Xây dựng một quy hoạch hợp lý và hài hòa giữa lợi ích giữa các bên

Một phần của tài liệu đầu tư bất động sản du lịch nghỉ dưỡng biển tại đà nẵng giai đoạn 2001-2010 (Trang 94 - 96)

ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG BIỂN TẠI ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM

3.2.1.2. Xây dựng một quy hoạch hợp lý và hài hòa giữa lợi ích giữa các bên

Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng góp phần nâng cao chất lượng cơ sở vật chất của ngành du lịch, tạo sự đa dạng và đẩy mạnh phát triển ngành du lịch, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu ngân sách. Tuy nhiên, mặt trái của nó hiện nay là việc cấp phép xây dựng tràn lan, không có quy hoạch, dẫn đến ảnh hưởng đến sinh thái vùng biển, việc kiếm kế sinh nhai của ngư dân.

Để khắc phục điều này, việc làm cần thiết hiện nay là chính quyền Đà Nẵng phải thuê các chuyên gia thiết kế để xây dựng một quy hoạch hợp lý, khoa học, hài hòa lợi ích giữa các bên.

- Trước tiên cần phải phân định rõ khu vực nào là khu vực bãi tắm công cộng, khu vực nào được phép xây dựng dự án bất động sản nghỉ dưỡng. Quỹ đất dành cho bất động sản là bao nhiêu? Tiếp đó, triển khai xây dựng các con đường xuống biển để tạo thuận lợi đồng thời đảm bảo an toàn cho du khách.

- Thứ hai, chính quyền cần có thái độ cương quyết các các biện pháp nhất quán trong việc quy định quy mô của dự án du lịch nghỉ dưỡng, tránh tình trạng các dự án nhỏ lẻ “băm nát” bãi biển trong khi không có những dự án quy mô lớn, mang tầm cỡ quốc tế.

- Thứ ba, tính toán khoảng cách hợp lý giữa các resort, biệt thự ven biển với bờ biển, kiên quyết giữ lại vùng đất trồng phi lao để ngăn nước mặn xâm nhập, chống bão lũ và cân bằng sinh thái ven biển

- Thứ tư, khoanh vùng hoạt động của người dân ven biển, việc xây dựng các khu nghỉ dưỡng không được lấy đi những phần đất như các chợ ven biển, bãi đánh cá, bãi neo thuyền của người dân. Đồng thời có kế hoạch quy hoạch những làng chài ven biển tạo sản phẩm du lịch mới cho khách du lịch thăm quan khám phá cuộc sống ngư dân góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho người dân nơi đây.

- Thứ năm, cần có sự kết nối giữa các khu du lịch biển với khu du lịch sinh thái núi Bà Nà, khu du lịch sinh thái suối Lương về giao thông và các sản phẩm du lịch.

Ngoài ra, trong thời gian tới, Đà Nẵng cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động sau: Thứ nhất, tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tiếp tục hoàn thiện hạ tầng cơ sở du lịch theo tiêu chuẩn quốc tế thông qua kêu gọi đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác các khu du lịch biển, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí như Non Nước - Ngũ Hành Sơn - Bắc Mỹ An; và khu du lịch phía Tây thành phố: Xuân Thiều - Nam Ô - Hải Vân đồng thời mở rộng không gian du lịch Bà Nà - Suối Mơ.

Đối với cụm du lịch Bắc Mỹ An: đẩy nhanh việc triển khai thi công các dự án du lịch ven biển. Bên cạnh đó cần quy hoạch đất về phía Tây của đường Sơn Trà - Điện Ngọc để xây dựng các trung tâm mua sắm, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch tại khu vực này.

Đối với du lịch nghỉ dưỡng biển, cần quy hoạch, phát triển một số khu vực có nét đặc sắc. Ví dụ tại khu vực bán đảo Sơn Trà: thành phố nên thuê các công ty kiến trúc nước ngoài quy hoạch chi tiết và đầu tư xây dựng bán đảo Sơn Trà thành một khu vực du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp, tạo dựng hình ảnh của du lịch Đà Nẵng trên thị trường trong và ngoài nước, khai thác tiềm năng của thị

trường khách quốc tế đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Âu, Đông Âu (đặc biệt là Nga, Ukraine) và khách Bắc Mỹ…

Bước đầu xây dựng đề án kết hợp giữa du lịch nghỉ dưỡng và du lịch chữa bệnh, đặc biệt là loại hình du lịch chữa bệnh và nghỉ dưỡng ở vùng biển và núi mang tính đặc sắc, độc đáo, hấp dẫn và mang tính dân tộc.

Thứ hai, đối với các bãi biển của thành phố, đây thực sự là tài nguyên rất quý giá của thành phố. Chính vì vậy cần có hướng quy hoạch lâu dài. Thành phố cần có quy hoạch lại bãi biển thực sự trở thành các “bãi biển du lịch” thay vì các “bãi tắm công cộng” theo hướng du khách đến thành phố nghỉ dưỡng, du khách vãng lai có không gian biển riêng, đồng thời bô sung nhiều hoạt động nghỉ ngơi trên bãi biển có thể thu hút được du khách. Ngoài ra, trong công tác quy hoạch vùng bờ, đặc biệt là khu vực đường Trường Sa, cần bố trí không gian mở trước biển, hạn chế việc xây dựng làm ảnh hưởng tới cảnh quan chung của bãi biển thành phố.

Thứ ba, cần thiết quy hoạch xây dựng khu vui chơi, giải trí về đêm theo hướng chọn khu vực nằm trên đường Trường Sa (Khu vực kho xăng gần khách sạn Furama). Bởi vì trong tương lai các dự án du lịch trên khi hoàn thành sẽ tập trung đông đảo khách du lịch và vì vậy cần có địa điểm giao lưu cho du khách quốc tế cũng như những người hưởng dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng.

Thứ tư, đơn vị xúc tiến du lịch cần triển khai xây dựng mạng liên kết các đơn vị cung cấp dịch vụ cung ứng du lịch trong thành phố và khu vực lân cận tạo điều kiện thuận lợi trong công tác phối hợp khi tô chức các sự kiện quốc tế lớn. Đồng thời tô chức đánh giá, xếp loại hệ thống khách sạn, nhà hàng của thành phố theo các tiêu chí quy chuẩn nhằm hướng tới mục tiêu phục vụ du khách tốt nhất.

Một phần của tài liệu đầu tư bất động sản du lịch nghỉ dưỡng biển tại đà nẵng giai đoạn 2001-2010 (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w