Các định hướng tái cơ cấu nền kinh tế

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ THẾ GIỚI 2012 VÀ PHẢN ỨNG CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM (Trang 34 - 37)

PHẢN ỨNG CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM TRƯỚC XU THẾ KINH TẾ THẾ GIỚ

3.3.Các định hướng tái cơ cấu nền kinh tế

Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 11 cũng như các Kỳ họp Quốc hội gần đây đều đưa ra ý kiến về xác định 3 trọng tâm chính là : tái cấu trúc đầu tư, cơ cấu lại thị trường tài chính và tái cấu trúc doanh nghiệp (các doanh nghiệp nhà nước, tập đồn và tổng cơng ty).

Đây là nội dung mang tính trung tâm của quá trình cắt giảm thâm hụt ngân sách, trong tình trạng nợ cơng của Việt Nam đang tăng cao.

Việc tái cơ cấu đầu tư công phải đảm bảo 3 mục tiêu: bền vững, ổn định và hiệu quả.

Tổng đầu tư công, theo Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ, năm 2012 khơng tăng so với năm ngối, ở mức 180.000 tỉ đồng từ ngân sách và 45.000 tỉ đồng trái phiếu chính phủ. Trong khi đó, mức tăng tổng phương tiện thanh tốn được dự kiến 14-16%. Căn cứ tổng phương tiện thanh toán tháng 12-2011 là 2,87 triệu tỉ đồng, con số tăng tuyệt đối ước 400.000 - 460.000 tỉ đồng.

Trong bối cảnh phân tích ở chương trước: bối cảnh thế giới do châu Âu đang vật lộng với nợ công, đe dọa tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng thế giới, Trung quốc – nước có tiết kiệm đánh giá là dư thừa vốn đã lộ diện tảng bưng chìm về nợ cơng tại địa phương và nguy cơ vỡ bong bóng nhà đất – thì thiếu vốn là vấn đề quốc tế. Như vậy Việt Nam buộc phải điều chỉnh quy mô đầu tư công với tỷ lệ giảm tương xứng của tổng đầu tư xã hội (tổng đầu tư xã hội giảm từ mức 40% xuống 33 – 34% tức là giảm khoảng 20%).

Như vậy, chần phải điều chỉnh phân bổ đầu tư: giữa khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước., giữa các ngành / các lĩnh vực và các địa phương, phân bổ giữa duy tu, bảo dưỡng và xây dựng mới.

Thể hiện ở mặt: với những lĩnh vực có sự cạnh tranh tốt thì nhà nước cần đẩy nhanh quá trình thối vốn, sử dụng tiền thu được để trả nợ công và giúp các khu vực khác có động lực vận hành. Khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào hạ tầng cơ sở dưới các hình thức hơp tác công tư (PPP) để tạo tăng trưởng ổn định – đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp giúp ổn định giá lương thực .

Vấn đề phân bổ này đi liền với các vấn đề về quy hoạch: cân đối giữa không gian kinh tế: liên tỉnh, liên vùng; không gian hành chính: từng tỉnh: để đảm bảo tính kinh tế quy mô và hệ số cộng hưởng, đảm bảo tầm nhìn ở cấp quố gia; cũng như phải nâng cao năng lực xây dựng dự án với những quy trình phân tích chi phí – hiệu quả khoa học.

Vấn đề nâng cao hiệu quả của đầu tư công là việc phải thực hiện các cơng trình với chi phí thấp nhất nhằm cải thiện hiệu quả kỹ thuật. Điều này có thể thực hiện bằng phân tầng giám sát, minh bạch hóa đầu tư bằng đấu thầu cơng khai …

3.3.2. Tái cấu trúc hệ thống tài chính với trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương mại.

Mục tiêu này đã được đề ra từ năm 2011 và hiện đang được đẩy mạnh trong 2012 – SCB - Tín Nghĩa - Đệ Nhất chỉ là phát súng đầu tiên, như thống đốc Ngân hàng nhà nước tuyên bố, 5-8 ngân hàng sẽ sáp nhập trong năm 2012 thanh khoản sẽ phải xử lý để hỗ trợ các ngân hàng đó nhấn mạnh: “Các ngân

hàng quốc doanh và cổ phần lành mạnh là lực lượng chủ lực, với sự hỗ trợ thích hợp của Nhà nước về cơ chế, chính sách, nguồn lực. Nhưng điều đó khơng đồng nghĩa Nhà nước bao cấp toàn bộ. Tổn thất và chi phí trong quá trình xử lý yếu kém cần phải được chia sẻ hợp lý giữa các bên có liên quan (nhà nước, chủ sở hữu, nhà đầu tư và người gửi tiền) theo quy định pháp luật”. (Nguồn: Lao Động).

Sau những biện pháp mạnh tay ngăn chặn cuộc đua lãi suất, những ngân hàng thiếu thanh khoản đã dần lộ diện, đặc biệt, một phần không nhỏ mà các ngân hàng nắm giữ chính là bất động sản (chủ yế thông qua tài sản thế chấp). Các ngân hàng nhỏ khát vốn đã đẩy lãi suất liên ngân hàng tăng vọt và dần dần tọa một vịng xốy về rủi ro trên thị trường này, khiến ngân hàng nhà nước đưa ra cân nhắc tăng dự trữ bắt buộc để có nguồn hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng nhỏ mà không cần tăng cung tiền gây lạm phát.

Mặt khác Ngân hàng nhà nước cũng đang giám sát các ngân hàng lớn để họ tăng cường cho vay sản xuất, kích thích phát triển, tránh việc ngân hàng lớn đắc lợi thay vì chia sẻ lợi ích với doanh nghiệp trong giai đoạn khỏ khăn như năm vừa rồi.

Các bước thực hiện lành mạnh hóa sẽ bắt đầu từ kiểm sốt và sát nhập những ngân hàng có danh mục tài sản xấu, có cơ cấu tài sản chênh lệch kỳ hạn mà từ đó có thể tạo nên rủi ro và phát sản; những ngân hàng quá yếu kém sẽ bị quốc hữu hóa hoặc đặt dưới sự quản lý của nhà nước, Nhà nước sẽ dung nguồn lực của mình để làm sạch bảng cân đối tài sản, sau khi nền kinh tế lắng dịu và hoạt động trở lại bình thường, các ngân hàng bị quốc hữu hóa có thể được bán lại cho khu vực tư nhân.

Vấn đề này cũng liên quan trực tiếp đến yếu tổ phân bổ nguồn lực cho tăng trưởng dài hạn như đã phân tích ở trên.

Tuy nhiên, việc hệ thống tài chính và ngân hàng chỉ có thể trở thành thực sự lành mạnh nếu đi đôi với tái cơ cấu doan nghiệp.

3.3.3. Tái cơ cấu doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đồn, tổng cơng ty Nhà nước.

Qua việc tái cơ cấu doanh nghiệp sẽ giúp tăng tiết kiệm ròng (thực chất là giảm thâm hụt rịng của khu vực này,qua đó, giảm thâm hụt thương mại và thâm hụt vãng lai giúp ổn định tỷ giá và giảm bớt sức ép của lạm phát. Nâng cao hiệu quả của khối doanh nghiệp cần lưu ý đầu tiên ở khu vức các doanh nghiệp lạm dụng đòn bầy tài chính dẫn đến tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu hay tổng tài sản ở mức cao, dẫn đến rủi ro cao (những doanh nghiệp đang được ưu tiên trong tiếp cận tín dụng của ngân hàng).

Trước mắt, những doanh nghiệp nợ nần nhiều cần phải bán bớt tài sản – bắt đầu từ những tài sản trong lĩnh vực kinh doanh không cốt lõi, để giảm tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu xuống dưới mức an tồn.

Các doanh nghiệp nhà nước nói chung và các tập đồn, tổng cơng ty nói riêng cần phải: cơng khai, minh bạch thông tin các hoạt động của DNNN, với những tiêu chuẩn khắt khe về tình hình sản xuất, tài chính, mục tiêu kinh doanh, lợi nhuận hàng năm theo các chuẩn mực đang áp dụng cho các công ty đang niêm yết trên thị trường chứng khốn hiện nay; xóa bỏ mọi ưu đãi về tiếp cận tín dụng, lợi thế độc quyền, quyền kinh doanh, tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đất đai, tiếp cận thông tin, đặc biệt là thông tin quy hoạch và hoạch định chính sách; khiên quyết không khoanh nợ, dãn nợ cho các doanh nghiệp nhà nước, không nhận trả nợ, xử lý thay đối với các khoản vay của doanh nghiệp nhà nước, cần phải sẵn sang thả cho DNNN phá sản trong trường hợp mất khả năng thanh khoản; tiếp tục lộ trình mở cửa trong các ngành còn độc quyền nhà nước. Đặc biệt là sớm tái cơ cấu điện và kinh doanh xăng dầu.

Nhà nước cần hạn chế tối đa sự có mặt của mình trong các lĩnh vực sản xuất và chỉ duy trì các tập đồn kinh tế lớn (sở hữu nhà nước hoặc hỗn hợp nhà nước – tư nhân) trong trường hợp: tác tập đồn này có tính quy mơ trong lĩnh vực mà tập đồn đang hoạt động, đóng góp vào sự mở rộng thị trường quốc tế, thể hiện khả năng bắt kịp về năng suất với thế giới, có khả năng nâng cấp trình độ cơng nghệ trực tiếp hoặc thơng qua hiệu ứng lan tỏa đến các doanh nghiệp khác.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ THẾ GIỚI 2012 VÀ PHẢN ỨNG CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM (Trang 34 - 37)