Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Sơn Động

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sơn động (Trang 42 - 48)

- Tình hình kinh tế trong nước và Thế giới diễn biến phức tạp, giá vàng

3.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Sơn Động

của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Sơn Động

Xây dựng chiến lược khách hàng hợp lý và có hiệu quả:

còn của các doanh nghiệp đặc biệt là hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ. Do đó, để ngày càng có nhiều khách hàng đến quan hệ giao dịch với mình, đặc biệt là các khách hàng lớn, có uy tín và triển vọng, đòi hỏi chi nhánh phải xây dựng cho mình một chiến lược khách hàng đúng đắn và có hiệu quả. Cụ thể:

- Chi nhánh có chính sách rõ ràng đối với các đối tượng khách hàng khác như quan tâm và ưu đãi đối với những khách hàng tốt: có uy tín đối với chi nhánh, có khả năng tài chính lành mạnh, có triển vọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, có đầy đủ giá trị đảm bảo cho khoản vay; hạn chế đối với những khách hàng xấu như có uy tín thấp, có khả năng tài chính yếu.

- Chi nhánh cần thu thập và phân tích các thông tin về khách hàng tiềm năng, qua đó giúp cho chi nhánh có thể giảm bớt thời gian, chi phí trong việc xem xét cho vay đối với khách hàng, mặt khác còn giúp chi nhánh xây dựng kế hoạch để lôi kéo, thu hút khách hàng có triển vọng tốt.

- Chi nhánh cần đa dạng hoá các hoạt động mở rộng số lượng và nâng cao chất lượng các dịch vụ cung ứng để tạo ra mối quan hệ nhiều mặt chặt chẽ đối với các khách hàng, qua đó giúp cho chi nhánh có điều kiện để thu thập thông tin về khách hàng, thực hiện việc giám sát các hoạt động cuả khách hàng và ngăn ngừa bớt các rủi ro cho vay.

Cần phải chuyển từ vị trí bị động sang vị trí chủ động trong hoạt động cho vay hộ sản

xuất:

Việc chuyển mạnh ngân hàng sang kinh doanh theo cơ chế mới đặt ra một vấn đề lớn cho các Ngân hàng thương mại đó là: các ngân hàng không thể ngồi yên một chỗ để chờ khách hàng đến đặt quan hệ mà phải chuyển từ vị trí bị động sang chủ động ở đây được xét ở hai quá trình; lựa chọn khách hàng và giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng.

Lâu nay trong thực tế thường xuất hiện tình trạng là khách hàng lựa chọn ngân hàng, ngân hàng thực hiện quan hệ tín dụng với hầu hết khách hàng đến với mình. Thực ra ở đây phải là quan hệ hai chiều: khách hàng lựa chọn ngân hàng và ngân hàng cũng lựa phải chọn khách hàng. Điều này rất quan trọng vì nó hạn chế rủi ro của ngân hàng, đảm bảo vốn cho vay ra được thu hồi đầy đủ, đũng hạn và có lãi, góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng cuả ngân hàng.

Khi lựa chọn khách hàng, Chi nhánh cần chú ý chọn những khách hàng hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, làm ăn có uy tín và sẵn lòng trả nợ đúng hạn. Việc lựa chọn khách hàng cần phải được thực hiện một cách chủ động (Nghĩa là nếu khách hàng nào làm ăn có hiệu quả và có uy tín thì chi

nhánh có thể chủ động đến đặt quan hệ tín dụng với khách hàng đó) chứ không phải bị động, cứ ngồi chờ khách hàng đến gõ cửa xin vay, khi đó mới xem xét cho vay hay không. Có một vấn đề cần lưu ý là việc lựa chọn khách hàng không chỉ áp dụng đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh mà áp dụng cho mọi thành phần kinh tế, nghĩa là đơn vị đó kinh doanh có hiệu quả, trả nợ sòng phẳng.

Trong quá trình cho vay, chi nhánh phải chuyển từ vị trí bị động sang vị trí chủ động, nghĩa là phải giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng, từ đó mới có thể phát hiện kịp thời những tình huống có vấn đề và nguyên nhân của nó, trên cơ sở đó có thế giúp cho chi nhánh đề ra biện pháp khắc phục hoặc có biện pháp bảo toàn vốn cho vay của mình. Ví dụ như khi theo dõi một khách hàng có một dự án sản xuất nhỏ nếu thấy trong quá trình hoạt động có sự giảm sút nhưng mới ở bước đầu chưa thu đựơc hiệu quả (do máy móc thiết bị còn lạc hậu) hoặc bước đầu đi vào sản xuất không bình thường có vấn đề, nó đòi hỏi chi nhánh phải có biện pháp tác động kịp thời. Tránh tình trạng biết các hộ vay vốn sử dụng sai mục đích dẫn đến kinh doanh không có hiệu quả và không có khả năng trả được nợ đúng hạn, mà chi nhánh lại cho vay thêm nợ mới để trả nợ cũ và cứ thế thì sẽ dẫn đến nguy cơ mất vốn của chi nhánh. Ớ đây vai trò của chi nhánh ngân hàng phải chủ động hơn, vì vốn mà chi nhánh cho vay sẽ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng, do đó chi nhánh cần phải sâu sát hơn với hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ vay vốn.

Áp dụng các biện pháp bù đắp rủi ro:

Trong cơ chế thị trường, rủi ro cho vay đối với các ngân hàng mang tính tất yếu và phổ biến. Các chuyên gia ngân hàng đã đề cập rất nhiều đến vần đề rủi ro trong kinh doanh ngân hàng dưới nhiều khía cạnh khác nhau, có những rủi ro khách quan, có những rủi ro chủ quan, có những rủi ro do cơ chế, đạo đức của cán bộ ngân hàng... ở đây, em xin đề cập đến vần đề rủi ro thuộc phía cho vay đối với hộ sản xuất và làm thế nào để đảm bảo an toàn trong kinh doanh ngân hàng khi rủi ro xảy ra.

Thực trạng hiện nay, khi hộ sản xuất gặp rủi ro, do thiên tai bất khả kháng dẫn đến tình trạng không có khả năng trả nợ ngân hàng, tuỳ theo tính chất của từng loại rủi ro, chi nhánh có thể sử dụng các biện pháp khác nhau như cho gia hạn, bán tài sản thế chấp, khoanh nợ..., và cuối cùng là bù đắp bằng quỹ " bù đắp rủi ro " theo luật các tổ chức tín dụng thì tổ chức tín dụng phải dự phòng rủi

ro và khoản dự phòng rủi ro phải được hạch toán vào chi phí (Điều 82- dự phòng rủi ro tín dụng). Đồng thời tại điều 87- các quỹ qui định: hàng năm tổ chức tín dụng phải trích từ lợi nhuận sau thuế để lập và duy trì quỹ dự phòng bổ sung vốn đièu lệ và các quỹ khác theo qui định của pháp luật. Nhưng quỹ bù đắp rủi ro không phải luôn luôn và bao giờ cũng là "phao cứu sinh" của các ngân hàng thương mại, mà quỹ này cũng có những hạn chế nhất định.

Quỹ này được hình thành từ lợi nhuận của các NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI nên không phát huy được tính tương trợ giữa các ngân hàng thương mại không cùng một hệ thống.

Để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng thì việc hình thành quỹ bù đắp rủi ro là cần thiết và cấp bách. Bên cạnh đó để khắc phục hạn chế của quỹ này, các ngân hàng thương mại có thể tham gia bảo hiểm đối với các khoản cho vay (gọi là bảo hiểm cho vay). Bảo hiểm cho vay có ưu điểm rất lớn:

+ Bảo hiểm cho vay có nhiệm vụ bồi thường cho NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI khi có rủi ro xảy ra theo quy định, ngoài ra bảo hiểm cho vay còn có nhiệm vụ phối hợp với các ngành hữu quan tổ chức các biện pháp để đề phòng, ngăn chặn, hạn chế các tổn thất xảy ra đảm bảo an toàn cho công ty bảo hiểm cũng như cho các NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

+ Bảo hiểm cho vay thu hút được nhiều khách hàng tham gia bảo hiểm nên có khả năng thnh toán nhanh, kịp thời, bù đắp khi có tổn thất lớn, đồng phát huy được tính công đồng, tính tương trợ giưã các ngân hàng thương mại với nhau.

Qua thực tế ta thấy rằng, giải pháp tham gia bảo hiẻm rủi 10 tín dụng là một giải pháp mang tính nguyên tắc cần phải có trong kinh doanh tín dụng. Nhưng trong điều kiện nước ta hiện nay, hoạt động bảo hiểm tín dụng chưa được hình thành nên không thể chuyển toàn bộ rủi ro cho cơ quan bảo hiểm, kể cả trong trường hợp pháp sinh thêm chi phí. Để hạn chế rủi ro khi áp dụng giải pháp này, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Sơn Động có thể cùng với các tổ chức tín dụng khác lập ra công ty bảo hiểm trực thuộc ngành ngân hàng, hoạt động trong môi trường đầu tư của các tổ chức tín dụng, phục vụ trực tiếp cho kinh doanh tín dụng. Khi có rủi ro, công ty có thể đủ sức gánh chịu một phần trách nhiệm của mình, mà không gây ảnh hưởng đến mặt bằng kinh doanh của tổ chức tín dụng.

Công tác đào tạo và sử dụng cán bộ:

của nền kinh tế- xã hội và kể cả về chất lượng dịch vụ, hiệu quả hoạt động kinh doanh tiền tệ, cho vay của ngân hàng. Cần xây dựng được đội ngũ cán bộ giỏi, có thể đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Để có đội ngũ con người như vậy, trong công cuộc đổi mới của ngành ngân hàng, cán bộ ngân hàng phải là những người có tư cách phẩm chất chính trị vững vàng, trung thành với lý tưởng cách mạng, có trình độ chuyên môn vững vàng, trung thành với lý tưởng cách mạng, có trình dộ chuyên môn và năng lực thực tiễn, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, gương mẫu trong đaọ đức, lối sống hay nói cách khác đi " tài" và " đức " cùng tồn tại trong người cán bộ ngân hàng. Họ phải là người am hiểu về kinh tế thị trường và hoạt động ngân hàng hướng về thị trường, giàu kinh nghiệm thực tiễn, chịu khó học hỏi, nghiên cứu để tăng cường khả năng dự báo phòng ngừa rủi ro. Tích cực học hỏi và nghiên cứu pháp luật, qui định của Nhà nước và các lĩnh vực liên quan, rèn luyện bản lĩnh thử thách, có đầy đủ kiến thức về tin học, ngoại ngữ để thực hiện nhanh chóng công việc và chuẩn xác. Quan trọng hơn, đó là khả năng giao tiếp, ứng sử các tình huống giao tiếp để từ đó nhận biết được sự trung thực, khách quan, đôi lúc cũng phải là những nhà " thám tử" tinh nhuệ khi tiếp xúc với đối tượng gian xảo, lừa đảo để bảo vệ tài sản của Nhà nước và của ngân hàng.

Để có được những con người như vậy, chi nhánh cần phải có chiến lược con người rõ ràng và năng động:

Thứ nhất, tiêu chuẩn hoá cán bộ, nhân viên ngân hàng, cụ thể về đạo đức,

tác phong, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cả về lý luận và thực tiên, trình độ về chính trị, pháp luật, khả năng giao tiếp, quản lý điều hành... Ví dụ như:

+ Cán bộ hoạch định chính sách: phải am hiểu về luật pháp, lý luận, thực tế nghiệp vụ chuyên môn ngân hàng, phải có kiến thức tổng hợp tốt...

+ Giám đốc điều hành: phải am hiểu luật pháp, chế độ, có năng lực quy tụ lực lượng để xử lý công việc mau chóng, chính xác, phải am hiểu về quy trình nghiệp vụ, năng động, sáng tạo trong xử lý tình huống.

Thứ hai, phải thường xuyên đào tạo, đào tạo lại cán bộ nhân viên để họ

đảm đương tốt công việc, kết quả các kỳ thi kiểm tra trình độ cán bộ nhân viên là cơ sở để tuyển dụng, đề bạt, phân công nhân viên cho phù hợp. Cần phải coi trọng đào tạo về pháp luật, lối sống tiết kiệm, tính năng động trong công việc.

Thứ ba, luôn luôn động viên khuyến khích nhân viên, thông qua thưởng

phạt vật chất, bổ nhiệm, đề bạt, cố gắng tạo điều kiện làm việc thuận lợi nhất giúp họ hoàn thành tốt công việc.

Để sử dụng cán bộ tín dụng có hiệu quả, chi nhánh cần chuyên môn hoá đối với từng cán bộ tín dụng.

Để tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng có thẻ hiểu biết khách hàng một cách sâu sắc, việc thay đổi cán bộ tín dụng phụ trách cho vay vốn khách hàng trong quá trình sắp xếp, phân công lại nhân viên cũng cần đặc biệt hạn chế. Chỉ nên thay đổi cán bộ tín dụng khi có những vấn đề ảnh hưởng không tốt đến quyền lợi của chi nhánh. Vì trong các thông tin về khách hàng có những thông tin không được lưu giữ bằng văn bản hay mọi phương tiện lưu tin nào khác trong đó những thông tin " mắt thấy, tai nghe " từ thực tế cơ sở kinh doanh của khách hàng đóng vai trò quan trọng, những thông tin được hình thành bằng " linh cảm" và cả trực giác của cán bộ tín dụng trong quá trình tiếp xúc, quan hệ với khách hàng. Khi bàn giao giữa cán bộ tín dụng, những thông tin trên có thể bị lãng phí.

Việc chuyên môn hoá đối với từng cán bộ tín dụng vẫn đảm bảo được khả năng đa dạng hoá đầu tư của chi nhánh để tránh rủi ro, khắc phục mâu thuẫn giữa chuyên môn hoá và đa dạng hoá, làm tăng chất lượng và độ tin cậy của các thông tin tín dụng tạo cơ sở cho việc xây dựng các mối quan hệ khách hàng lâu dài. Đồng thời giảm chi phí trong công tác điều tra tìm hiểu khách hàng, thẩm định và phân tích tín dụng, giám sát khách hàng trong quá trình sủ dụng tiền do ngân hàng cho vay.

Tăng cường tiếp cận với các hộ khách hàng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng:

Có thể nói rằng, cho đến nay trong suy nghĩ của một bộ phận dân cư trong xã hội còn hiểu chưa đầy đủ về ngành ngân hàng. Đối với họ dù đã hội đủ điều kiện vay vốn ngân hàng nhưng họ còn rất nhiều e ngại khi tiếp cận vay vốn ngân hàng, do thông tin họ nhận thức rất hạn chế. Một phần của nguyên nhân này là do ấn tượng về người cán bộ tín dụng thời bao cấp còn để lại trong tâm trí họ: thái độ hách dịch, cửa quyền... và điều không thể phủ nhận đó là tình trạng xuất hiện " cò cho vay" do lợi dụng sự thiếu hiểu biết của khách hàng vay vốn hoặc cũng có thể là do cán bộ tín dụng trực tiếp tham gia.

Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng được quyền lựa chọn ngân hàng để giao dịch, do đó chi nhánh cần cố gắng bằng nhiều biện pháp để thu hút các khách hàng đến gửi, vay tiền và thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác. Để cạnh tranh với các quỹ tín dụng nhân dân và ngân hàng khác trên địa bàn huyện Sơn Động thì việc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Sơn

Động sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng trên báo, đài để cho khách hàng hiểu rõ về mình là rất cần thiết.

Trên đây là những gỉai pháp thuộc về yếu tố chủ quan tức là bản thân Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Sơn Động phải cố gắng thực hiện, nếu yếu tố khách quan không thuận lợi thì chi nhánh sẽ không thực hiện tốt các biện pháp này. Vậy từ phiá Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước cần có những định hướng và giải pháp nào để đảm bảo cho các tổ chức tín dụng nói chung, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Sơn Động nói riêng nâng cao được hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất.

3.3 Kiến nghị

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sơn động (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w