Đầu tư cho công tác quảng bá du lịch.

Một phần của tài liệu đầu tư bất động sản du lịch nghỉ dưỡng biển tại đà nẵng giai đoạn 2001-2010 (Trang 64 - 65)

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG BIỂN CỦA ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2001-

2.3.5.2. Đầu tư cho công tác quảng bá du lịch.

Đây cũng được coi là một nội dung quan trọng trong hoạt động đầu tư bất động sản du lịch Đà Nẵng. Bởi nội dung này đáp ứng nhu cầu thăm quan, khám phá của du khách sau những giờ vui chơi, nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, những Festival thường xuyên được tô chức cũng góp phần tạo thương hiệu và thu hút khách du lịch đến với Đà Nẵng.

Du khách khi đến với Đà Nẵng ngoài nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn còn muốn khám phá những di tích lịch sử, những nét văn hóa độc đáo. Đó chính là sự kết hợp quan trọng giữa bất động sản nghỉ dưỡng và các di tích văn hóa, lịch sử của địa phương. Cụ thể như Đà Nẵng đã xây dựng Bảo tàng lịch sử Đà Nẵng, Nhà hát Trưng Vương; trùng tu tôn tạo Đình làng Hải Châu, Thành Điện Hải; nâng cấp, mở rộng Bảo tàng điêu khắc Chăm, Đền thờ Thoại Ngọc Hầu; quy hoạch và đầu tư xây dựng công viên văn hoá Ngũ Hành Sơn; phục hồi các thiết chế văn hoá dân tộc và các lễ hội của đồng bào Cơ Tu ở xã Hoà Bắc và Hoà Phú; nâng tầm tô chức các hoạt động văn hoá, lễ hội tại các địa phương cả về qui mô và chất lượng như lễ hội Quán Thế Âm, Cầu Ngư, đua thuyền truyền thống, lắc thúng, thuyền hoa trở thành

những sản phẩm du lịch đặc sắc. Hàng năm, nhiều sự kiện văn hóa du lịch đã tô chức, đặc biệt sự kiện thường niên Cuộc thi bắn pháo hoa Quốc tế, Liên hoan Du lịch Đà Nẵng “Điểm hẹn mùa hè” bước đầu đã tạo được thương hiệu riêng cho của du lịch Đà Nẵng. Những Festival được tô chức thường xuyên đã thu hút một lượng lớn du khách đặc biệt là du khách quốc tế và tạo được những dấu ấn du lịch riêng. Ngoài ra còn phải kể đến công tác quảng bá, xúc tiến du lịch được tăng cường; đã xúc tiến mở các đường bay trực tiếp từ Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Hồng Kông… đến Đà Nẵng; triển khai xây dựng phòng thông tin du lịch đặt tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng, đặt các ki-ốt thông tin du lịch, tô chức nhiều chương trình du lịch làm quen (Famtrip) dành cho các hãng lữ hành và báo chí quốc tế. Công tác xúc tiến du lịch đường biển cũng được đẩy mạnh, hàng năm đón hơn 40 tàu du lịch cập Cảng Đà Nẵng với hơn 28.000 khách. Thành phố khai thác khá tốt lợi thế tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, tô chức các hoạt động xúc tiến quảng bá tại thị trường Thái Lan để khai thác mạnh khách đường bộ, đặc biệt là loại hình du lịch caravan; đa dạng hóa các loại hình tuyên truyền quảng bá như: panô du lịch, DVD phim du lịch, bản đồ, bản tin du lịch, sách cẩm nang du lịch, trang web du lịch, Tạp chí Văn hoá - Du lịch Đà Nẵng… Công tác liên kết, hợp tác quốc tế về du lịch ngày càng được chú trọng, như: Đà Nẵng là thành viên Tô chức xúc tiến du lịch các thành phố khu vực châu Á – Thái Bình Dương (TPO); tranh thủ sự hỗ trợ của các tô chức quốc tế như JICA (Nhật), EU thực hiện quy hoạch phát triển du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch…

Một phần của tài liệu đầu tư bất động sản du lịch nghỉ dưỡng biển tại đà nẵng giai đoạn 2001-2010 (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w