ỉa chảy nhiều, gây rối loạn trao đổi chất trong cơ thể, gây thiếu máu, vì vậy với lợn mắc bệnh thường gặp những triệu chứng: niêm mạc nhợt nhạt, khô chiếm 60% số con theo dõi, mắt lõm sâu chiếm 50,77%, lông xù chiếm 55,38%. Theo Sử An Ninh (1995) số lượng hồng cầu và huyết sắc tố ở lợn con bình thường và mắc bệnh phân trắng đều có quy luật chung là giảm dần theo lứa tuổi (từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi). Tuy nhiên ở lợn con mắc bệnh mức độ giảm hồng cầu và huyết sắc tố mạnh hơn.
Với những lợn con mắc bệnh, do mất nước, mất chất điện giải, gây thiếu máu, làm cho con vật sút cân nhanh sinh trưởng và phát triển chậm làm cho con vật gầy. Tỷ lệ lợn sút cân, gầy gò cũng chiếm rất cao: 90,77%. Với những lợn con này khi cai sữa, xuất chuồng thì khối lượng cai sữa thường thấp hơn so với lợn con không bị bệnh.
Trong quá trình thực tập tại trại, chúng tôi cũng tiến hành mổ khám bệnh tích. Qua mổ khám, chúng tôi thu thập và thấy có những bệnh tích chủ yếu: xác lợn gầy, hậu môn và đuôi bết đầy phân tanh khẳm. Hạch lâm ba màng treo ruột sưng, xung huyết, xuất huyết. Trong dạ dày chứa đầy thức ăn không tiêu hoá, sữa bị casein hoá đông vón, màu vàng, mùi chua. Ruột chứa phân mùi hôi tanh, niêm mạc ruột bị viêm cata, có chỗ xuất huyết. Tim to, mềm. Các xoang tự nhiên khô, chứa rất ít nước. Ngoài ra, các bộ phận khác bình thường, không thấy xuất hiện bệnh tích gì đặc biệt.
4.5. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM CÁC LOẠI THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON
Như chúng ta đã biết, bệnh phân trắng lợn con là do nhiều nguyên nhân gây ra. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm tìm ra biện pháp phòng trị hữu hiệu nhất, nhưng hiệu quả cũng chỉ dừng ở mức độ
nhất định. Hiện tượng kháng thuốc ngày một tăng ở hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh, khi kiểm tra tính kháng kháng sinh của E.coli phân lập từ lợn con bị bệnh phân trắng tại các tỉnh phía Bắc trong 20 năm (1975 - 1995), các tác giả Bùi Thị Tho, Phạm Khắc Hiếu (1999)[16] đã cho thấy, tính kháng thuốc của E.coli tăng rất nhanh, tính đề kháng với nhiều loại kháng sinh khác cũng tăng rất nhanh. Do đó chọn ra loại thuốc điều trị để đạt được hiệu quả điều trị cao là một việc rất quan trọng của công tác thú y.
Chúng tôi phát hiện và lựa chọn ra 63 lợn con mắc bệnh phân trắng, có độ tuổi tương đương nhau, cùng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, khối lượng tương đương nhau. Tiến hành phân chia thành 3 lô thí nghiệm:
+ Lô 1: Sử dụng thuốc Octamix Ac điều trị 20 con
Thành phần: trong 1kg thuốc có chứa: Colistin……… .400UI Amoxycillin……100gr Với lợn, liều phòng 1gr/20 kg P. Liều điều trị gấp đôi liều phòng + Lô 2: Sử dụng thuốc Viaenro – 10 điều trị 22 con
Thành phần chính là Enrofloxacin Liều dùng cho lợn là 1ml/10 – 15 kg P
+ Lô 3: Sử dụng thuốc Ampisure điều trị 21 con Thành phần: Ampicillin ...86.6 mg Colistin ………...250.000 UI
Parahydroxy benzoat Depropyle...1.4 mg Excipient q. S. P...1ml
Liều dùng: 1ml/10 kg P
Ba lô trên, chúng tôi điều trị với 3 thuốc tương ứng, liệu trình điều trị trong 4 ngày, sau 4 ngày điều trị không khỏi bệnh thì chúng tôi thay thế thuốc khác để tránh hiện tượng kháng thuốc và bảo đảm hiệu quả kinh tế khi điều trị.
Quá trình điều trị thử nghiệm với 3 loại thuốc, hiệu quả điều trị, giá thành điều trị, ảnh hưởng của thuốc sau điều trị được chúng tôi trình bày ở các bảng 4.5.1; 4.5.2 và 4.5.3
Bảng 4.5.1. Kết quả theo dõi thời gian khỏi bệnh trung bình và tỷ lệ khỏi của các loại thuốc điều trị
STT Tên thuốc Đường đưa thuốc Số lần tiêm (uống)/ ngày Liều điều trị (ml/con) Số con điều trị (con)
Thời gian khỏi bệnh
Thời gian khỏi trung
bình (ngày) 1 ngày 2 ngày 3 ngày 4 ngày
n % n % n % n % 1 Ampisure Tiêm bắp 1 1 20 3 15,0 0 11 55,0 0 17 85,0 0 19 95,00 2,37 ± 0,21
2 Octamix Ac Cho uống 1 2 22 2 9,09 9 40,91 17 77,27 2
0 90,91 2,60 ± 0,2
3 Viaenro –
10 Tiêm bắp 1 1 21 1 4,76 3 14,29 7 33,33
1
8 85,71 2,94 ± 0,19 Chú thích: n: Số con khỏi %: Tỷ lệ khỏi
Qua bảng 4.5.1 chúng tôi thấy, cả 3 loại thuốc chúng tôi điều trị đều cho tác dụng điều trị với bệnh phân trắng lợn con, tuy nhiên kết quả điều trị ở mỗi loại thuốc khác nhau là khác nhau.
+ Với thuốc Ampisure: tiêm bắp1lần/ngày, với liều 1 ml/con, sau 4 ngày điều trị tỷ lệ khỏi 95%, thời gian điều trị trung bình là 2,37 ± 0,21 ngày.
+ Thuốc Octamix Ac: Cho uống, ngày 1 lần với liều 1 ml/con, sau 4 ngày điều trị tỷ lệ khỏi 90,91%, thời gian điều trị trung bình 2,60 ± 0,20 ngày.
+ Thuốc Viaenro - 10: tiêm bắp ngày 1 lần, liều 1 ml/con, sau 4 ngày điều trị tỷ lệ khỏi là 85.71%, thời gian điều trị trung bình: 2.94 ± 0,19 ngày.
Vậy, qua 3 loại thuốc chúng tôi điều trị, thì thuốc Ampisure có hiệu quả điều trị cao nhất, tỷ lệ điều trị cao nhất và số lượng điều trị trung bình ngắn nhất. Sau đó đến thuốc Octamix Ac, cuối cùng là Viaenro – 10.
Trong quá trình đánh giá, thử nghiệm thuốc, chúng tôi không chỉ theo dõi thời gian khỏi bệnh, và tỷ lệ khỏi bệnh, mà chúng tôi còn theo dõi tỷ lệ tái phát. Kết quả được chúng tôi trình bày ở bảng 4.11.
Qua bảng 4.5.1 chúng tôi thấy.
+ Thuốc Ampisure, điều trị khỏi 95%, không có con nào tử vong, tái phát 1 con chiếm tỷ lệ 5,26 %.
+ Thuốc Octamix Ac, điều trị khỏi 90,91%, không có con nào tử vong, có 2 con tái phát, tỷ lệ tái phát là 10%.
+ Thuốc Viaenro, điều trị khỏi 85,71%, 2 con tử vong có 3 con tái phát chiếm 18,75%.
Qua trên chúng tôi thấy, trong 3 loại thuốc điều trị, thì thuốc Ampisure là cho tỷ lệ khỏi là cao nhất: 95%, tỷ lệ tái phát là thấp nhất: 5,26%. Còn thuốc Viaenro – 10 có tỷ lệ khỏi thấp nhất, tỷ lệ tái phát cao nhất.
Bảng 4.5.2. Kết quả theo dõi số con tử vong tỷ lệ tái phát của mỗi loại thuốc điều trị
STT Thuốc điều trị Số con điều trị Số con khỏi Thời gian khỏi trung bình (ngày) Số con tử vong Số con tái phát Số con (con) Tỷ lệ (%) 1 Ampisure 20 19 2,37 ± 0,21 0 1 5,26 2 Octamix Ac 22 20 2,60 ± 0,2 0 2 10,00 3 Viaenro – 10 21 16 2.94 ± 0,19 2 3 18,75
Vậy theo bảng 4.5.2 Viaenro - 10 cho hiệu quả điều trị thấp nhất, trong 4 ngày điều trị chỉ có 85,71 % khỏi, số con tử vong là 2, tỷ lệ tái phát 18,75%. Vì vậy nếu điều trị loại thuốc này sẽ dễ gây hiện tượng kháng thuốc, hơn nữa nếu điều trị lâu dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển sau này của lợn con. Do đó, với chăn nuôi trang trại lớn, không nên dùng thuốc này, vì nếu dùng sẽ để lại hậu quả không tốt về sau này.
Qua trên ta cũng có thể thấy, thuốc Ampisure mà trại đang sử dụng có hiệu quả điều trị tốt, thường chỉ 2 ngày điều trị là khỏi, do đó ít ảnh hưởng đến lợn về sau này.
Để làm rõ được hiệu quả điều trị, chúng tôi đánh giá thêm chỉ tiêu tỷ lệ lợn con còi cọc sau điều trị, khối lượng cai sữa trung bình của lợn bị bệnh sau khi điều trị bằng 3 loại thuốc trên, so với khối lượng cai sữa trung bình của lợn con không mắc bệnh. Lợn còi cọc được xác định dựa vào trọng lượng của lợn con lúc 21 ngày tuổi. Trọng lượng của lợn con mắc bệnh phân trắng sau điều trị bị còi cọc là 4,5 - 5 kg/con. Kết quả chúng tôi trình bày ở bảng 4.15.
Qua bảng 4.5.3 chúng tôi thấy:Với thuốc Ampisure có tỷ lệ còi cọc thấp nhất 5,26 %, sau đó đến thuốc Octamix Ac là 10%, tỷ lệ còi cọc cao nhất là Viaenro - 10 là 18,75 %. Khối lượng trung bình của lợn con cai sữa với thuốc Ampisure là cao nhất: 6,53 kg/con gần bằng khối lượng của lợn con cai sữa không mắc bệnh, khối lượng lợn con điều trị bằng thuốc Octamix Ac là 6,47 kg và thấp nhấp là lợn dùng thuốc Viaenro – 10: 6,40 kg/con.
Điều này có thể giải thích như sau: với mỗi loại thuốc khác nhau, khả năng điều trị cũng như ảnh hưởng đến cơ thể lợn là khác nhau, điều đó không chỉ do thành phần của thuốc mà nó còn do tá dược của thuốc tạo nên.
Bảng 4.5.3. Kết quả theo dõi tỷ lệ còi cọc sau điều trị của mỗi loại thuốc
STT Thuốc
điều trị
Số con điều trị
Thời gian khỏi trung bình (ngày) Số con điều trị khỏi Số lợn còi cọc Số con (con) Tỷ lệ (%) 1 Ampisure 20 2,37 ± 0,21 19 1 5,26 6,53 6,59 2 Octamix Ac 22 2,60 ± 0,2 20 2 10 6,47 3 Viaenro - 10 21 2,94 ± 0,19 16 3 18,75 6,40
Chú thích: Ptn: khối lượng cai sữa trung bình của lợn con sau điều trị
Với thuốc điều trị khỏi bệnh trong thời gian càng ngắn sẽ càng giảm được tác hại do bệnh, cũng như do thuốc gây nên với cơ thể động vật, hơn nữa sẽ làm cho khả năng phục hồi của con vật càng nhanh, sức khoẻ cũng như sức sinh trưởng, phát triển của lợn con ít ảnh hưởng hơn những loại thuốc phải điều trị dài ngày. Khi điều trị dài ngày sẽ làm cho con vật mất nhiều sức, năng lượng do bệnh cũng như do thuốc gây nên, do đó khi điều trị khỏi sẽ ảnh hưởng lớn đến sức sinh trưởng và phát triển của lợn.
Vì vậy, qua bảng 4.5.3 ta thấy, thuốc Ampisure với thời gian điều trị khỏi bệnh ngắn: 2,37 ± 0,21 ngày sẽ gây ảnh hưởng ít đến cơ thể lợn, vì vậy mà tỷ lệ còi cọc nhỏ 5,26 %, khối lượng cai sữa trung bình cao: 6,53 kg/con. Còn thuốc Viaenro – 10 với thời gian điều trị khỏi dài: 2,94 ± 0,19 ngày, ảnh hưởng đến sức đề kháng, khả năng sinh trưởng, phát triển của lợn vì vậy mà tỷ lệ còi cọc cao: 18,75 %, khối lượng cai sữa trung bình thấp: 6,40 kg/con.
Hiệu quả điều trị của thuốc không chỉ phụ thuộc vào thành phần, hoạt chất của thuốc, mà còn phụ thuộc vào chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng: phòng bệnh bằng vệ sinh, bổ sung các chất dinh dưỡng các nguyên tố khoáng cần thiết, tạo bầu tiểu khí hậu phù hợp cho lợn con. Khi cơ thể lợn khoẻ mạnh thì hiệu quả điều trị của thuốc sẽ cao, tốc độ sinh trưởng, phát triển của lợn con sau khi khỏi bệnh chênh lệch không nhiều so với lợn khoẻ mạnh.
Qua so sánh thuốc Viaero – 10 và Octamix Ac với thuốc Ampisure chúng tôi thấy Ampisure là thuốc phù hợp với việc điều trị cho hình thức chăn nuôi trại. Tuy giá cả có cao do là thuốc ngoại, nhưng hiệu quả điều trị cao, ảnh hưởng thấp đến sức khoẻ của lợn. Do đó làm giảm giá thành thú y trên kg lợn, giảm hiện tượng kháng thuốc. Vì vậy Ampisure là một loại thuốc nên được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi trang trại hiện nay.
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN
Từ kết quả điều tra, nghiên cứu đề tài, chúng tôi có một số kết luận sau:
Trại chăn nuôi lợn giống siêu nạc Thanh Mỹ - Sơn Tây - Hà Nội có cơ sở vật chất khá hiện đại, cơ cấu chăn nuôi khá lớn với: 12 lợn đực giống, 610 lợn nái sinh sản, 42 lợn hậu bị, mỗi năm xuất trung bình khoảng gần 10.000 con lợn cai sữa cho các trại khác và tương lai còn dự định phát triển rộng hơn nữa.
Các khâu phòng bệnh bằng vệ sinh cũng như phòng bệnh bằng Vac - xin được thực hiện triệt để. Đàn lợn của trại được tiêm phòng 4 loại Vac - xin là Parvo phòng bệnh khô thai, Coglapest phòng Dịch tả lợn, Aftopor phònh Lở mồm long móng, Begonia phòng bệnh Giả dại. Tỷ lệ tiêm phòng đạt 100%. Ngoài ra còn dùng các loại thuốc như: Octamix Ac để phòng tiêu chảy, Toltazil cầu trùng, Fer 10% + B12 thiếu máu do thiếu sắt, ở lợn con.
Đối với đàn lợn nái sinh sản của trại thường xảy ra các bệnh:
+ Với lợn nái sinh sản thường xảy ra 8 bệnh: viêm vú, Áp xe, ghẻ, sảy thai, đẻ khó, viêm đường sinh dục, thai gỗ, viêm khớp.
Đối với lợn hậu bị thường sảy ra 3 bệnh: viêm khớp, Áp xe, ghẻ. Đối với lơn con theo mẹ:
+ Bệnh phân trắng lợn con là bệnh thường xảy ra với lợn con theo mẹ, năm 2006 tỷ lện mắc là 28,63 %, năm 2007 tỷ lệ mắc là 27,96 %, năm 2008 tỷ lệ mắc là 23,50 %, năm 2009 tỷ lệ mắc là 25,57 %.
+ Tỷ lệ mắc bệnh giữa các tháng trong năm 2009 có sự biến động, trong đó tỷ lệ mắc cao nhất là tháng 3, tỷ lệ: 26,29 %, sau đó đến tháng 2 có tỷ lệ 25,97 %, tháng 1 tỷ lệ: 25,05 % và thấp nhất là tháng 4 có tỷ lệ: 24,98%
+ Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con ở các giai đoạn tuổi khác nhau là khác nhau, cao nhất là giai đoạn 8 - 14 ngày tuổi với tỷ lệ: 27,34%, sau đó đến giai đoạn
1 - 7 ngày tuổi là 25 %, thấp nhất là giai đoạn 15 - 21 ngày tuổi là 14,68 %.
+ Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng cũng khác nhau ở các lứa đẻ khác nhau của lợn mẹ. Trong đó lứa 1, 7, 8 tỷ lệ mắc rất cao (lứa 8 là 40%, lứa 7 là 33,33%, lứa 1 là 30%). Các lứa còn lại: 2, 3, 4, 5, 6 có tỷ lệ mắc thấp hơn.
Đối với những thuốc đã điều trị thử nghiệm tại trại, chúng tôi thấy những thuốc này đều có hiệu quả điều trị khá cao. Nhưng thuốc Ampisure là thuốc có hiệu quả điều trị tốt nhất với tỷ lệ điều trị khỏi cao là 95 %, tỷ lệ còi cọc thấp là 5,26 %, tỷ lệ tái phát thấp là 5,26 %, khối lượng cai sữa trung bình sau điều trị cao là 6,53 kg/con. Do đó, chúng tôi khuyến cáo trại tiếp tục sử dụng thuốc Ampisure trong điều trị bệnh phân trắng lợn con từ 1 – 21 ngày tuổi để đạt hiệu quả cao. Trong tình hình hiện nay thì phương châm “ phòng bệnh hơn chữa bệnh” vẫn là khẩu hiệu được quan tâm hàng đầu, nhằm hạn chế đến mức tối đa dịch bệnh xảy ra.
5.2. ĐỀ NGHỊ
Đây là bệnh đã được nhiều người quan tâm và nghiên cứu, hiện nay đã có một số Vac - xin dùng để phòng nhưng kết quả vẫn chưa được như mong đợi, bệnh vẫn thường xuyên xảy ra tuy tỷ lệ có giảm so với trước đây. Điều đó nói lên rằng đề tài này cần phải đi sâu nghiên cứu hơn nữa, nhằm tìm ra những biện pháp tốt hơn nữa, hiệu quả hơn nữa để khống chế và dần đi tới thanh toán bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng việt
1. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng (1986), Bệnh gia súc non, NXB Nông nghiệp.
2. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1996), Bệnh ở lợn nái và lợn con, NXB Nông nghiệp.
3. Vũ Duy Giảng (1997), Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn gia súc, NXB Nông nghiệp.
4. Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên, Võ Văn Sự, Võ Đình Tôn, Nguyễn Khắc Tích, Đinh Thị Nông (2000), Giáo trình chăn nuôi lợn, NXB Nông nghiệp.
5. Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho, Lê Thị Ngọc Diệp (1999), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Nghiên cứu tính kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh trong thú y và tìm giải pháp hạn chế sự lan truyền tính kháng thuốc để nâng cao hiệu quả điều trị, góp phần hạn chế sự ô nhiễm môi trường”.
6. Phạm Sỹ Lăng, Lê Thị Tài (2000, “thực hành điều trị thú y”, NSX Nông nghiệp.
7. Phạm Sỹ Lăng (2004), Bệnh thường gặp ở lợn và kỹ thuật phòng trị,