Thực trạng tình hình Việt Nam với các điểm nóng kinh tế vĩ mô.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ THẾ GIỚI 2012 VÀ PHẢN ỨNG CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM (Trang 28 - 31)

PHẢN ỨNG CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM TRƯỚC XU THẾ KINH TẾ THẾ GIỚ

3.1. Thực trạng tình hình Việt Nam với các điểm nóng kinh tế vĩ mô.

Tình hình kinh tế vĩ mơ của Việt Nam bắt đầu nóng từ cuối năm 2011, và tiếp tục kéo dài sang quý I năm 2012.

Có 4 chỉ số thường được sử dụng để đo sứ khỏe nền kinh tế là: tăng trưởng, lạm phát, cán cân thanh toán và việc làm. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2011 cho thấy các chỉ số vẫn ở mức khả quan, tăng trưởng kinh tế là 6,78%, tỷ lệ thất nghiệp chung là 2,9%, riêng tại khu vực đô thị là 4,4%, những mức khơng thay đổi gì nhiều so với giai đoạn 5 năm trước. Đánh giá nhanh các tác động của khủng hoảng toàn cầu đến kinh tế Việt Nam do Viện khoa học xã hội Việt nam thực hiện cho thấy tiền lương danh nghĩa tăng đáng kể, lương thực tế cũng có tăng nhẹ. Tuy nhiên, hai chỉ số còn lại đã cho thấy một tình hình khác hẳn” lam phát năm 2011 đã ở mức 2 con số, lên đến 11,75%, cán cân thanh toán thâm hụt ở mức 12 tỷ USD, tương đương khoảng 11,8% GDP, thâm hụt vãng lai khoảng 7% GDP.

Chính các chỉ số này đã khiến Việt Nam bị xếp vào nhóm có mức độ bất ổn cả nền kinh tế vĩ mô cao ở trên thế giới, tiêu biểu là các vấn đề nóng sau:

- Sức ép lớn và kéo dài đối với tỷ giá: từ quý 4 năm 2010 – Tỷ giá của VND với USD chịu sức ép rất lớn, biểu hiện rõ rết là sự chênh lệch lớn giữa tỷ giá trong ngân hàng và ngoài hệ thống ngân hàng: “chợ đen” ngoại hối có nhiều thời điểm hoạt động mạnh, khiến chính phủ đã phải đưa ra nhiều biện pháp mạnh tay để can thiệp.

- Lãi suất ở mức cao và kéo dài: lãi suất danh nghĩa của tiền gửi và cho vay trên dưới 14% và 18 – 19% đều là những mức “đỉnh cao” trên thế giới. Kể cả sau khi trừ đi lạm phát thức té 11,75% lãi suất vẫn nằm ở mức cao. Riêng trong đầu năm 2012 – đã có 2 lần Ngân hàng Trung ương phải ra chính sách để hạ lãi suất.

- Tính thanh khoản thấp và tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng cao: Trong khi NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, hạn chế tín dụng vào thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản – khiến bất động sản bị đóng băng và nhiều hoạt động liên quan đến thị trường bất động sản bị tiêu cực. Hơn nữa, lãi suất tăng cao và tiếp cận tín dụng khó khăn làm nhiều doanh nghiệp phải phá sản, giải thể, tạm ngừng hoặc thu hẹp sản xuất. Trong năm 2011 kéo sang 2012, tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng tăng cao, tính thanh khoản trong hệ thống ngân hàng giảm mạnh. Rủi ro trong hệ thống ngân hàng là một trong những điểm nóng có thể lan truyền và tạo đổ vỡ cho cả nền kinh tế.

Nguồn: Biểu đồ CPI và Tỷ giá – PG bank reaserch – Bùi Quỳnh Vân

Trên thực tế, thì những vấn đề trên đã đưa ra những thác thức về chính sách đó là: giá của sự đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát trong ngắn hạn và vấn đề để tăng trưởng tại Việt Nam “tốn” quá nhiều yếu tố đầu vào.

Những thách thức này không chỉ xuất hiện và tồn tại từ năm 2011 – 2012 mà chính là những bất ổn vĩ mô được tích tụ trong một thời gian dài.

Chi tiết như sau:

- Trong ngắn hạn có một sự đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát. (đã được chứng minh trong các lý thuyết cũng như thực tiễn). Điều đáng quan ngại là ở Việt Nam giá của sự đánh đổi này có xu hướng gia tăng giữa giai đoạn 1992- 2007 và 2008 – 2011.

- Sự suy giảm của hiệu quả nền kinh tế thể hiện qua sự suy giảm rõ rệt của tăng trưởng năng suất các nhân tố tổng hợp (TPF) trong khi tốc độ tăng trưởng vốn lại gia tăng rõ rệt, dẫn đến sự gia tăng đáng kể của vốn vào tăng trưởng. Trong sự gia tăng mạnh của chỉ số ICOR trong giai đoạn 2006 – nay cho thấy sự suy giảm mạnh trong hiệu quả sử dụng vốn. Ơ nhiễm mơi trường gia tăng trong khi hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên thì giảm, tương lai cạn kiệt mọi nguồn dữ trữ các nguồn lực khơng có khả năng tái tạo ngày càng rõ nét.

Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng bình quân năm của các yếu tố tăng trưởng kinh tế, vốn, lao động và năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) giai đoạn 1991 – 2010. Giai đoạn Hệ số ICOR (cơ sở giá 1994) Tăng trưởng GDP bình quân năm Tăng trưởng của vốn bình quân năm Tăng trưởng của lao động bình quân năm Tăng năng suốt TFP bình quân năm 1991 – 2,60 6,19 5,27 2,37 4,78

1995 1996 – 2000 4,61 6,96 9,10 2,34 2,19 2001 – 2005 4,92 7,51 10,62 2,59 2,03 2006 - 2010 6,73 6,99 11,25 1,83 1,77

Đóng góp của các yếu tố cho tăng trưởng 1991 – 1995 100,0 4,98 43,37 51,66 1996 – 2000 100,0 22,09 18,91 59,00 2001 – 2005 100,0 49,73 22,44 27,83 2006 - 2010 100,0 51,29 22,22 26,49

Nguồn: Viện Khoa học xã hội Việt Nam – tạm tính theo dữ liệu Tổng cục Thống kê 2011 (Báo cáo thủ tướng).

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ THẾ GIỚI 2012 VÀ PHẢN ỨNG CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w