Định hướng phát triển du lịch biển của Đà Nẵng đến năm

Một phần của tài liệu đầu tư bất động sản du lịch nghỉ dưỡng biển tại đà nẵng giai đoạn 2001-2010 (Trang 89 - 91)

ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG BIỂN TẠI ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM

3.1.5. Định hướng phát triển du lịch biển của Đà Nẵng đến năm

Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XX Đảng bộ thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2010 - 2015 đề ra một trong những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu về phát triển

kinh tế - xã hội là “đầu Đầu tư - phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố”. Như vậy, cùng với chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp, việc tập trung đầu tư phát triển cho du lịch trong ngành dịch vụ là một trong những hướng phát triển chính của thành phố trong thời gian tới. Với đặc trưng riêng biệt, không giống như nhiều ngành kinh tế khác vốn có quy trình khá khép kín, du lịch là một ngành kinh tế tông hợp, hội tụ nhiều yếu tố như an ninh, văn hóa, kinh tế; nên khi có các yếu tố hỗ trợ phát triển, đương nhiên du lịch cũng khởi sắc. Vì vậy, trong phát triển du lịch, điều quan trọng là khơi mở đúng tiềm năng cũng như định hướng chính xác các ngành, loại hình có lợi thế cạnh tranh với khu vực và xây dựng phát triển những sản phẩm, loại hình thực sự thu hút được khách du lịch thay vì quan điểm phát triển du lịch theo cách “bắt chước” (copystyle), có nghĩa là thấy nơi khác thực hiện thành công và mình cũng muốn làm như vậy. Thực tế đã chứng minh, chương trình du lịch có tiềm năng được đầu tư sẽ phát triển đúng hướng mang lại giá trị kinh tế lớn và hiệu quả xã hội tích cực; trái lại những chương trình ít tiềm năng nếu không được xác định đúng sẽ mất công sức đầu tư mà không đem lại hiệu quả và tiềm năng đó sẽ mãi ở dạng tiềm ẩn.

Đối với thành phố Đà Nẵng, phát triển du lịch trở thành một hướng chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Theo đó, từ nay đến 2020, thành phố sẽ tiếp tục tập trung đầu tư phát triển du lịch một cách đồng bộ theo hướng đa dạng hoá các loại hình du lịch, đồng thời chú ý một số loại hình du lịch trọng điểm nhằm tạo những bước đột phá, đưa ngành du lịch phát triển với tốc độ cao và bền vững.

Phát triển dịch vụ cũng có nghĩa là đa dạng mọi loại hình dịch vụ. Đa dạng hoá về nội dung và hình thức sẽ giúp tạo ra nhiều lựa chọn và thuận tiện nhất cho người được hưởng dịch vụ. Tuy nhiên, đối với ngành du lịch, trong bối cảnh của một khu vực kinh tế đang trong quá trình phát triển, nếu áp dụng quan điểm đa dạng về loại hình chắc chắn sẽ dẫn đến đầu tư dàn trải, đầu tư trên phạm vi rộng, không xác định được yếu tố lợi thế cạnh tranh, không tạo ra được sản phẩm đặc sắc, điều đó cũng có nghĩa thể hiện quan điểm phát triển theo hướng dàn hàng ngang tiệm tiến chứ không thể tạo thành một ngành phát triển đột phá so với các ngành khác

trong ngành dịch vụ. Đối với thành phố Đà Nẵng chúng ta, việc xét mức độ ưu tiên để tập trung đầu tư cần căn cứ vào những thế mạnh thành phố đang có và tiềm năng có thể thực sự khai thác được (chứ không phải các yếu tố mãi ở dạng tiềm năng) là việc làm cần thiết để tránh được những lãng phí.

Trong phát triển du lịch, bên cạnh các yếu tố về tiềm năng, các nhà nghiên cứu thường tập trung tìm hiểu về các loại hình tô chức du lịch và đối tượng khách hàng để từ đó đánh giá các tiêu chí phù hợp cho từng loại hình và trên cơ sở đó tư vấn cho các địa phương, khu vực và quốc gia. Thành phố xác định phát triển du lịch cần bám sát quan điểm “coi trọng phát triển chiều sâu; lấy chất lượng, hiểu quả hàng đầu trong phát triển” đồng thời “gắn huy động với sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển nhanh và bền vững” . Từ thực tiễn và tiềm năng phát lộ, có thể xác định hướng phát triển du lịch cần tập trung vào hai loại hình chính: du lịch nghỉ dưỡng và du lịch công vụ.

Một phần của tài liệu đầu tư bất động sản du lịch nghỉ dưỡng biển tại đà nẵng giai đoạn 2001-2010 (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w