Các điều chỉnh chính sách của Việt Nam

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ THẾ GIỚI 2012 VÀ PHẢN ỨNG CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM (Trang 31 - 34)

PHẢN ỨNG CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM TRƯỚC XU THẾ KINH TẾ THẾ GIỚ

3.2. Các điều chỉnh chính sách của Việt Nam

Để có thể đưa ra các hàm ý can thiệp về chính sách, bài viết sẽ đi từ các khung phân tích Vĩ mơ và tìm ra các khảng trống chính sách để đưa ra các giải pháp giúp nền kinh tế phục hồi trong ngắn hạn, cũng như đi tiếp theo quỹ đạo tăng trưởng nhanh và bền vững trong trung và dài hạn

3.2.1. Giảm sức ép đối với tỷ giá

Tỷ giá được coi là tỷ giá của đồng tiền Việt Nam so với USD (VND được gắn vào ngoại tệ này là vấn đề mang tính lịch sử).

Cán cân tài khoản vãng lai đóng vai trị quan trọng nhất đối với sự cân bằng trên thị trường này. Sự thâm hụt trong cán cân tài khoản vãng lai có thể dược đối xứng bằng sự thặng dư trong tài khoản vốn (song tác động tức thời của chính sách đối với đại lượng này là nhỏ), hay thay đổi trong dự trữ ngoại hối của Ngân hàng nhà nước, hay thay đổi trong dự trữ ngoại hối không thuộc Ngân hàng nhà nước (doanh nghiệp và dân). Trong đó, đại lượng dự trữ ngoại hối khơng chính thức chịu sự ảnh hưởng mạnh nhất của chính sách. Bài viết sẽ sử dụng đẳng thức vĩ mô cơ bản để phân tích:

S – I = EXP –IMP =NX

(S: tiết kiệm, I: đầu tư, EXP: xuất khẩu, IMP: nhập khẩu, X: xuất khẩu ròng)

Ta thấy, nếu tiết kiệm ròng của quốc gia bị âm với mức độ lớn sẽ gây áp lực lên tỷ giá. Trong khi đó nếu áp dụng cơ chế trần với tỷ giá chính thức thì sẽ phải điều chỉnh để tác động đến thị trường “chợ đen” bên ngồi, sức ép sẽ giảm bớt khi có các hành động làm giảm thâm hụt tiết kiệm ròng của quốc gia: giảm qua cả 3 cấu phần: giảm thâm hụt ngân sách, giảm thâm hụt ròng của doanh nghiệp, tăng tiết kiệm của hộ gia đình.

Trong nền kinh tế có tiền sử lạm phát cao với ký ức sâu về lạm phát của cơng chúng sẽ dẫn đến tình trạng “vàng hóa”, “đơ la hóa”, nhu cầu nắm giữ ngoại tệ cũng như vàng đang được duy trì theo dạng chống bào mịn tài sản.

Ngân hàng nhà nước đã công bố điều chỉnh giá USD với với mức điều chỉnh là 9,3%, tuy nhiên việc điều chỉnh này vẫn không tạo ra cú sốc lớn với thị trường. Với những doanh nghiệp thực hiện những giao dịch có liên quan đến ngoại hối thì tác động này thực tế, giúp họ không phải thực hiện các giao dịch qua đường vịng. Điều chỉnh này có tác động mạnh nhất đến các tổ chức tài chính nắm giữ nhiều ngoại tệ song bắt buộc phải bán lại cho nhân hàng, và các doanh nghiệp thuộc diện ưu tuên cân đối ngoại tệ như các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu. Như vậy, có một sự phân bổ lại – và Ngân hàng nhà nước thông qua giảm sức ép phải bán ngoại tệ ra từ dự trữ ngoại hối đã cân bằng với bên các doanh nghiệp đang có sự ưu đãi về tiếp cận ngoại hối và các tổ chức nắm giữ ngoại hối.

Điều chỉnh này sẽ làm cho thịt rường bớt méo mó và tạo ra tác động về “chi phí đẩy” của việc điều chỉnh tỷ giá lên lạm phát (thong qua tác động lên xăng, phân bón và một số mặt hàng nhập khẩu chiến lược).

Tiếp với đó là các biện pháp mạnh được đưa ra để cấm “đơ la hóa nền kinh tế” – đẩy tất cả các giao dịch về với đồng nội tệ.

3.2.2. Tiếp tục giải pháp bình ổn kinh tế vĩ mô kết hợp với đảm bảo an sinh xã hội.

Nghị quyết 11 đưa ra ngày 24 tháng 2 năm 2011 tiếp tục được thực hiện trong năm 2012 được coi là một gói giải pháp bình ổn kinh tế tổng thể, có tác dụng tổng hợp với việc diều chỉnh tỷ giá.

Do tác động của việc tăng tỷ giá (giảm giá tiền đồng của Việt Nam) – như trên – có tác dộng khá lớn trong bối cảnh giá tiền dầu, nguyên liệu thô, lương thực đều tăng cao. Tỷ giả lại gây áp lực lên giảm kỳ vọng về lạm phát. Sáu nhóm giải pháp ổn định kinh tế vĩ mơ là một gói giải pháp tồn diện – gúp bình ổn tỷ giá cũng như đảo ngược vịng xốy lạm phát – tăng tỷ giá – lạm phát.

Để thực hiện nhóm giải pháp 1: chính sách tiền tệ thắt chặt: chính phủ đã kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng tối đa là 20%; tổng phương tiện thanh toán 15 – 16%. Lãi suất ở mức cao trong ngắn hạn đã làm giảm cầu đầu tư, giảm

thâm hụt thương mại do làm tưng tiết kiệm ròng của doanh nghiệp, giảm cầu kéo lên lạm phát.

Trong thực tế, tính hết quý I/ 2012: tổng phương tiện thanh toán tăng 10%, tín dụng tăng 12% - thấp hơn trần đề ra ở trên, rất thấp so với tăng trưởng tín dụng bình quân trong 5 năm gần dây là 33%, 10 năm gần đây là 29,4% - mức thấp chưa từng có trong lịch sử phát triển ngành ngân hàng.

Thắt chặt tiền tệ làm ổn định giá đồng nội tệ, xì hơi bong bong bất động sản.

Hiệu quả của vốn tăng lên : kinh tế tăng trưởng 6 – 6,5% nhưng tăng trưởng tín dụng chỉ cao hơn 2 lần trong khi trước đây thường phải là 5 – 6 lần. Mặt trái của chính sách là dẫn đến sự đình trệ của nhiều doanh nghiệp – nhất là doanh nghiệp thâm dụng vốn và có sử dụng địn bẩy tài chính cao.

Nguy cơ sản xuất đình đốn đang hiện hữu hơn trong năm 2012 khiến cho nhà nước đang dự kiến đưa ra những chính sách tỷ giá linh hoạt hơn nhằm tăng dư địa cho các chính sách tiền tệ và tài khóa.

Để thực hiện nhóm giải pháp 2: thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, giảm đầu tư công, bội chi ngân sách xuống dưới 5% GDP gồm các biện pháp bao gồm cả cắt giảm đầu tư của các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước được tiếp cận với vốn ưu đãi để: giảm tổng cầu và hạ nhiệt nền kinh tế, giảm thâm hụt thương mại thong qua tăng tiết kiệm ròng của nhà nước, giảm lãi suất hiện nay.

Hết 2011 thì tổng thu ngân sách lớn – vượt dự toán 13,4%, ước đạt 674,5 nghìn tỷ trong kiềm chế chi ở 796 nghìn tỷ đã tạo một đà giảm thâm hụt rất tốt cho 2012.

Trong 2012, cắt giảm thâm hụt ngân sách sẽ dựa vào việc tái cơ cấu lại giữa các hạng mục chi, trong đó có thể điều chỉnh tăng đối với một số cấu phần chỉ ưu tiên như chỉ cho các dự án sắp hoàn thành, hoạt động an sinh xã hội và chi cho tiền lương.

Để thực hiện nhóm giải pháp thứ 3: thúc đẩy sản xuất đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu, các ngành phụ trợ để ổn đinh giá lương thực thực phẩm và giảm thâm hụt thương mại.

Khâu thực hiện này thẻ hiện rõ nhất thong qua chính sách tín dụng ở trên, ví dụ như chi chính sách tín dụng cho nông nghiệp với khối doanh nghiệp và nội bộ khối gia định.

Lần đầu tiên, trong từ tháng 6/2012 – chỉ số giá tiêu dung CPI giảm sau 38 tháng tăng liên tục: giảm 0,26%.

Để thực hiện nhóm giải pháp thứ tư là điều chỉnh giá điện, giá xăng dầu gần với hỗ trợ người nghèo là các biện pháp đưa các loại giá này về gần với có chế thị trường, khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm và bảo vệ môi trường.

Trong năm 2012 các chỉ số giá cơ bản này liên tục có điều chỉnh tăng (Điện, nước), tuy nhiên giá xăng sau khi tăng đã có 6 lần giảm liên tiếp với mức giảm 200 – 500đ/ lần giảm.

Theo bộ tài chính, do bù chéo giá điện cho thép, xi măng, năm 2010 ngành điện đã bao cấp 2.547 tỷ đồng cho 1 ngành sử dụng nhiều điện trên. Cần phải có cơ cấu lại vên cầu và bên cung để đạt hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật..

Nói thêm về vấn đề này, quan điểm khi tăng giá điện có 2 trường phái: một nhận xét EVN hoạt động không hiệu quả dẫn đến chi phí sản xuất quá cao – nên cần cắt giảm chi phí thay vì tăng giá, quan điểm 2 thì lại cho rằng giá điện đang là quá thấp dẫn đến việc sử dụng thái quá và không khuyến khích đầu tư mới

Nhưng mở rộng ra vấn đề của nhóm giải pháp này chính là nâng cao hiệu quả phân bổ và cơ cấu lại bên cầu và cung, xóa bỏ bao cấp cũng như tính đầy đủ thuế môi trường để điều tiết nhu cầu và khuyến khích tiết kiệm, minh bạch hóa các doanh nghiệp then chốt.

Để thực hiện nhóm giải pháp 5: tăng cường và dảm bảo an sinh xã hội cần thực hiện đồng bộ các chính sách theo các chương trình dự án, kế hoạch đã được phê duyệt bằng đảm bảo đảm bảo theo Nghị quyết số 02/ NQ-CP. Chỉ đạo triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng chính sách.

Theo cơ chế bình ổn tự động, cần điều chỉnh các khoản hỗ trợ người nghèo theo tỷ lệ lạm phát. Trng trng hạn và dài hạn, cần tiến tới áp dụng một số an sinh xã hội duy nhất cho từng cá nhân để đảm bảo họ có thể nhận được lợi ích từ hệ thống anh sinh xã hội, để tăng tính linh hoạt của thị trường lao động (trong tình trạng lao động nhập cư dang gia tăng). Hình thức này cũng có thể giúp nền kinh tế nói chung cũng như thị trường lao động nói riêng hấp thụ tốt hơn các cú sốc có tác động trên diện rộng.

Để thực hiện nhóm giải pháp cuối cùng: đẩy mạnh công tác thong tin, tuyên truyền nhằm giúp ổn định tâm lý và thay đổi kỳ vọng về lạm phát và do vậy đóng vai trị quan trọng về kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mơ.

Thách thức của tất cả 5 nhóm ở trên chính là cần có thời gian để thị trường hấp thụ, chính vì vậy, cần đưa ra giải pháp số 6 – để gây dựng niềm tin đã bị suy giảm sau nhiều lần phối hợp các chính sách không đồng bộ.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ THẾ GIỚI 2012 VÀ PHẢN ỨNG CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w