Các tiêu chí đánh giá hiệu quả cho vay hộ sản xuất 1 Chỉ tiêu định tính

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sơn động (Trang 33 - 34)

I. Theo thời hạn cho vay:

2.3.1Các tiêu chí đánh giá hiệu quả cho vay hộ sản xuất 1 Chỉ tiêu định tính

2.3.1.1 Chỉ tiêu định tính

Thịphần và việc phát triển thị trường:

Phát triển thị trường, thị phần tại chi nhánh là công viêc khó khăn, thị phần của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Sơn Động ngày càng chiếm tỷ trọng nhỏ đi. Cụ thể: Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Sơn Động, thị phần nguồn vốn năm 2013 chiếm 73,0% giảm 2,4% so với năm 2012, nguyên nhân do lợi thế về lãi suất huy động của các tổ chức tín

dụng. Thị trường cho vay hộ sản xuất năm 2013 đã giữ vững và phát triển, chiếm 45,4% tăng 3,2% do với năm 2012.

Để giữ vững và mở rộng thị trường thị phần chi nhánh đã áp dụng nhiều giải pháp như: Đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại phục vụ cho nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay và công tác thanh toán vốn nhanh chóng an toàn, phục vụ khách hàng sử dụng các dịch vụ Agribank, giáo dục đạo đức nghề nghiệp, phong cách giao dịch theo đúng chuẩn mực văn hóa Agribank cho mọi cán bộ công nhân viên trong cơ quan để phục vụ khách hàng tốt nhất.

Việc thực hiện quy trình cho vay:

Trong công tác cho vay nói chung và cho vay hộ sản xuất nói riêng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Sơn Động đã thực hiện đúng quy trình cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, thực hiện cho vay phải đi đôi với nâng cao chất lượng cho vay và phải kiểm soát được các khoản vay. Trong cho vay chú trọng các dự án mới mang tính chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa trong lĩnh vực Nông nghiệp – Nông thôn như cho vay nuôi trâu bò đàn, nuôi lợn thịt, nuôi cá, nuôi ong mật, trồng gỗ nguyên liệu giấy… Ngoài ra, nhằm phục vụ cho chương trình phát triển công nghiệp và dịch vụ, thực hiện chuyển dịch cơ cấu đầu tư tăng tỷ trọng cho vay Nông nghiệp –Nông thôn, chi nhánh không cho vay đầu cơ kinh doanh bất động sản, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay phi sản xuất.

Mức độ chính xác trong việc thẩm định cho vay hộ sản xuất:

Nợ tiềm ẩn rủi ro ở nhóm 2 khá cao nên công tác thẩm định các khoản vay hộ sản xuất của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Sơn Động chưa được đánh giá cao. Việc thẩm định, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay còn chưa phát hiện được các trường sai sót của khách hàng.

Khả năng gia tăng uy tín của ngân hàng:

Bên cạnh nhu cầu vay vốn của các hộ sản xuất ngày càng cao thì việc uy tín của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Sơn Động ngày càng được gia tăng đã giúp số lượng khách hàng vay vốn là các hộ sản xuất ngày càng nhiều.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sơn động (Trang 33 - 34)