4.3.1. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái của trại
Nhìn chung, do công tác phòng bệnh tương đối tốt, Vac - xin tại trại đang dùng là Vac - xin ngoại, mức độ bảo hộ cao, lịch tiêm phòng chặt chẽ do đó bệnh truyền nhiễm ít xảy ra. Nhưng các bệnh nội khoa, ngoại khoa, sản khoa vẫn xảy ra trên đàn lợn nái của trại. Kết quả điều tra được chúng tôi trình bày ở bảng 4.3.1
Bảng 4.3.1. Kết quả điều tra tình hình mắc bệnh của đàn lợn nái nuôi tại trại năm 2009
STT Tên bệnh
Nái sinh sản (n = 610)
Nái hậu bị (n = 42)
Số ca mắc bệnh (ca) Tỷ lệ (%) Số con mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) 1 Viêm khớp 30 4.92 1 3.33 2 Áp xe 86 14.10 6 14.29 3 Ghẻ 42 6.88 8 19,05 4 Sảy thai 17 2,79 0 0 5 Đẻ khó 57 9,34 0 0 6 Viêm vú 28 4,59 0 0 7 Viêm đường sinh dục 72 11,80 0 0 8 Thai gỗ 17 2,46 0 0 (Nguồn: Phòng kỹ thuật)
Qua bảng 4.3.1 ta thấy, tỷ lệ lợn mắc bệnh Áp xe rất cao ở cả lợn nái và hậu bị. Lợn nái : 14,10%, lợn hậu bị: 14,29%. Nguyên nhân của bệnh là do khi tiêm, người công nhân tiêm với lượng lớn tại một mũi tiêm (có thể tới 20 ml), hoặc tiêm kháng sinh quá nông, mà kháng sinh dùng cho lợn nái là kháng sinh nhũ dầu.
Những bệnh ngoại khoa như viêm khớp là những bệnh hay xảy ra với lợn nái sinh sản, tuy tỷ lệ không cao nhưng luôn xảy ra với lợn nái.
Với bệnh sinh sản cũng là những bệnh thường xuyên xảy ra ở trại nái sinh sản. Qua bảng 4.3.1 ta thấy, lợn hay mắc các bệnh: sảy thai (2,79%), đẻ khó (9,34%), viêm vú (4,59%), viêm đường sinh dục (11,80%), thai gỗ (2,46%), viêm khớp là (4,92 %), còn ở hậu bị ít bệnh khớp hơn.
+ Bệnh viêm đường sinh dục xảy ra với tỷ lệ rất cao 11,8%. Bệnh này cao là do khi lợn đẻ, nhất là đẻ khó, công nhân đỡ đẻ ẩu đã can thiệp thô bạo gây ra viêm nhiễm. Bệnh thường diễn ra sau khi đẻ 2 - 3 ngày với triệu chứng chảy mủ màu vàng hay màu trắng đục.
+ Tuy được tiêm Vac - xin, nhưng vẫn có tỷ lệ không nhỏ mắc bệnh với triệu chứng thai chết lưu, khô đen lại. Khi ra ngoài, những thai này được đưa ra có cả bọc nhau thai.
+ Dù được vệ sinh cẩn thận, nhưng lợn nái trong chuồng vẫn mắc viêm vú, với tỷ lệ 4,59%. Triệu chứng là lợn ăn kém, hơi sốt, bầu vú nóng, đỏ và có dạng không đều từ ngực xuống. Do việc chẩn đoán được xác định sớm, việc điều trị được tiến hành sớm vì vậy ít khi để bệnh tiến triển nặng.
+ Tỷ lệ bệnh đẻ khó cũng khá cao trong trại: 9,34%. Nguyên nhân của đẻ khó có thể là do: lợn mẹ quá yếu, quá béo, thai quá to hay lợn mẹ nhỏ mà thai to. Để đỡ đẻ cho những đàn này, người chăn nuôi phải tiến hành móc thai ra ngoài, kết hợp tiêm Oxytoxin để tăng cường co bóp cơ trơn tử cung.
+ Tỷ lệ lợn nái sảy thai của trại: 2,79%. Với nái mang thai do chế độ chăm sóc không hợp lý, di chuyển nhiều và di chuyển nhanh, những nguyên nhân làm lợn ngã, đều có thể là nguyên nhân gây sảy thai.
Ngoài ra, qua bảng 4.3.1 ta cũng thấy lợn nái tại trại cũng mắc bệnh ghẻ, là bệnh hay gặp ở những đàn lợn nuôi tập trung, tại trại tỷ lệ này là 6,88% (với nái đang sản xuất) và 19,05% (với nái hậu bị). Để hạn chế bệnh này, người ta tiến hành phun thuốc diệt ghẻ toàn chuồng 1 tuần 1 lần.
Sau đây là phác đồ điều trị của một số bệnh: - Bệnh viêm khớp
+ Dùng kháng sinh: Vetrimoxin LA, liều 1ml/10kg P, Tiêm bắp + Dùng thuốc trợ sức, trợ lực: Bcomplex, 12ml/con,tiêm bắp AD3E, 15ml/con, tiêm bắp
Glucoza 5%, truyền phúc xoang, 500ml/con
- Viêm vú
+ Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và thường xuyên
+ Tiêm Oxytoxin, liều 3cc/con để kích thích tiết sữa, ngày 2 lần + Dùng kháng sinh Vetrimoxin LA, 1ml/10kg P, tiêm bắp
+ Truyền Glucoza 5%, 500ml/con + Liệu trình từ 3 – 5 ngày
- Viêm đường sinh dục
+ Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại
+ Tiêm Oxytocin, 3cc/con/ngày 2 lần + Vetrimoxin LA, liều 1ml/10kg P + Truyền Glucoza 5%, 500ml/con + Dùng liên tục từ 3 – 5 ngày - Bệnh Ghẻ
+ Phun toàn chuồng khi có bệnh xảy ra bằng thuốc Taktic, liều 1lit/250lit nước
+ Tắm cho lợn ở vị trí bị bệnh, dùng thuốc Taktic, liều 2lit/250lit nước
+ Dùng từ 3- 5 ngày - Bệnh Áp xe
+ Để cho ổ Áp xe mọng mủ trắng, sờ tay vào thấy nhũn + Sát trùng vùng bị bệnh bằng cồn Iod 5%
+ Dùng dao mổ ổ Áp xe, ở vị trí 2/3 phía dưới
+ Nặn hết mủ ra, lau thật khô vết mổ, sau đó cho Xanh metylen vào + Tiêm Vetrimoxin LA, 1ml/10kg P, Tiêm bắp để chống nhiễm trùng Như vậy với các bệnh xảy ra, Sau khi điều trị đã khỏi hoàn toàn, trừ bệnh viêm vú có 27 con khỏi/ 28 con điều trị, Đạt tỷ lệ khỏi là 96,43%.
Đối với lợn con trong trại, bệnh xảy ra chủ yếu là bệnh phân trắng lợn con, còn các trường hợp bệnh khác, chúng tôi không thấy xuất hiện
trong thời gian thực tập. Tình hình bệnh phân trắng lợn con trong trại sẽ được chúng tôi trình bày ở những phần sau.
4.3.2. Kết quả theo dõi tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con của trại.
* Kết quả tỷ lệ mắc, chết của bệnh phân trắng lợn con từ năm (2006- 2008) Trong các trang trại chăn nuôi lợn, nhất là các trại chăn nuôi lợn nái sinh sản, bệnh phân trắng lợn con là một bệnh nan giải gây những thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi. Tuy được phòng bệnh tốt, nhưng bệnh vẫn xảy ra trong trại với tỷ lệ không nhỏ.
Để xác định rõ tình hình mắc bệnh phân trắng trên đàn lợn con theo mẹ ở trại, chúng tôi đã tiến hành điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con tại trại qua 3 năm (2006 - 2008), được trình bày ở bảng 4.3.
Bảng 4.3.2. Kết quả điều tra tỷ lệ mắc và chết của bệnh phân trắng lợn con trong 3 năm (2006 - 2008) Chỉ tiêu Năm Số đàn lợn con Số lợn con Số đàn theo dõi Số đàn mắc Tỷ lệ Tổng con Mắc bệnh Chết Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) 2006 748 525 70,18 6.986 2.000 28,63 35 0,50 2007 960 638 66,45 9.120 2.550 27,96 37 0,40 2008 1.342 805 59,98 13.40 7 3.150 23.50 39 0,29 (Nguồn: Phòng kỹ thuật) Qua bảng 4.3.2 ta thấy trong 3 năm từ 2006-2008, quy mô của trại đã phát triển theo hướng tăng lên về số lượng lợn theo từng năm. Năm 2006 số đàn là 748 đàn, lợn con là 6.986 con; năm 2007 có 960 đàn, số lợn con là 9.120 con; năm 2008 có 1.342 đàn, số con đẻ ra là 13.407 con.
cao, như năm 2006 tỷ lệ là 70,18%, 2007 là 66,45%, năm 2008 là 59,98%. Điều đó chứng tỏ bệnh phân trắng lợn con là một bệnh xảy ra thường xuyên tại trại. Bệnh thường xảy ra nhiều vào các giai đoạn giao mùa: Thu - Đông hay Đông - Xuân, khi mà thời tiết ẩm, lạnh. Tại các thời điểm này tỷ lệ mắc có thể > 75%. Qua bảng 4.6 ta cũng thấy rằng qua 3 năm, từ 2006 - 2008 tỷ lệ bệnh trong đàn tiến triển theo chiều hướng giảm từ 70,18% (năm 2006) đến 59,89% (năm 2008). Điều đó chứng tỏ bệnh phân trắng lợn con đã được quan tâm, công tác phòng bệnh được tiến hành chặt chẽ hơn.
Tuy tỷ lệ đàn mắc bệnh cao, nhưng tỷ lệ con mắc không cao (< 30%). Đó là do, có đàn mắc bệnh có thể mắc tới 75%, trong khi đó, đàn khác lại mắc với tỷ lệ 10%. Nói chung, tỷ lệ lợn con mắc bệnh thấp hơn nhiều so với tỷ lệ đàn mắc bệnh. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh cao nhất là năm 2006 (28,63%), năm 2007 là 27,96% và thấp nhất là năm 2008 là 23,50%. Điều đó cũng chứng tỏ việc phòng bệnh được quan tâm chặt chẽ hơn qua các năm.
Kết quả điều tra tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con của trại từ năm 2006 - 2008 chênh lệch không nhiều so với kết quả điều tra năm 2001 của các tác giả: Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Đỗ Ngọc Thuý… cho biết: tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con của các trại tại TP Hà Nội là 23,45%. Hà Tây là 30,49%, Thái Nguyên: 33,49%, Hải Phòng: 29,28%. Theo tác giả Đào Trọng Đạt tỷ lệ mắc bệnh ở các trại chăn nuôi tập trung là 20 - 30%.Cũng qua bảng 4.6 ta thấy, tỷ lệ chết của lợn con với bệnh ở mức không cao. Năm 2006 là 0.50%, năm 2007 là 0.40%, năm 2008 là 0.29%. Điều đó cho thấy việc điều trị tại trại mang lại hiệu quả cao, kết hợp với các khâu phòng bệnh tốt do đó tỷ lệ chết thấp. Trong quá trình điều trị, việc phát hiện sớm bệnh và điều trị tích cực sẽ rút ngắn được thời gian bệnh, giảm được tỷ lệ còi cọc do điều trị dài ngày và tỷ lệ chết, giảm được tổn thất cho trại, đem lại hiệu quả chăn nuôi cao cho trại.
tháng trong năm 2009
Trại lợn giống siêu nạc Thanh Mỹ - Sơn Tây – Hà Nội là 1 trại nuôi khép kín hoàn toàn. Tuy nhiên, hoạt động chăn nuôi của trại vẫn bị ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh bên ngoài, vẫn chịu ảnh hưởng của thời tiết 4 mùa đặc trưng của miền Bắc. Do đó tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con giữa các tháng trong năm có sự khác nhau. Do đó, để xác định rõ nội dung này, chúng tôi tiến hành điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con ở các tháng trong năm 2009. Kết quả thu được ở bảng 4.3.3
Qua bảng và đồ thị 4.3.3 chúng tôi nhận thấy:
Tỷ lệ mắc bệnh ở trại có sự chênh lệch rõ rệt, qua các tháng trong năm. Những tháng có tỷ lệ mắc cao: tháng 2, 3 trong đó cao nhất là tháng 3 tỷ lệ mắc 26,29 %, tiếp đến là tháng 2 tỷ lệ 25,97 %, sau đó là tháng 1 tỷ lệ 25,05 %. Tháng 4 thấp nhất là 24,98 %. Như chúng ta đã biết, bệnh phân trắng lợn con là một bệnh thường xuyên bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh, đặc biệt là nhiệt độ và độ ẩm. Do đặc điểm sinh lý của lợn con, đặc biệt là hệ thống tiêu hoá, trung khu điều hoà thân nhiệt rất kém trước những thay đổi của môi trường. Trên cơ sở đó, chúng tôi thấy sự khác nhau về tỷ lệ lợn mắc bệnh giữa các tháng trong năm như sau.
Bảng 4.3.3. Kết quả điều tra tình hình nhiễm bệnh phân trắng lợn con qua các tháng trong năm 2009
Tháng Tổng số con Mắc bệnh Số con mắc (con) Tỷ lệ (%) 1 1.070 268 25,05 2 1.105 287 25,97 3 1.122 295 26,29 4 1.145 286 24,98 Tổng 4.442 1.136 25,57
Đồ thị 4.3.3. Tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng lợn con qua các tháng trong năm 2009
Vào tháng 2, tháng 3 là giai đoạn chuyển mùa từ đông sang xuân, nhiệt độ trung bình xuống thấp, biên độ chênh lệch giữa ban ngày và đêm lớn. Thường kèm theo gió và mưa phùn, độ ẩm không khí cao. Mặc dù là trại chăn nuôi kín nhưng vẫn bị ảnh hưởng không nhỏ của các yếu tố khí hậu bên ngoài. Khi nhiệt độ thấp, độ ẩm cao làm trở ngại quá trình điều hoà thân nhiệt của lợn con, cơ thể mất nhiều nhiệt. Cơ thể rơi vào trạng thái stress nhiệt độ, quá trình toả nhiệt lớn hơn quá trình sản nhiệt. Do đó sức đề kháng bị giảm sút, làm giảm sức đề kháng của con vật. Hơn nữa, khi độ ẩm không khí cao, làm cho chuồng nuôi luôn ẩm, khung chuồng, máng ăn của lợn con cũng bị ẩm, việc dọn vệ sinh rất khó. Khi độ ẩm cao tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển, do đó con vật càng dễ mắc bệnh. Khi nhiệt độ tăng cao, độ ẩm không khí cao sẽ ức chế quá trình thải nhiệt bằng bốc hơi của cơ thể, nên trạng thái cân bằng nhiệt mất, năng lượng tích tụ trong cơ thể làm quá trình phân giải protid, lipid mạnh tạo ra các sản phẩm trung gian là các sản phẩm độc, đầu độc cơ thể làm cho sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút. Do trao đổi chất bị rối loạn, bị ngừng trệ kèm theo là tính thèm ăn giảm, khả năng tiêu hoá giảm, dễ gây rối loạn tiêu hoá, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, làm cho lợn con không kịp
thích nghi, kết hợp với sức đề kháng giảm là nguyên nhân gây cho tỷ lệ mắc bệnh trong tháng 3 này tăng cao là 26,29%.
Theo Sử An Ninh (1995): lạnh ẩm là yếu tố hàng đầu, là nguyên nhân của bệnh phân trắng lợn con, chúng gây rối loạn hệ thống điều hoà và trao đổi nhiệt (chủ yếu là hệ thần kinh và nội tiết) dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi chất của cơ thể, từ đó sức đề kháng bị suy sụp, mở đường cho sự tấn công của nhiều loại vi khuẩn, phá huỷ cấu trúc và hoạt động của dạ dày, ruột. Các enzym tiêu hoá vốn chưa hoàn chỉnh, dịch vị chưa có HCl nên chưa hoạt hoá men pepsin, do đó không tiêu hoá được sữa mẹ, đồng thời sữa mẹ là một loại môi trường tốt của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Tất cả các nguyên nhân trên làm cho bệnh phân trắng lợn con thêm trầm trọng dẫn đến còi cọc, tử vong.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Nội (1986): mùa đông khí hậu khô hanh nên tỷ lệ mắc bệnh thường thấp, chiếm 51,5%. Mùa xuân khí hậu thay đổi, có mưa phùn, lúc nóng, lúc lạnh nên lợn con không kịp thích nghi với môi trường, tỷ lệ mắc bệnh cao chiếm 45 - 62,1%. Mùa hè, độ ẩm cao, thời tiết nóng nên tỷ lệ mắc bệnh cao, chiếm 65%. Theo Đào Trọng Đạt và cộng sự (1996), với bệnh phân trắng lợn con, thì trong những yếu tố về tiểu khí hậu thì quan trọng nhất là nhiệt độ và độ ẩm. Độ ẩm thích hợp cho lợn con vào khoảng 75 - 85%. Theo Trần Thế Tông , nhiệt độ tối ưu cho lợn con sơ sinh: 30o C, 1 tuần tuổi: 28o C, 2 tuần tuổi: 24o C, 3 tuần tuổi: 22o C. Ẩm độ tối ưu: 65 - 70%.
Trong thực tế tại trại đã thực hiện công tác phòng bệnh tương đối tốt. Về mùa hè có hệ thống làm mát và quạt thông gió, mùa đông có hệ thống sưởi ấm cho lợn con bằng đèn 100W, 200W.
* Kết quả điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo lứa tuổi của lợn con
độ tuổi của lợn con tại trại, chúng tôi đã tiến hành theo dõi trên những đàn lợn con được đẻ ra trong tháng có cùng ngày đẻ, lứa đẻ (lứa 5) có cùng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng. Tiến hành theo dõi liên tục trong thời gian thực tập từ tháng 1/2009 đến tháng 4/2009. Kết quả cụ thể được trình bày ở bảng 4.8.
Qua bảng 4.3.4 và biểu đồ 4.3.4, cho thấy ở độ tuổi khác nhau thì tỷ lệ mắc phân trắng lợn con cũng khác nhau. Cụ thể ở lứa tuổi từ 8 - 14 ngày tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là 27,34 %, sau đó đến giai đoạn 1-7 ngày tuổi là 25 % và thấp nhất ở giai đoạn 15-21 ngày tuổi là 14,68 %.
Bảng 4.3.4. Kết quả điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo lứa tuổi
Tháng 1 - 7 ngày tuổi 8 - 14 ngày tuổi 15 - 21 ngày tuổi Tổng (con) Mắc bệnh Tổng (con) Mắc bệnh Tổng (con) Mắc bệnh n % n % n % 1 67 16 23.88 64 17 26.56 63 8 12.7 2 68 18 26.47 64 18 28,13 64 10 15.63 3 66 18 27.27 63 18 28.57 62 10 16.13 4 67 15 22.39 65 17 26.15 63 8 12.70 Tổng 268 67 25 256 70 27.34 252 36 14.68
Chú thích: n: số con, %: tỷ lệ