Nói chung, ứng suất trong bản mặt cầu sẽ không kiểm soát việc đánh giá phân cấp tải trọng trừ những trường hợp đặc biệt. Việc tính toán mômen uốn trong bản mặt cầu phải phù hợp với Quy trình thiết kế AASHTỌ Tải trọng bánh xe cũng phải phù hợp với Quy trình thiết kế AASHTO hiện hành.
2.5.5.4. Tải trọng xe tải
Hoạt tải hay tải trọng di động cần tác dụng lên mặt cầu để quyết định việc đánh giá phân cấp phải là tải trọng “HS” AASHTO tiêu chuẩn.
Số làn xe được chất tải, và việc bố trí ngang của các vệt bánh xe cần phải tuân thủ Quy trình thiết kế AASHTO hiện hành và quy định sau đây:
v Lòng đường có bề rộng từ 5,5- 6,0 m phải có hai làn thiết kế, mỗi làn bằng một nửa bề rộng của đường. Hoạt tải phải đặt vào giữa những làn nàỵ
v Bề rộng lòng đường nhỏ hơn 5,5 mét chỉ được lưu thông một làn xẹ
Có thể xem xét sử dụng số làn xe ít hơn như đã quy định bởi AASHTO nếu các điều kiện của dòng giao thông và lưu lượng xe có thể đảm bảo điều
đó.
2.5.5.5. Tải trọng làn xe
Cơ quan quản lý cầu có thể sử dụng tải trọng làn HS AASHTO tiêu chuẩn cho mọi chiều dài nhịp nếu nó có thể gây ra hiệu ứng tải trọng lớn hơn hiệu ứng mà xe tải HS tiêu chuẩn AASHTO gây rạ
2.5.5.6. Tải trọng đường bộ hành
Tải trọng đường bộ hành dùng trong các tính toán để đánh giá phân cấp khả năng chịu tải an toàn phải là tải trọng dự kiến lớn nhất có thể. Do có những khác biệt theo vị trí, việc xác định tải trọng để sử dụng sẽ đòi hỏi sự xem xét kỹ thuật, nhưng trong mọi trường hợp không được vượt quá giá trị quy định trong Quy trình thiết kế AASHTỌ Cần xem xét mức đánh giá Khai thác nếu xe tải chất đầy và hoạt tải trên đưòng bộ hành tác dụng một cách đồng thời trên cầụ
35 kN 145 kN 145 kN
4300 mm 4300 mm tới 900mm
600 mm nói chung
300mm mút thừa của mặt cầu
Làn thiết kế 3600 mm
Hình 2.4 Xe tải HS tiêu chuẩn
TảI PHÂN Bố 953,3 kg TRÊN MéT DàI CủA LàN XE
8,16 T CHO MÔMEN 11,79 T CHO LựC CắT Tải tập trung
Hình 2.5 Tải trọng xe HS 22-44
Trong đó
W = Trọng lượng tổ hợp trên hai trục trước giống như đối với xe tải HS tương ứng
V = Khoảng cách thay đổi - từ 4,3 mét đến 9,1 mét. Khoảng cách nào tạo ra ứng suất lớn nhất sẽ được dùng.
2.5.5.7. Phân bố tải trọng
Những phần hoạt tải truyền xuống một chi tiết đơn cần được lựa chọn theo Quy trình thiết kế AASHTO hiện hành. Những giá trị hoạt tải này thể hiện một tổ hợp khả dĩ của những trường hợp khác nhaụ Lựa chọn này cho phép thay thế các giá trị đo đạc tại hiện trường, các giá trị tính toán bằng cơ học kết cấu, hoặc các giá trị nhận được từ các phương pháp phân tích kết cấu tiên tiến dựa trên các tính chất của kết cấu hiện tạị Tải trọng cần đặt ở những vị trí tạo ra đáp ứng lớn nhất trong bộ phận đang được đánh giá.
2.5.5.8. Xung kích (I)
Lực xung kích phải được cộng vào hoạt tải dùng để đánh giá phân cấp tải trọng theo Quy trình thiết kế AASHTO hiện hành. Tuy nhiên, giá trị xung kích của quy trình cũng có thể giảm bớt nếu các điều kiện về hình dáng cầu, cắm biển hạn chế tốc độ, và các tình huống tương tự đòi hỏi một xe phải giảm đáng kể tốc độ khi đi qua cầụ
2.5.5.9. Độ võng
Các giới hạn về độ võng do hoạt tải không cần phải xét đến khi đánh giá phân cấp tải trọng trừ những trường hợp đặc biệt.
2.5.5.10. Tải trọng dọc cầu
Việc đánh giá phân cấp các cấu kiện cầu nhằm tính đến các hiệu ứng của tải trọng dọc cầu kết hợp với các hiệu ứng của tĩnh tải và hoạt tải phải được thực hiện ở mức Khai thác. Nếu độ ổn định dọc cầu được xem là không đủ thì phải cắm biển hạn chế tốc độ. Ngoài ra, các tải trọng dọc cầu phải được dùng
trong việc đánh giá tính đủ ổn định của các bộ phận kết cấu phần dướị
2.5.5.11. Tải trọng môi trường
Việc đánh giá phân cấp các cấu kiện cầu nhằm tính đến các hiệu ứng của tải trọng môi trường kết hợp với các hiệu ứng của tĩnh tải và hoạt tải phải được thực hiện ở mức Khai thác.
2.5.5.12. Gió
Tải trọng ngang do gió thường không cần xét đến trong đánh giá phân cấp tải trọng.
Tuy nhiên, tác động của gió lên các kết cấu đặc biệt như cầu quay, cầu treo và các kết cấu tầm cao khác cần phải được đánh giá.
2.5.5.13. Động đất
Tải trọng động đất không được tính đến khi tính toán phân cấp tải trọng hoặc khi xác định các hạn chế về hoạt tảị
Để đánh giá sức chịu tải của kết cấu dưới tác dụng của lực động đất, có thể sử dụng những phương pháp mô tả trong Phần I-A, Thiết kế chống động đất (Division I-A, Seismic Design) của Quy trình thiết kế AASHTỌ
2.5.5.14. Tác dụng của nhiệt độ
ứng suất sinh ra do sự thay đổi nhiệt độ không được xét đến khi tính toán đánh giá tải trọng, trừ trường hợp cầu có khẩu độ dài và cầu vòm bê tông.
2.5.5.15. Tác dụng của dòng chảy
Lực gây ra do dòng chảy của nước không phải xét đến khi tính toán đánh giá tải trọng. Tuy nhiên, cần xem xét các biện pháp khắc phục nếu những lực này đặc biệt nguy hiểm cho sự ổn định của kết cấụ