được hiệu quả. Quy trình quản lý hiện hành vẫn duy trì việc cơ quan thuế in và phát hành thông báo thuế và quy định các doanh nghiệp phải nộp thuế theo số thuế và thời hạn trong thông báo thuế của cơ quan thuế không tạo tính chủ động nộp thuế cho ĐTNT, nên nhiều trường hợp vẫn còn nộp chậm thuế làm cho công tác thu ngân sách chậm, chưa nâng cao được ý thức tự giác của ĐTNT.
Việc thực hiện các biện pháp quản lý ở một số bộ phận chưa được coi trọng đúng mức, chưa quản lý hết ĐTNT. Việc quản lý, xác định doanh thu, chi phí còn yếu kém, cơ quan thuế chưa nắm được đầy đủ tình hình sản xuất, kinh doanh của một sốĐTNT.
Công tác kiểm tra chưa phù hợp, chưa hiệu quả. Công tác kiểm tra hiện tại chỉ được thực hiện qua một khâu, các biên bản kiểm tra về thuế nếu không có khiếu nại, tố cáo thì hầu như không được phúc tra, nên dễ dẫn tới việc buông lỏng quản lý, bỏ sót nguồn thu hoặc tạo điều kiện cho một số cán bộ thông đồng với doanh nghiệp gây thất thu cho ngân sách Nhà nước.
Bộ phận kiểm tra thuế vẫn còn mỏng (mới chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 15% tổng số cán bộ trong cơ quan), trong khi khối lượng công việc lớn, nhiệm vụ nặng nề, khó khăn.
Việc phối hợp quản lý, kiểm tra tình hình sử dụng hoá đơn, chứng từ của các doanh nghiệp giữa các bộ phận trong cơ quan thuế chưa có quy chế cụ thể, chưa đáp ứng được yêu cầu nhanh, chính xác, hiệu quả để phục vụ tốt cho công tác quản lý thuế
GTGT. Việc triển khai công tác kiểm tra, xác minh hoá đơn, đối chiếu chéo hoá đơn đã có nhiều tiến bộ nhưng tiến độ còn chậm, thời gian kéo dài.
Cơ quan thuế chưa phát hiện và xử lý triệt để các trường hợp vi phạm. Có trường hợp giám đốc, kế toán, thủ quỹ nhiều khi chỉ do một người nắm giữ, cho nên việc kiểm tra, thanh tra khó phát hiện các hành vi gian lận. Một số ít các doanh nghiệp nghỉ kinh doanh nhưng không báo cáo lên cơ quan thuế dẫn đến tình trạng để lưu lạc mã số thuế gây khó khăn cho việc quản lý hoặc có trường hợp báo nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh để trốn lậu thuế...
Từđầu năm 2002, việc đóng dấu lên hoá đơn đã hạn chế việc lưu hành hoá đơn bất hợp pháp và giảm tình trạng tẩy xoá hoá đơn. Tuy nhiên lại xuất hiện thủ đoạn mới: một chủ doanh nghiệp cho ra đời nhiều công ty “ma” (có đăng ký kinh doanh, có mã số thuế nhưng không khai báo thuế) để đi mua hoá đơn (vẫn có đóng dấu lên hoá đơn). Một số doanh nghiệp xuất khẩu cũng đã thành lập các công ty “ma”, các công ty này chuyên lập bảng kê mua hàng hoá sau đó xuất hoá đơn GTGT cho doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp khi xuất hàng sẽ được hoàn lại toàn bộ số thuế GTGT đầu vào và như vậy sau một công đoạn nữa doanh nghiệp xuất khẩu vẫn được khấu trừ khống thuế GTGT đầu vào.
Năng lực và ý thức trách nhiệm của một số cán bộ còn kém. ý thức trách nhiệm và năng lực của một bộ phận cán bộ còn kém, còn bàng quan với công việc, xa rời thực tiễn, thụđộng trong công tác. Trong khi đó thái độ xử lý của Chi cục chưa kiên quyết, còn nương nhẹ, do đó công tác quản lý chưa phát huy tối đa năng lực của mỗi cán bộ.
Sự phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước chưa chặt chẽ, chưa chủ động. Sự phối hợp giữa cơ quan thuế với các ngành, các cấp chưa đồng bộ, như việc cấp giấy phép kinh doanh không gắn liền với việc kê khai đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế của doanh nghiệp với cơ quan thuế gây khó khăn trong việc quản lý ĐTNT.
Công tác tư vấn, tuyên truyền chưa phát huy hết hiệu quả. Công tác tư vấn thuế cho các ĐTNT chưa được chú ý đúng mức, công tác tuyên truyền tuy đã được thực hiện đầy đủ nhưng hiệu quả chưa cao. Trình độ hiểu biết về pháp luật thuế của nhân dân còn thấp, tâm lý, ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của người tiêu dùng và các doanh nghiệp còn hạn chế, còn thói quen mua hàng hoá không có hoá đơn. Hơn nữa thuế GTGT là thuế gián thu, thuế bị che lấp trong giá cả nên họ nghĩ mình không phải là người chịu thuế dẫn đến thái độ thờ ơ của người tiêu dùng đối với chính sách thuế, điều đó đã tiếp tay cho người bán trốn lậu thuế.
Việc kiểm tra cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác đối chiếu hoá đơn, do người tiêu dùng chưa có thói quen lấy hóa đơn, chưa quan tâm đến tính hợp pháp, hợp lệ của hoá đơn, do đó ĐTNT có thể gian lận trên hoá đơn mà khó có thể phát hiện, chưa kể đến việc người mua và người bán có thể thông đồng với nhau để làm sai lệch giá trị trên hoá đơn.
Trình độ tin học chưa cao, việc áp dụng công tác quản lý thuế trên máy tính chưa
đồng bộ. Công tác quản lý thuế GTGT trên máy tính đạt hiệu quả chưa cao, các chương trình quản lý trên máy tính chưa hoàn chỉnh, trình độ kỹ năng về máy tính còn hạn chế.
Công tác thống kê, khai thác thông tin KT-XH trong quản lý thuế GTGT bị coi nhẹ, dẫn đến không nắm sát được tình hình sản xuất, kinh doanh ởđịa phương nên khi kiểm tra, không so sánh đối chiếu được thực lực, khả năng của nguồn hàng mà ĐTNT cung cấp để từ đó có cơ sởđối chiếu, đấu tranh với các hành vi sai phạm, cũng như để hoạch định chính sách kinh tế và xây dựng dự toán thu ngân sách của địa phương.
Việc phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà Nước còn lỏng lẻo, chưa hiệu quả.
Việc phối hợp trong việc quản lý đối tượng đăng ký kinh doanh còn yếu, có trường hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư đã cấp giấy phép kinh doanh nhưng doanh nghiệp chưa đến đăng ký nộp thuế mà cơ quan thuế vẫn không biết, cơ quan thuế không theo dõi được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp sau khi đăng ký thuế nên có doanh nghiệp đã
nghỉ kinh doanh nhưng cơ quan thuế vẫn không biết. Hay có trường hợp ĐTNT chây ỳ, chưa nộp thuế vào Kho bạc nhưng cơ quan thuế chưa phát hiện kịp thời. Sự phối hợp giữa cơ quan thuế với Hải quan trong việc quản lý thuế GTGT đối với hàng hoá xuất- nhập khẩu còn hạn chế nên còn để xảy ra tình trạng ĐTNT khai khống xuất- nhập khẩu hàng hóa để xin khấu trừ, hoàn thuế GTGT gây thất thu cho Ngân sách Nhà nước...
b).Các nguyên nhân khách quan
Công tác quản lý thuế GTGT còn những điểm yếu kém, hạn chế ngoài các nguyên nhân chủ quan trên, còn có tác động của một số nguyên nhân khách quan cơ bản sau: chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thuế còn hạn chế; môi trường pháp lý chưa phù hợp; các quy định của Nhà nước chưa phù hợp; công tác quản lý Nhà nước trên máy tính chưa cao, chưa toàn diện; sự phối hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước chưa hiệu quả; nền kinh tế của Quận phát triển chưa cao, chưa đồng đều; luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật thuế GTGT còn nhiều hạn chế.
Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thuế còn hạn chế. Theo quy định của Nhà nước thì cơ quan thuế không có chức năng điều tra, do đó việc quản lý, kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế khi phát hiện có những dấu hiệu vi phạm thì cơ quan thuế không thể tiếp tục dùng các biện pháp khác cho việc điều tra, mà chỉ có thể tiến hành kiểm tra trên sổ sách, chứng từ kế toán do doanh nghiệp cung cấp, trong khi những tài liệu đó có thểđã bị thay đổi, chỉnh sửa, do đó hạn chếđến công tác kiểm tra.
Môi trường pháp lý chưa phù hợp. Môi trường pháp lý cho kinh doanh đã thay đổi nhưng vẫn chưa phù hợp với yêu cầu của việc thực hiện luật thuế GTGT. Chẳng hạn, còn rất nhiều doanh nghiệp và hộ kinh doanh cố tình không phát hành hoá đơn khi bán hàng, hoặc phát hành hoá đơn khống (không có hàng hoá) bán cho doanh nghiệp khác để được khấu trừ thuế đầu vào nhưng cơ quan thuế chưa kiểm soát được. Luật doanh nghiệp quá thông thoáng, thủ tục thành lập doanh nghiệp đơn giản, không có sự kiểm tra kịp thời sau đăng ký kinh doanh nên có nhiều doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản
xuất, kinh doanh nhưng không khai báo nộp thuế mà cơ quan thuế vẫn không phát hiện ra. Mặt khác cơ quan thuế cũng chưa theo dõi được liên tục tình hình hoạt động của doanh nghiệp sau đăng ký, do vậy nhiều trường hợp doanh nghiệp không kinh doanh hoặc đã bỏ kinh doanh nhưng cơ quan thuế không phát hiện được kịp thời nên vẫn bán hoá đơn trên cơ sở hồ sơđăng ký kinh doanh đã được cấp. Một số doanh nghiệp đã lợi dụng chủ trương thông thoáng về cấp đăng ký kinh doanh để thành lập doanh nghiệp nhưng không đăng ký thuế hoặc thành lập các doanh nghiệp “ma” để chiếm dụng tiền thuế của Nhà nước bằng nhiều cách.
Các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay còn thiếu tính đồng bộ. Sự thiếu thống nhất về chính sách, chế độ đã tạo ra kẽ hở, thậm chí trở nên rất nguy hiểm nếu có sự đồng tình giữa các đối tượng nộp thuế và cán bộ thuế.
Các quy định của Nhà nước chưa phù hợp. Nhà nước chưa quy định bắt buộc các doanh nghiệp kết nối mạng máy tính của doanh nghiệp với cơ quan quản lý Nhà nước,