5. Kết cấu đề tài
1.3.2.8.4 Phân lọai C/O
- C/O cấp trực tiếp: C/O cấp trực tiếp bởi nước xuất xứ, trong đó nước xuất
xứ cũng có thể là nước xuất khẩu.
- C/O giáp lưng (back to back C/O): C/O cấp gián tiếp bởi nước xuất khẩu
không phải là nước xuất xứ. Nước xuất khẩu trong trường hợp này gọi là nước “lai xứ”.
Về nguyên tắc, các nước chỉ cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa có xuất xứ của quốc gia mình. Tuy nhiên thực tiễn thương mại cho thấy hàng hóa không chỉ được xuất khẩu trực tiếp tới nước nhập khẩu cuối cùng (nơi tiêu thụ hàng hóa) mà có thể được xuất khẩu qua các nước trung gian. Việc xuất hiện các nước trung gian có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể theo mạng lưới phân phối của nhà sản xuất, hoặc do hàng hóa được mua đi bán lại qua các nước trung gian,… để tạo thuận lợi cho các họat động này, một số nước có qui định hàng nhập khẩu vào nước mình khi xuất khẩu có thể được cấp C/O giáp lưng trên cơ sở C/O gốc của nước xuất xứ. Theo qui chế cấp C/O ưu đãi hiện hành của Việt Nam: có một số C/O ưu đãi đặc biệt được cấp dưới dạng C/O giáp lưng. Khi gặp các C/O giáp lưng cấp theo qui tắc xuất xứ ưu đãi này, cần kiểm tra chặt chẽ về các điều kiện qui định về vận chuyển trực tiếp.
1.3.2.8.5 Các mẫu C/O hiện đang áp dụng tại Việt Nam - C/O cấp theo qui tắc xuất xứ không ưu đãi:
+ C/O mẫu B (cấp cho hàng XK).
+ C/O cho hàng cà phê (theo qui định của Tổ chức cà phê thế giới)...
- C/O cấp theo qui tắc xuất xứ ưu đãi:
+ C/O mẫu A (cấp cho hàng XK đi các nước cho hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP).
+ C/O mẫu D (thực hiện hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT giữa các nước ASEAN).
+ C/O mẫu E (ASEAN – Trung Quốc); + C/O mẫu AK (ASEAN – Hàn Quốc);
+ C/O mẫu S (VN-Lào; VN-Campuchia) + C/O hàng dệt thủ công mỹ nghệ (VN-EU)…
Nguồn: http://www.covcci.com.vn/index.aspx?sModule=addmodule&stypeid=46&spage=15
1.3.2.9 Thanh toán:
1.3.2.9.1 Phương thức chuyển tiền:
Sơ dồ 1.1 Sơ đồ qui trình chuyển tiền chung
Có hai hình thức chuyển tiền, đó là chuyển tiền trả trước và chuyển tiền trả sau. + Đối với hình thức chuyển tiền trả trước, người mua có thể chịu rủi ro nếu người bán nhận tiền nhưng không giao hàng hoặc giao hàng không đúng qui định.
+ Còn hình thức chuyển tiền trả sau thì người bán có thể gặp rủi ro nếu người mua sau khi nhận hàng mà không trả tiền hoặc trì hoãn việc trả tiền…
Sơ đồ 1.2: Quy trình chuyển tiền trả trước
Trong đó:
(1) Người mua đến NH người mua làm hồ sơ chuyển tiền trả cho người bán (2) Ngân hàng người mua tiếp nhận hồ sơ và chuyển tiền
(3) NH người bán nhận được tiền và "báo có" cho người bán (4) Người bán chuẩn bị và giao hàng cho người mua
Ngân Hàng phục vụ Người bán Ngân Hàng phục vụ Người mua Người mua Người bán (1) (2) (3) (4)
Sơ đồ 1.3: Quy trình chuyển tiền trả sau
Trong đó:
(1) Người bán giao hàng và chứng từ hàng hóa cho người mua (2) Người mua nhận hàng và làm thủ tục chuyển tiền cho người bán (3) NH người mua tiếp nhận hồ sơ và chuyển tiền cho NH người bán (4) NH người bán nhận được tiền thì "báo có" cho người bán
Khi có một khách hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định thì gọi là chuyển tiền của ngân hàng.
Để thực hiện việc chuyển tiền thì ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở nước người thụ hưởng.
Phương thức chuyển tiền ít được sử dụng trong thanh toán thương mại quốc tế. Nó được sử dụng chủ yếu trong thanh toán phi mậu dịch, cũng như các dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá như cước vận tải, bảo hiểm, bồi thường…
1.3.2.9.2 Phương thức nhờ thu: Sơ đồ 1.4 Quy trình nhờ thu Sơ đồ 1.4 Quy trình nhờ thu
Trong đó: 1. Giao hàng và chứng từ Ngân Hàng phục vụ Người bán Ngân Hàng phục vụ Người mua Người mua Người bán (2) (3) (4) (1)
2. Lập hối phiếu và viết chỉ thị nhờ thu 3. Lập thư ủy thác nhờ thu, hối phiếu
4. Xuất trình hối phiếu để yêu cầu thanh tóan
5. Người NK tiến hành trả tiền hoăc chấp nhận trả tiền. Người xuất khẩu sau khi hoàn thành nhiệm vụ xuất chuyển hàng hoá cho người nhập khẩu thì uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình, thu hộ số tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra.
Các thành phần chủ yếu tham gia phương thức thanh toán này như sau: - Người xuất khẩu.
- Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu.
- Ngân hàng đại lý của ngân hàng phục vụ người xuất khẩu (đó là ngân hàng quốc gia của người nhập khẩu).
- Người nhập khẩu.
Phương thức nhờ thu được phân ra làm hai loại như sau:
- Nhờ thu phiếu trơn: Người xuất khẩu sau khi xuất chuyển hàng hoá, lập các chứng từ hàng hoá gửi trực tiếp cho người nhập khẩu (không qua ngân hàng), đồng thời uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra.
Phương thức thanh toán này ít được sử dụng trong thanh toán thương mại quốc tế vì nó không đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu.
- Nhờ thu kèm chứng từ: là phương thức trong đó người xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu, không những chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá, gửi kèm theo với điều kiện là người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn, thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ hàng hoá để đi nhận hàng.
Theo phương thức này ngân hàng không chỉ là người thu hộ tiền mà còn là người khống chế bộ chứng từ hàng hoá. Với cách khống chế này quyền lợi của người xuất khẩu được đảm bảo hơn.
1.3.2.9.3 Phương thức tín dụng chứng từ:
Trong đó:
(1) Người mua đến NH người mua làm thủ tục xin mở L/C, ký qũi (2) NH mở L/C xem xét hồ sơ, mở L/C và thông báo cho NH thông báo (3) NH thông báo kiểm tra L/C và thông báo cho người xuất khẩu (4) Người xuất khẩu kiểm tra L/C và giao hàng cho người mua
(5) Người xuất khẩu hoàn tất chứng từ và xuất trình cho NH thông báo (6) Nếu chứng từ hợp lệ thì NH thông báo chuyển chứng từ cho NH mở L/C để đòi tiền.
(7) Ngân hàng mở L/C thông báo cho người nhập khẩu có bộ chứng từ và đòi nốt tiền hàng còn lại.
(8) Người mua đến NH mở L/C nộp nốt tiền và nhận bộ chứng từ chứng từ để làm thủ tục nhập hàng.
(9) NH mở L/C chuyển tiền cho NH thông báo (10) NH thông báo báo “Nợ” cho người bán
Tín dụng thư là văn bản pháp lý trong đó ngân hàng mở tín dụng thư cam kết trả tiền cho người xuất khẩu, nếu như họ xuất trình đầy đủ bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung của thư tín dụng đã mở.
Thư tín dụng được hình thành trên cơ sở hợp đồng thương mại, tức là phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu của hợp đồng để người nhập khẩu làm thủ tục yêu cầu ngân hàng mở thư tín dụng. Nhưng sau khi đã được mở, thư tín dụng lại hoàn toàn
(2) (3) NGÂN HÀNG THÔNG BÁO NGÂN HÀNG MỞ L/C NGƯỜI XUẤT KHẨU NGƯỜI NHẬP KHẨU (10) (4) (1) (7) (5) (8) (6) (9)
độc lập với hoạt động thương mại đó. Điều đó có nghĩa là khi thanh toán, ngân hàng chỉ căn cứ vào nội dung thư tín dụng mà thôi.
Các loại thư tín dụng chủ yếu là:
- Thư tín dụng có thể huỷ ngang: Đây là loại thư tín dụng mà sau khi đã được mở thì việc bổ sung sửa chữa hoặc huỷ bỏ có thể tiến hành một cách đơn phương.
- Thư tín dụng không thể huỷ ngang: Là loại thư tín dụng sau khi đã được mở thì việc sữa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ chỉ được ngân hàng tiến hành theo thoã thuận của tất cả các bên có liên quan. Trong thương mại quốc tế thư tín dụng này được sử dụng phổ biến nhất.
- Thư tín dụng không thể huỷ bỏ có xác nhận: Là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, được một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng.
- Thư tín dụng chuyển nhượng: Là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, trong đó quy định quyền của ngân hàng trả tiền được trả hoàn toàn hay trả một phần của thư tín cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên.
1.3.2.9.4 Phương thức COD & CAD
CAD Cash against documents , hay COD: Cash on delivery là phương thức thanh toán trong đó tổ chức nhập khẩu dựa trên cơ sở hợp đồng ngọai thương sẽ yêu cầu ngân hàng bên xuất khẩu mở một tài khoản tín thác (Trust account) để thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu xuất trình đầy đủ chứng từ theo thỏa thuận.
Nguồn:
http://thanhai.wordpress.com/2008/01/19/cac-ph%C6%B0%C6%A1ng-th%E1%BB%A9c- thanh-toan-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF-trong-kinh-doanh/
1.3.2.10 Khiếu nại hàng hoá (nếu có) ./.
Trong trường hợp hàng hóa bị tổn thất, kém phẩm chất, sai qui cách ... thì tiến hành khiếu nại bên liên quan theo như hợp đồng ký kết.
1.3.3 Sơ đồ qui trình xuất khẩu hàng hóa chung
Nguồn:
http://www.hungthinhfishsauce.com.vn/index.php?option=com_content&view=arti cle&id=51&Itemid=61&lang=vi
Diễn giải sơ đồ:
(1) - Người nhập khẩu liên hệ người xuất khẩu để hỏi giá, xin chào giá, ký hợp đồng mua bán.
(2) - Người nhập khẩu liên hệ Ngân hàng của mình để mở L/C
(3) - Ngân hàng người nhập khẩu thông báo cho Ngân hàng người xuất khẩu về việc người nhập khẩu đã mở L/C.
(4) - Ngân hàng người xuất khẩu thông báo cho người xuất khẩu bên mua đã mở L/C của hợp đồng đã ký.
(5) - Người xuất khẩu liên hệ hãng tàu biển để đặt chỗ book container (6) - Hãng tàu gửi xác nhận đặt chỗ book container cho người xuất khẩu.
(7) - Người xuất khẩu làm thủ tục xuất khẩu và giao hàng cho hãng tàu chuyên chở hàng .
(8) - Người xuất khẩu hòan thành bộ chứng từ thanh tóan gửi cho Ngân hàng bên mình.
(9) - Ngân hàng của người xuất khẩu gửi bộ chứng từ cho Ngân hàng của người nhập khẩu và yêu cầu thanh tóan.
HÃNG TÀU BÊN NGƯỜI XUẤT NGÂN HÀNG NGƯỜI NHẬP KHẨU NGƯỜI NHẬP KHẨU HÃNG TÀU BÊN NGƯỜI NHẬP NGƯỜI XUẤT KHẨU NGÂN HÀNG NGƯỜI XUẤT 2 3 5 6 8 1 7 9 10 12 15 14 11 4 13
(10) - Ngân hàng của người nhập khẩu chuyển tiền thanh tóan tiền hàng cho Ngân hàng của người xuất khẩu.
(11) - Ngân hàng của người xuất khẩu gửi giấy báo cho người xuất khẩu về việc Ngân hàng của người mua thanh tóan tiền hàng.
(12) - Ngân hàng của người nhập khẩu thông báo bộ chứng từ đã về cho người nhập khẩu biết.
(13) - Người nhập khẩu thanh tóan tiền với Ngân hàng và nhận bộ chứng từ đi nhận hàng.
(14) - Người nhập khẩu liện hệ hãng tàu chuyên chở để làm thủ tục nhận hàng (15) - Người vận chuyển (hãng tàu) giao hàng cho người mua.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG ĐỒ DÙNG NHÀ BẾP BẰNG THÉP KHÔNG GỈ TẠI
CÔNG TY TNHH ĐÔNG NAM
2.1/ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH ĐÔNG NAM 2.1.1 Thông tin chung về công ty TNHH Đông Nam 2.1.1 Thông tin chung về công ty TNHH Đông Nam
Công ty TNHH Đông Nam tên tiếng Anh là: DONG NAM CO.,LTD. Địa chỉ: DT743, Kp Chiêu Liêu, P.Tân Đông Hiệp, Tx.Dĩ An, BDương Điện thoại: 84-650-3740888 _ 3740889 Fax: 84-650-3740887
E-mail: aa5624@hcm.fpt.vn
Website: www.dongnamsts.com.vn
Hình 2.1: Hình ảnh công ty TNHH Đông Nam nhìn từ ngòai
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển.
Vào năm 1995, hợp tác xã cơ khí Lý Thường Kiệt liên doanh với công ty Dong Nam Koreavà thành lập nên Công ty TNHH Liên Doanh Đông Nam.
Tên công ty: Công ty TNHH Liên Doanh Đông Nam
Địa chỉ: 3-5 Đường Phú Hòa, Quận Tân Bình, TP HCM Lúc mới thành lập, công ty có các đặc điểm sau:
Tổng số vốn ban đầu là: 1,587,330.00 USD
Vốn nước ngoài góp là 1,042,201.00 USD, tức chiếm 66% vốn góp.
Vào thời điểm này, công ty có khoảng 300 người.
Vào tháng 5/2000, nhằm mục đích mở rộng dự án kinh doanh của mình, Công ty TNHH Liên Doanh Đông Nam đã chuyển địa điểm sản xuất kinh doanh từ quận Tân Bình, TP HCM về huyện Dĩ An, Bình Dương. Đồng thời, bên đối tác Việt Nam cũng chuyển nhượng vốn của mình cho bên nước ngoài. Vì vậy, ngày 18/09/2000 công ty chuyển từ hình thức liên doanh sang hình thức 100% vốn nước ngoài, lấy tên là: Công ty TNHH Đông Nam. Lúc này, vốn đầu tư của công ty đã tăng lên đến 4,000,000 USD (do việc mở rộng nhà máy và quy mô sản xuất) theo giấy phép điều chỉnh số 1007A/GPĐC 1-BKH-BĐ. Và đến ngày 20 tháng 10 năm 2009, thực hiện việc đăng ký lại doanh nghiệp theo Luật Doanh Nghiệp số 60/2005/HQ11, công ty được UBND Tỉnh Bình Dương cấp giấy chứng nhận đầu tư số 461043000585 và doanh công ty chuyển thành công ty TNHH một thành viên và trụ sở công ty ở đường DT743 Khu phố Chiêu Liêu, Phường Tân Đông Hiệp, Thị xã Dĩ An, Bình Dương. Lúc này tổng vốn đầu tư của công ty là 14,000,000 USD.
Tổng số lao động của công ty đã tăng lên đến 500 người, do ông Eui Sup Buyn (người Hàn Quốc) làm Tổng Giám Đốc công ty. Trong quá trình phát triển, công ty đã không ngừng mở rộng đầu tư, đến năm 2001, tổng vốn đầu tư của công ty tăng lên đến 6,000,000 USD, trong đó vốn pháp định là 1,800,000 USD (theo giấy phép điều chỉnh số 1007A/GPĐC2-BKH-BD, ngày 10/08/2001).
Bên cạnh thế mạnh về nguồn vốn, thì nguồn nhân lực cũng là một trong những yếu tố giúp công ty phát triển vững mạnh. Đến nay, số lượng công nhân viên của công ty lên đến khoảng 1,200 người, trong đó có khoảng 50 nhân viên Văn phòng (chiếm tỷ lệ 4.17%), có trình độ Cao đẳng trở lên; và 30 Kĩ Sư có trình độ kĩ thuật cao (chiếm 2.50%); còn lại là công nhân có trình độ phổ thông trở lên.
Nguồn:Báo cáo thống kê, Phòng Hành chính-Nhân sự năm 2010 2.1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Công ty có chức năng:
o Sản xuất để xuất khẩu các mặt hàng đồ dùng nhà bếp, đồ chơi dụng cụ nhà bếp bằng thép không gỉ…
o Nhập khẩu nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị để phục vụ cho việc sản xuất.
o Xây dựng, thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty đúng như nội dung đã đăng ký với Nhà nước.
o Tạo nguồn vốn kinh doanh ngày càng phong phú.
o Không ngừng nâng cao khả năng sản xuất kinh doanh, áp dụng Khoa học- Kĩ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
o Tuyển chọn thuê mướn lao động, bố trí sử dụng đào tạo lao động hoặc cho thôi việc theo đúng điều luật của bộ luật lao động Việt Nam.
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban
Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Nguồn:Phòng hành chính-Nhân sự
2.1.2.2.1. Tổng Giám Đốc
Tổng Giám Đốc là người đứng đầu công ty, có nhiệm vụ quản lý chiến lược hoạt động cho công ty và chi phí kinh doanh. Đồng thời, cũng là người đại diện của công ty về các hoạt động kinh doanh của công ty trước pháp luật.
2.1.2.2.2. Ban Giám Đốc
Người được Tổng Giám Đốc ủy quyền quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty, lập kế hoạch sản xuất sản phẩm, kinh doanh xuất nhập khẩu, đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại, quyết định chi phí dưới 1 tỷ VND. Hàng ngày