Các vấn đề về thương mại và đầu tư khác

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ THẾ GIỚI 2012 VÀ PHẢN ỨNG CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM (Trang 25 - 28)

2012, Washington, D.C Jannuary tr2.

2.5.Các vấn đề về thương mại và đầu tư khác

2.5.1. Thương mại mất đà tăng trưởng: giá cả hàng hóa biến động mạnh, xu hướng bảo hộ gia tăng.

Theo IMF, tăng trưởng của tổng kim nghạch thương mại thế giới đã giảm từ 12,7 vào năm 2010 xuống còn 6,9% và đang giảm trong 3 tháng đầu năm 2012.

Thương mại tụt dốc do thảm họa thiên nhiên, biến động của giá cả hàng hóa thế giới, và suy giảm cầu ở các nền kinh tế phát triển trong bối cảnh kinh tế khó khăn

Bảng 2.3: Tăng trưởng thương mại thế giới năm 2010-2011 và dự báo năm 2012

2010 2011 2012

Tổng kim ngạch thương mại của thế giới

12,7 6,9 3,8

Nhập khẩu

Các nền kinh tế phát triển 11,5 4,8 2,0

Các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi

15,0 11,3 7,1

Xuất khẩu

Các nền kinh tế phát triển 12,2 5,5 2,4

Các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi

13,8 9,0 6,1

Nguồn: IMF (2012) :World economic outlook update: Gobal recovery stalls downside risks intensify. Washington, D.C. 24/1/2012)

Thảm họa tại Nhật Bản đã làm gián đoạn mạng lưới sản xuất ở Đông Á, làm kim ngạch nhập khẩu giảm mất 6,5% trong tháng đó, khiến thương mại tồn cầu sụt giảm nhanh chóng, từ mức tăng trưởng 22,6% xuống chỉ còn 12,4% (2011)

Tiếp theo đó là tác động của nợ cơng châu Âu và sự yếu kém của kinh tế Hoa kỳ đã đẩy thương mại thế giới vào vịng suy giảm.

Giá cả hàng hóa biến đổi ất bất thường – ví dụ như dầu thô và tất cả ăn theo nguyên liệu thô tăng mạnh, nhiều nền kinh tế đang phát triển đã tận dụng được xu thế này để gia tăng giá trị xuất khẩu.

Bảng 2.4: Chỉ số giá cả của một số hàng hóa quốc tế

Lấy mức chỉ số giá của năm 2005 là 100 thì ta có biểu đồ chỉ số giá cả một số mặt hàng như sau.

2010 2011 2012

Phi năng lượng 174 210 190

Nông nghiệp 170 209 185

Lương thực 170 210 188

Nguyên liệu thơ 166 207 183

Kim loại – Khống sản 180 205 193

Nguồn: WB,2012: Global Economic Prospect, Uncertainties anh Vulnerabilitíe, Volum 4, January 2012, Washing ton,D.C, January 2012

Trên thực tế, mức độ suy giảm của thương mại là không đồng đều. Đặc biệt, trong số cá nền kinh tế mới nổi, Trung Quốc đang trở thành thị trường lớn của thế giới, riêng nhập khẩu của Trung Quốc tăng đều.

Bối cảnh kinh tế khó khăn đã làm gia tăng xu hướng bảo hộ thương mại. Trong năm 2011, WTO đã ghi nhận 399 biện pháp hạn chế thuuwong mại mới trong buôn bán quốc tế, tăng 53% so với năm 2010 – và có xu hướng tiếp tục tăng trọng 2012.

Trong đó tăng nhanh nhất - 19% là các biện pháp hạn chế xuất khẩu. Ngoài ra là các biện pháp bảo hộ mang tính chất xanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xu hướng bảo hộ thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực nơng nghiệp: các hình thức ưu đãi, hỗ trợ các nhà sản xuất nội địa, hạn ngạch xuất khẩu, các quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm đều gia tăng..

Tuy nhiên, trong năm 2011, đã kết nạp thêm 4 quốc gia và đã thông qua HIệp định sửa đổi về mua sắp công là các dấu hiệu đáng ghi nhận của nỗ lực tự do hóa đa phương.

2.5.2. Các dịng vốn tư nhân dịch chuyển bất ổn

Dòng vốn tư nhân ròng đổ vào các nền kinh tế đang phát triẻn mới nổi giảm còn 954 tỷ USD so với 1055 tỷ USD năm trước (WB đã dẫn).

Việc đồng USD ngày càng suy yếu và chênh lệch lãi suất đã kích hoạt dịng vốn nóng đổ vào các thị trường mới nổi, nhen nhóm lên nguy cơ hiệu ứng sóng thần (nguy cơ chênh lệch lãi suất do lãi suất thấp ở các nền kinh tế phát triển và lãi suất cao ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi do các chính sách tiền tệ thắt chặt).

Các thị trường chứng khoán cũng sụt giảm nghiêm trọng, thị trường chứng khốn tồn cầu mất trên 40% giá trị trong năm 2011.

Việc tích lũy nguồn dự trữ quốc tế cũng làm cho dòng vốn tiếp tục chẩy ra khỏi các nền kinh tế đang phát triển – ngân hàng trung ương một số nước đã phải tung ngoại hối ra để can thiệp vào thị trường.

Các mất cân đối toàn cầu đã kéo dài hơn một thập kỷ tiếp tục là vấn đề với các nhà hoạch định chính sách – vì khơng có gì như là dấu hiệu của việc “tái cân bằng” đang được thiết lập.

Hoa kỳ là nền kinh tế có mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớn nhất – khoảng 450 tỷ USD – đã giảm đáng kể so với mức 800 của năm 2006, trong khi đó thặng dư của Trung Quốc, Nhật bản, Đức cũng có dấu hiệu giảm.

Tuy nhiên, sự cải thiện này không vững chắc khi chính sách giữa các quốc gia vẫn chưa đồng bộ.

Tại Hoa Kỳ, FED làm mọi cách để vực dậy nền kinh tế: mở gói QE 2.5 mua 400 tỷ USD trái phiếu Bộ tài chính dài hạn, và bán ra trái phiếu ngắn hạn, chính phủ Obama nâng trần nợ quốc gia từ 14.300 tỷ USD lên 15.194 tỷ USD – không ngần ngại bơm tiền vào lưu thơng trong khi thế giới lạm phát vì USD; trong lúc đó, Nhật bản và Trung quốc thi nhau mua vào loại trái phiếu an toàn nhất này.

Trong khi các nền kinh tế phát triển duy trì lãi suất cơ bản thấp để kích thích tăng trưởng thì các nền kính tế mới nổi và đang phát triển phải quyết liệt thực thi chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát.

Hình 2.3: Lãi suất cho vay cơ bản của NHTW một số nền kinh tế (hết tháng 12.2011)

Nguồn: tragigeconomic.com/ interest-rate-list-by-country

Xu hướng chính sách trái chiều này đã kích hoạt vống nóng tràn vào các thị trường mới nổi – rồi lại rút.

Liên quan đến tỷ giá, sau thảm họa, JPY lên giá mạnh so với USD (do dòng tiền của giới đầu tư Nhật bản quay về nước) – G7 đã can thiệp để JPY xuống giá, nhưng châu Âu bất ổn và Hoa kỳ suy yếu làm cho dòng đầu tư lại quan tâm đến JPY, Yên lại lên giá và cán đích kỷ lục, nhưng lần này thì chỉ

mình chính phủ Nhật Bản bán ra 7 nghìn tỷ Yên để giải cứu – chứ không nhận được sự ủng hộ của bất kỳ nền kinh tế phát triển nào khác.

Bóng đen hiến tranh tiền tệ cịn bao trùm quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc, Trung Quốc vẫn đơn phương kiềm chế Nhân dân tệ tăng giá.

2.5.6. Khủng hoảng niềm tin và mất cân đối xã hội

Những khó khăn về kinh tế và thất bại chính sách đã làm xói mịn niềm tin của thị trường cũng như người dân, kết quả là tâm lý hoảng loạn bao trùm giới đầu tư cổ phiếu tồn cầu, các thị trường chứng khốn tụt dốc thảm hại; cùng với đó, mức tín nhiệm tín dụng của một loạt ngân hàng bị đánh tụt thấp chưa từng thấy.

Các toan tính chính trị khác khiến cho việc hoạch định chính sách trở nên khó khăn, cùng với đó là các cuộc biểu tình, đình cơng nổ ra khắp nơi: phản đối bất bình đẳng xã hội, yêu cầu cắt tài trợ cho giới ngân hàng, phản đối cắt giảm ngân sách, phản đối chi cứu trợ tài chính thay vì hỗ trợ dân nghèo.

Tại Trung đông và Bắc phi cũng xẩy ra hàng loạt biến động Chính trị - xã hội.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ THẾ GIỚI 2012 VÀ PHẢN ỨNG CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM (Trang 25 - 28)