Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sơn động (Trang 50 - 54)

- Tình hình kinh tế trong nước và Thế giới diễn biến phức tạp, giá vàng

3.3.2Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Hoàn thiện các văn bản về cho vay:

Để hoàn thiện cơ chế tín dụng hiện nay, Ngân hàng Nhà nước chỉ nên ban hành một số ít văn bản mang tính chất khung pháp lý chung tổng hợp tất cả các qui định về loại hình hoạt động tín dụng, thay thế toàn bộ văn bản đã ban hành trước đây, không nên bổ sung sửa chữa văn bản cũ cho dù nó có còn nhiều phù hợp thì sẽ được chuyển nguyên xi sang văn bản mới, có vậy mới dễ và tiện cho người thực hiện. Các văn bản qui định nên ở khung pháp lý chung, không nên quá chi tiết để dẫn đến việc can thiệp sâu vào hoạt động của các tổ chức tín dụng và vừa khó thực hiện, về vấn đề này, thời gian qua chúng tá đã có những chuyến biến tích cực trong việc trong việc nới lỏng chính sách lãi suất, từ chỗ quy định cụ thể mức lãi suất cho từng loại (theo thời gian và đối tượng xin vay...) tiến tới quy định khung lãi suất và hiện nay đang áp dụng quy định về "trần" lãi suất của Thống đốc. Tuy nhiên việc thực hiện theo "trần" lãi suất đã và đang gây trở ngại, bỏ sót việc đưa vốn tới các dự án có mức rủi ro cao nhưng lại nhiều khả năng sinh lời lớn, lâu dài (như một số dự án đầu tư vào nông nghiệp, nuôi trồng, chế biến nông sản phẩm...). Ngược lại không ít dự án, phương án có mức rủi ro thấp, sinh lời không cao, nhưng lại tạo được nhiều

việc làm... lại khó tiếp cận được với ngân hàng (dự án trồng rừng, thuỷ nông, đường xá, gia công hàng xuất khẩu...). Trần lãi suất không phản ánh đúng quan hệ cung cầu vốn của nền kinh tế, chưa bao quát đủ mức rủi ro tiền tệ thông thường. Trần lãi suất gò bó tính chủ động linh hoạt trong kinh doanh của từng ngân hàng thương mại, khó có thể giải quyết hài hoà cả ba lợi ích thường xuyên mâu thuẫn nhau: giữa người vay, trung gian ngân hàng và người đầu tư. Ngoài ra, trần lãi suất cố định tạo ra nguy cơ rủi ro tín dụng khi có tỷ giá biến động do nó không cho ngân hàng khả năng linh hoạt hoá lãi suất để giảm thiểu thua thiệt do tỷ giá biến động gây ra. Do đó hướng giải quyết ở đây là, không chỉ dừng lại ở việc áp dụng trần lãi suất mà tiến tới chúng ta cần tiến hành thả nổi lãi suất. Tất nhiên đây là một vấn đề không đơn giản, nó chỉ có thể thực hiện khi nền kinh tế đủ mạnh và ổn định và các chính sách, chế độ của ngành ngân hàng và các ngành liên quan được điều chỉnh cho phù hợp, đồng bộ.

Về cơ chế cho vay vốn chỉ nên có hai thể lệ tín dụng ngăn hạn và thế lệ tín dụng trung và dài hạn. Hai văn bản này phải đạt được yêu cầu là khung quy định chung cho tất cả các loại hình cấp tín dụng cả bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ như cho vay trực tiếp, chiết khấu thương phiếu, bảo lãnh, cho thuê tài chính, hợp vốn và các hình thức khác, văn bản này bao gồm cả những quy định riêng cho loại hình tín dụng ưu đãi; trong hai thể lệ tín dụng này phải có quy định mở cho các tổ chức tín dụng có điều kiện nghiên cứu phát triển thêm nghiều sản phẩm mới trong hoạt động tín dụng ngân hàng và trách nhiệm của các tổ chức tín dụng phải báo cáo xin ý kiến Ngân hàng Nhà nước về phát triển sản phẩm mới, cũng như quy trình nghiệp vụ của tổ chức tín dụng mình cho loại sản phẩm này, thể lệ tín dụng mới phải thể hiện rõ được quy trình kiểm tra, kiểm soat, trách nhiệm dân sự và sử lý vi phạm hợp dồng theo pháp luật.

Tăng cường hiệu quả các hoạt động thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng.

Trong mọi thời kỳ, Ngân hàng Nhà nuớc có nhiệm vụ quản lý, giám sát hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, lành mạnh hoá môi trường hoạt động tín dụng và có những hỗ trợ cần thiết. Trong thực tế thì thanh tra ngân hàng thời gian qua chỉ xuất hiện khi " sự đã rồi", chỉ có tác dụng kiểm tra tại chỗ nhằm giảm bớt các tổn thất chứ không " giám sát từ xã" nhằm ngăn ngừa các tổn thất.

Để tăng cường hiệu quả hoạt động thanh tra thời gian tới cần:

-Phân công, sắp xếp lại hoạt động của ác cơ quan và cán bộ thanh tra, tránh phân tán, chồng chéo và kém hiẹu quả. Cụ thể: Vụ các định chế tài chính và Vụ quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước trung ương cần thống nhất

với nhau trong việc kiểm soát qui chế quản lý các hoạt động ngoại hối, cũng như cấp giấy phép giao dịch thanh toán quốc tế. Đồng thời thanh tra và phòng quản lý các tổ chức tín dụng của các chi nhánh Ngân hàng nhà nước địa phương cũng cần phối hợp chặt chẽ, tổng hợp ttin của ngân hàng thương mại cơ sở trên địa bàn lên mạng máy tính nhằm có thẻ thực hiện được chức năng của hai tổ chức mà không bị chồng chéo.

- Chỉ đạo các ngân hàng thương mại hoàn thiện một số tiêu chuẩn nhất định tạo điều kiện giám sát từ xa có hiệu quả, cụ thể: yêu cầu các ngân hàng thương mại thực hiện nghiêm chỉnh chế độ thông tin báo cáo, yêu cầu các ngân hàng thương mại báo cáo các chỉ tiêu thống kê ngoài cân đối và các cam kết ngoại bảng, bắt buộc các ngân hàng thương mại phải hoạt động trên cơ sở số vốn góp đầy đủ theo quy định, phải có hệ thống kiểm soát nội bộ...

- Thường xuyên phân tích, nhận định tình hình, đặc biệt khi trong nước và khu vực có những biến động kinh tế tài chính lớn, nhằm thực hiện thanh tra đối với các ngân hàng thương mại thuộc diện đáng nghi ngờ do chịu những ảnh hưởng bất lơị.

- Đối với việc giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại cần ban hành quy chế giám sát về các mặt: tình hình chấp hành pháp luật ngân hàng, tình hình chất lượng tài sản có sự phù hợp về cơ cấu tài sản Có và tài sản Nợ, tình hình khả năng thanh toán và khả năng sinh lời, khả năng sinh lời.

Tổ chức thông tin tín dụng có hiệu quả:

Có thể nói, thông tin do Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC) cung cấp thời gian qua là quá nghèo nàn so với nhu cầu thông tin nhằm quản lý và nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại Bắc giang, chưa kể các thông tin này còn thiếu tính kịp thời và đa dạng. Đó là do: một mặt, quan hệ kinh doanh ngân hàng- khách hàng không khuyên khích ngân hàng tiết lộ với các cơ quan Nhà nước cùng như rộng rãi giới kinh doanh về tình hình dư nợ, cũng như các khoản nợ có vấn đề của khách hàng của mình, do vậy mà các ngân hàng khá dè dặt trong việc đăng ký trở thành thành viên của CIC cũng như cung câp thôngtin đầy đủ cho CIC; mặt khác, điều kiện hiện nay chưa cho phép CIC có thể tạo thành một mạng thông tin hoàn hảo, cập nhật được hệ thống chỉ tiêu về doanh nghiệp đầy đủ theo yêu cầu của các ngân hàng thương mại trên địa bàn (thiếu các điều kiện kỹ thuật, thiết bị, kinh phí, trình độ cán bộ...) do vậy ngân hàng thương mại vẫn phải tìm kiếm thông tin bên ngoài nhằm đánh giá đúng khách hàng của mình.

Thời gian tới, để CIC có thể trở thành nguồn thông tin hữu ích cho các ngân hàng thương mại trong các quan hệ tín dụng với khách hàng cần phải thực hiện một số giải pháp sau:

- Trước hết, CIC cần phối hợp với các cơ quan chủ quản nhằm tư vấn, thông báo các nhu cầu về vốn chưa được được đáp ứng, đồng thời đề xuất hướng đáp ứng các nhu cầu này với các ngân hàng thương mại. Điều này sẽ khích thích đối với các ngân hàng thương mại trong việc tham gia CIC.

- CIC nên cung cấp thông tin khi các tổ chức tín dụng thực sự cần thông tin của CIC, nhằm phát huy được hiệu quả của nguồn thông tin mà CIC thu thập được. Muốn vậy, yêu cầu CIC phải tăng cường đối tượng cũng như pham vị thu thập thông tin.

- Cần hoàn hảo các điều kiện để CIC có thể hoạt động có hiệu quả như: điều kiện về đội ngũ dân sự (đào tạo lại, đặc biệt là kiến thức về công nghệ, thông tin cũng như kiến thức ngân hàng hiện đaị...) điều kiện vật chất, thiết bị, về mạng lưới hoạt động, phân phối và lưu trữ thông tin.

Tăng cường hỗ trợ đối với các ngân hàng thương mại:

Riêng đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp là ĩnh vực chứa dựng nhiều rủi ro nhất do thiên tại, dịch hoạ, sự biến động của thị trường trong và ngoài nước, một bộ phận lớn khách hàng là các hộ nông dân dàn trải trên địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, hầu hết các món vay có giá trị nhỏ nên chi phí hoạt động ngân hàng lớn, những khó khăn đem lại sự bất lợi cho các Ngân hàng Nông nghiệp trong cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác. Nếu không tạo điều kiện cho Ngân hàng Nông nghiệp đủ sức tồn tại và phát triển thì cái thiệt không chỉ cho bản than hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp mà vấn đề ở chỗ suy yếu của hệ thông Ngân hàng Nông nghiệp sẽ khéo theo sự kém phát triển của kinh tê nông thôn, nơi có tiềm năng lao động lớn, nơi cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cung cấp lương thực, nông sản phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu của cả nước. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện các giải pháp sau:

Một là, về lãi suất đối với các tỉnh miền núi cần có chính sách lãi suất hợp lý cho nông nghiệp, nông thôn, sao cho phù hợp với đặc thù của sản xuất kinh doanh ở từng khu cực, môi trường kinh doanh của từng ngân hàng, quan tâm hỗ trợ vốn khi cần thiết ; đề nghị ngân sách sớm bù đắp đối với những loại vốn cho vay phục vụ các mục tiêu kinh tế theo chính sách... ưu tiên dành các khoản vốn từ nước ngoài tài trợ cho nông nghiệp nông thôn qua Ngân hàng Nông nghiệp

để cho vay bổ sung nguồn vốn tín dụng phát triển nông nhiệp và nông thôn. Hai là, Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng nông nghiệp ở miền núi hoạt động có hiệu quả hơn vì môi trờng nông nghiệp ở miền núi điều kiện kinh doanh còn khó khăn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sơn động (Trang 50 - 54)